Tính phức hợp của tổ chức lập luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 33)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Lý thuyết về lập luận

1.2.3. Tính phức hợp của tổ chức lập luận

Theo tính phức hợp của tổ chức lập luận, Đỗ Hữu Châu [6] chia thành hai loại là lập luận đơn và lập luận phức hợp. Theo đó, lập luận đơn là lập luận chỉ có

một kết luận, các thành phần cịn lại đều là luận cứ. Còn lập luận phức hợp thường

gặp hơn, có hai dạng chính, bao gồm:

p1, q1 r1 r2 r3 R và p1, q1 r1 p2, q2 r2 p3, q3 r3 R … pn, qn rn

Trong mơ hình này, R là kết luận chung, r1, r2, r3… là những kết luận bộ phận. Mơ hình thứ nhất có nghĩa là từ luận cứ p1, q1 ta có kết luận r1; r1 đóng vai trị luận cứ để có kết luận r2; r2 đóng vai trị luận cứ để có kết luận r3, cứ thế tiếp tục cho đến khi ta có kết luận chung, tổng thể R. Mơ hình thứ hai là mơ hình bao gồm nhiều lập luận bộ phận, kết luận của mỗi lập luận bộ phận đó lại là luận cứ của kết luận chung R.

Diệp Quang Ban [2] cũng căn cứ trên cơ sở sự khác nhau về độ phức tạp của lập luận để phân chia lập luận thành hai kiểu mà ông gọi là “hai kiểu lập luận khái quát thường gặp”, đó là lập luận giản đơn và lập luận phức tạp. Về lập luận giản đơn, Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu [6] đều nhất trí ở điểm, đó là kiểu lập luận có một kết luận. Ngoài ra, Diệp Quang Ban có phân biệt cụ thể và mở rộng khái niệm lập luận giản đơn “là lập luận trong đó chỉ có một luận cứ hay có một số luận

cứ đồng hạng với nhau (không phân biệt lớn hay nhỏ), và một kết luận”.

Cũng theo tác giả này thì trong lập luận giản đơn cũng gặp trường hợp kết luận trái với luận cứ. Đó là trường hợp lập luận có mơ hình “hình vng lập luận” như đã trình bày ở trên. Mơ hình này thực chất có hai kết luận, nhưng thường chỉ có một luận cứ và một kết luận xuất hiện trên bề mặt lập luận, còn một luận cứ và một kết luận khác hàm ẩn. Và tác giả vẫn coi kiểu lập luận có mơ hình “hình vng lập luận” là kiểu tiêu biểu đối với loại lập luận giản đơn, “tiêu biểu cho thực chất „kép‟ mà thể hiện đơn nhất của nó”.

Lập luận phức tạp theo Diệp Quang Ban là lập luận trong đó có hai luận cứ khơng ngang nhau về tính khái quát: một luận cứ chỉ cái chung làm tiền đề lớn (đại tiền đề), một luận cứ chỉ cái riêng làm tiền đề nhỏ (tiểu tiền đề) và một kết luận (về cái riêng). Lập luận phức tạp chỉ có một loại lập luận duy nhất, đó chính là loại lập

luận “tam đoạn luận” đã được trình bày ở trên.

Tóm lại, Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu đều có đồng quan điểm về sự phân chia lập luận theo độ phức tạp, đều đưa đến kết quả phân chia là hai kiểu lập luận đơn (giản đơn) và phức hợp (phức tạp). Tuy nhiên, trong khi Đỗ Hữu Châu cho rằng lập luận phức hợp có từ hai kết luận trở lên và thường có hai dạng chính (sơ đồ

phía trên) thì Diệp Quang Ban lại quan niệm lập luận phức hợp chỉ có một loại là tam đoạn luận và quan hệ lập luận trong lập luận phức hợp là quan hệ giữa hai luận cứ khơng ngang nhau về tính khái qt.

Ở đây, chúng tơi sử dụng mơ hình biểu diễn lập luận của Đỗ Hữu Châu trong phân tích lập luận ở chương 2.

1.2.4. Lẽ thƣờng - cơ sở của lập luận

Khác với lập luận logic có cơ sở là các tiền đề logic và thao tác logic, lập luận đời thường có cở sở là các lẽ thường.

Lẽ thường là những chân lý thơng thường có tính kinh nghiệm, khơng có tính tất yếu, bắt buộc như các tiên đề logic. Có những lẽ thường phổ quát, chung cho toàn nhân loại hay một số dân tộc có cùng một nền văn hóa. Ví dụ như đối với các nước theo Thiên chúa giáo, trong dịp lễ Noel nhiều cửa hàng, trường học, cơ quan đóng cửa nghỉ lễ. Khi đó, trường hợp sau đây hồn tồn có thể coi là lẽ thường và hợp lý:

A: Sao hôm nay nhà hàng này đóng cửa sớm thế? B: Anh biết đấy, đêm nay là đêm Noel mà.

Bên cạnh đó, cũng có những lẽ thường riêng cho một quốc gia, thậm chí một địa phương trong một quốc gia. Ví dụ người Việt Nam kiêng ăn mực vào đầu tháng, đầu năm vì cho là ăn mực sẽ mang lại đen đủi. Do đó, khi ở Việt Nam, người ta hồn tồn có thể có cơ sở để lập luận: “Mới đầu tháng mà nhà nó đã ăn mực.” Nhưng khi sang các nước khác thì điều này sẽ hồn tồn trở nên vơ lý.

Theo Oswald Ducrot, lẽ thường có những tính chất như sau: khái qt, chung và có thang độ. (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 194])

- Tính khái quát của lẽ thường thể hiện ở chỗ mỗi lẽ thường là cơ sở để xây

dựng nên những lẽ thường riêng, những lập luận cụ thể về những sự vật, người, sự kiện cụ thể. Đối với lập luận:

Bây giờ là tám giờ.

lẽ thường khái quát là: “càng có thì giờ thì chúng ta càng không phải vội vã” và ngược lại, “càng khơng có thì giờ thì càng phải vội vã”. Từ kẽ thường này chúng ta

có thể giục giã nhau (hoặc khuyên nhau không cần vội vàng) trong những trường hợp cụ thể.

- Lẽ thường có tính chung có nghĩa là lẽ thường đó được mọi người cơng nhận. Mọi người ở đây không nhất thiết là toàn nhân loại hoặc toàn thể nhân dân một nước, toàn thể thành viên của một dân tộc. Chung ở đây chỉ có nghĩa là được một cộng đồng ngơn ngữ chấp nhận, cộng đồng này có thể lớn bé khác nhau.

- Đặc tính có thang độ được Ducrot cho là đặc tính quan trọng nhất của các

lẽ thường. Có thể biểu diễn tính chất có thang độ của lẽ thường: “Càng có thì giờ thì chúng ta càng khơng phải vội vã” như sau:

có thời gian không vội

8 giờ kém 10 thong thả

8 giờ To bình thường

8 giờ 10 vội

(đọc: Có thời gian có 3 thang độ: chưa đến 8 giờ (8 giờ kém 10), tám giờ, quá 8 giờ (8 giờ 10) thì sự khơng vội cũng có 3 thang độ tương ứng: thong thả, bình thường, vội. To là topos (lẽ thường) nối hai thang “có thời gian” và “khơng vội” với nhau theo các thang độ phù hợp).

Thang độ của lẽ thường: “Càng khơng có thì giờ thì chúng ta càng phải vội vã” được biểu diễn như sau:

khơng có thời gian vội

8 giờ 10 vội

8 giờ To bình thường

8 giờ kém 10 thong thả

(đọc: khơng có thời gian có 3 thang độ: q 8 giờ (8 giờ 10), tám giờ, chưa đến 8 giờ (8 giờ kém 10) thì sự vội cũng có 3 thang độ tương ứng: vội, bình thường, thong thả. To là topos (lẽ thường) nối hai thang “khơng có thời gian” và “vội” với nhau theo các thang độ phù hợp).

1.2.5. Sự xuất hiện của lập luận trong loại hình diễn ngơn

Diễn ngơn có nhiều hình thức khác nhau. Đỗ Hữu Châu [6, tr. 156] nêu khái niệm về 3 loại hình diễn ngơn: diễn ngơn độc thoại (monologic), diễn ngôn đơn thoại (monologal) và diễn ngôn song thoại (dialogal). Theo đó:

- Diễn ngơn độc thoại tức diễn ngơn do một người nói ra (hoặc viết ra) người

tiếp nhận không được đáp lại.

- Diễn ngơn đơn thoại do một người nói ra (hoặc viết ra) trong một cuộc hội

thoại, người tiếp nhận có thể đáp lại.

- Diễn ngôn song thoại tức diễn ngơn của những người đối thoại nói qua lại

với nhau trong một cuộc hội thoại.

Lập luận có thể xuất hiện trong cả ba loại hình diễn ngơn độc thoại, đơn thoại và song thoại. Trong diễn ngôn song thoại, biểu hiện của lập luận thường tồn tại dưới hai dạng. Dạng thứ nhất là những cuộc hội thoại tranh luận ý kiến giữa SP1 và SP2, trong đó SP1 và SP2 đưa ra những luận cứ dẫn tới những kết luận khác nhau nhằm giành phần thắng cho mình. Trong tác phẩm “Giơng tố” của Vũ Trọng Phụng có cuộc đối thoại giữa nhân vật Tú Anh và vợ chưa cưới, đây là một ví dụ về cuộc hội thoại tranh luận ý kiến. (SP1 là nhân vật vợ chưa cưới, SP2 là nhân vật Tú Anh):

SP1: Nếu việc đơi ta được thì hay lắm. Tơi khơng hề dám nghĩ đến thế đấy.

SP2: Chắc hẳn là duyên trời…

SP1: Tơi chỉ cịn hơi bất mãn là việc chúng ta lại do cụ Nghị chứ không phải

do anh mà nên. Như vậy chúng ta lấy nhau khơng phải vì ái tình mà là vì bổn phận…

SP2: Thì cũng phải do ý muốn của tơi thì mới xong chứ?

SP1: Người ta đồn cụ Nghị phải ép anh, anh mới nghe. Tôi cứ phải nghĩ đến

điều ấy thì tơi bực lắm.

SP2: Nếu tơi u cơ thì cơ biết à? Một người như tơi có u ai thì u cho kín

SP1: Tơi muốn rõ điều ấy lắm mà không biết được! Tôi muốn lấy chồng vì tình ái, chứ không muốn lấy chồng vì bổn phận! Tơi muốn rằng anh lấy tơi thì ít cũng phải vì… u.

SP2: Nói dở lắm, khơng u thì ai lại lấy.

(Giơng tố - Vũ Trọng Phụng)

Dạng thứ hai là những phát ngôn trong hội thoại tuy cũng do hai người hoặc nhiều người nói ra nhưng tất cả các ý kiến (luận cứ) đều hướng tới cùng một kết luận. Ví dụ:

SP1: Mọi người thấy th phịng này được khơng? Tớ thấy cũng rộng rãi.

SP2: Ừ, được đấy. Chỗ này gần trường mình, đi học cho tiện.

SP3: Nghe nói ở đây an ninh cũng tốt.

SP4: Mà quan trọng nhất là giá thuê chỗ này cũng hợp lý.

SP1: Thế quyết định thuê căn phòng này nhé!

Ở đoạn hội thoại này, 4 người nêu ra 4 loạt luận cứ và tất cả đều dẫn đến kết luận “quyết định thuê căn phòng (được đề cập đến trong đoạn hội thoại)”.

Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 157], những cuộc hội thoại trong đó các nhân vật cùng hỗ trợ nhau dẫn tới cùng một kết luận được gọi là những cuộc hội thoại đồng hướng. Bên cạnh đó, có những cuộc tranh luận mà các nhân vật đưa ra những lập luận dẫn tới những kết luận ngược nhau, đó là những lập luận nghịch hướng nhau. Mỗi lập luận nghịch hướng là một phản lập luận đối với nhau.

Diễn ngôn độc thoại hay song thoại khơng phải chỉ có một lập luận mà thường là sự phối hợp của một số lập luận (và phản lập luận), các lập luận đó diễn tiến để dẫn đến kết luận cuối cùng, đích của tồn bộ diễn ngơn.

Lập luận thường vận động trong diễn ngôn. Biểu hiện của sự vận động này là trong diễn ngơn có các lập luận bộ phận, các lập luận này liên kết với nhau, lập luận trước dẫn đến lập luận sau, tất cả tạo nên một vận động đi tới kết luận cuối cùng. Nhất là trong diễn ngôn hội thoại, sự vận động của lập luận rất rõ ràng và có vai trị quan trọng, lập luận có vận động thì cuộc hội thoại mới khơng giẫm chân tại chỗ, mới có tính năng động. Ví dụ:

“Để Xuân cứ ngồi ngáp dài, Văn Minh cịn cãi nhau với ơng nhà báo đã. VM1: Thưa ơng, nếu ơng tăng tiền quảng cáo thì quá lắm.

NB1: Thưa bà, ấy là bà nhầm. Báo của tôi mỗi ngày một tăng độc giả, cái

danh giá của chúng tôi mỗi ngày bị bọn bảo thủ làm cho tiêu đi mất một tị, thế là chỉ lợi cho bà. Vả lại số người theo mới cứ tăng…

VM 2: Thưa ơng, đó là sự tự nhiên, mà có lợi thì lợi cho các ơng chứ cho gì

riêng tơi mà ơng lại...

NB 2: Khơng! Lợi nhất cho bà và những ai cùng nghề với bà!

VM 3: Ơng hơ hào đổi mới, người ta theo mới thì lợi cho các ơng đã chứ? NB 3: Khơng, lợi nhất cho bà, tơi đã nói thế.

VM 4: Ơng tưởng thế, chứ báo của ơng đã có ảnh hưởng gì? Chắc đâu... Nhà viết báo đến đây, sùi bọt mép ra vì tức giận:

NB 4: Khơng có ảnh hưởng, bà bảo? Thế bà xem xã hội bây giờ tiến hố đến

đâu? Bà có đọc báo hàng ngày đó khơng? Bao nhiêu vụ ly dị! Bao nhiêu cuộc ngoại tình? Con gái theo giai đùng đùng đàn ơng chê vợ hàng lũ, lại vừa có cả một ông huyện treo ấn từ quan để theo một cô gái tân thời, như thế, tôi tưởng là báo chúng tơi có ảnh hưởng q nữa! Ngày nào cũng có một tiệm khiêu vũ mới mở...

Đến đây thì bà Phó Đoan vừa lúc bước vào. Xn Tóc Đỏ cũng đứng lên. Văn Minh cũng mặc ông nhà báo đứng đấy với mọi cái ảnh hưởng của tờ báo.”

(Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

Trong cuộc đối thoại này, lời thoại của nhân vật bà Văn Minh được kí hiệu là VM 1, VM 2, VM 3, VM 4; lời thoại của nhân vật nhà báo được kí hiệu là NB 1, NB 2, NB 3, NB 4. Trong đó, từ VM 1 – VM 4, từ NB 1 – NB 4 là từng đôi lời thoại lập thành từng cặp lập luận – phản lập luận. Lập luận ở đây vận động liên tục, khiến cho cuộc hội thoại có thể tiếp tục duy trì và phát triển. Trong tình huống ở ví dụ trên, cuộc tranh luận rất có thể sẽ tiếp diễn nếu khơng có yếu tố ngoại cảnh xen vào (việc bà Phó Đoan bước vào).

Thông thường, lập luận sẽ liên tục vận động và cuộc thoại tiếp diễn cho đến khi cả hai bên đi đến cùng một kết luận cuối cùng, hoặc một bên không tiếp tục duy trì

1.3. Tiểu kết

Như vậy, trong chương thứ nhất, chúng tơi đã trình bày những vấn đề lý thuyết về diễn ngôn và lập luận. Những lý thuyết này đã và đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện và phát triển, tuy nhiên ở đây, chúng tơi chỉ trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của luận văn. Những trình bày ở trên cũng mới chỉ mang tính chất như sự tổng kết các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, trên cơ sở tham khảo tài liệu và sự tiếp thu kiến thức của bản thân người nghiên cứu. Các lý thuyết đã nêu sẽ được vận dụng để phân tích lập luận trong chương 2 và chương 3 của luận văn này.

CHƢƠNG 2

CÁC KIỂU LẬP LUẬN

TRONG CUỐN “DANH NGƠN HỒ CHÍ MINH”

Có thể nhận thấy, lập luận có phạm vi sử dụng rất rộng rãi, xuất hiện từ những hội thoại trong đời sống hằng ngày đến những văn bản khoa học hay chính luận có tính nghiêm ngặt cao trong tổ chức ngơn từ. Hình thức xuất hiện của lập luận cũng rất đa dạng, với nhiều kiểu loại phong phú. Tùy theo mỗi hình thức xuất hiện, trường hợp sử dụng khác nhau mà lập luận có thể mang những đặc trưng riêng biệt. Lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng cũng rất phong phú về kiểu loại, đồ sộ về số lượng và đa dạng về hình thức. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài, ở đây chúng tôi chỉ thống kê các lập luận xuất hiện trong cuốn DNHCM rồi tiến hành phân chia thành các kiểu lập luận dựa trên những tiêu chí nhất định.

2.1. Cơ sở phân loại các kiểu lập luận

Về cơ bản, lập luận trong ngôn ngữ cũng là “một hoạt động bằng logic ngơn từ mà người nói thực hiện nhằm tác động tới quần chúng” [8]. Để đạt được tới mục đích tác động của mình mà lập luận có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau, thể hiện dưới nhiều kiểu dạng khác nhau. Theo đó, cũng có nhiều cách phân loại lập luận. Ở đây, dựa trên tư liệu khảo sát được về những lập luận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng, chúng tôi đưa ra cách phân loại lập luận dựa trên phƣơng thức cấu thành lập luận, cụ thể hơn là căn cứ vào đặc điểm xuất hiện (sự có mặt, vắng

mặt hay sự tồn tại phụ thuộc vào yếu tố khác) của các thành phần trong lập luận. Theo đó, những lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốn DNHCM được phân chia thành 3 loại:

- Những lập luận có luận cứ và kết luận rõ ràng được thể hiện trên bề mặt lập luận: Lập luận theo phương thức trực chỉ (gọi tắt là lập luận trực chỉ).

- Những lập luận khơng có luận cứ và kết luận rõ ràng thể hiện trên bề mặt lập luận: Lập luận theo phương thức hàm ẩn (gọi tắt là lập luận hàm ẩn),

2.1.1. Lập luận theo phƣơng thức trực chỉ

2.1.1.1. Tiêu chí nhận diện

Đúng như tên gọi, phương thức cấu thành loại lập luận này là phương thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)