Vài nét về “lịch sự”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 111 - 113)

2.2.1.7 .Nhận xét

3.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.2.3.1. Vài nét về “lịch sự”

Theo Đỗ Hữu Châu [6] thì phép lịch sự được cho là quy tắc chi phối quan hệ liên nhân. Trong mối liên hệ với quan hệ liên nhân thì có thể coi lịch sự “là những

chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá nhân”. [6, tr. 255]

Theo quan điểm về lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson (1978) thì lịch sự được xây dựng trên khái niệm thể diện (face) gồm có hai phương diện: thể diện âm tính và thể diện dương tính. Theo G. Yule (1986), thể diện âm tính là “nhu cầu được độc lập, tự do trong hành động, khơng bị người khác áp đặt”. Cịn “thể diện dương tính của một người là cái nhu cầu được chấp nhận, thậm chí được yêu thích bởi người khác, được đối xử như là thành viên của cùng một nhóm xã hội và nhu cầu được biết rằng mong muốn của mình được người khác chia sẻ.” Nói đơn giản thì “thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập, cịn thể diện dương tính là nhu cầu được liên thơng với người khác.” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 264])

Trong tương tác bằng lời và không bằng lời, đại bộ phận những hành vi ngơn ngữ, thậm chí có thể nói tất cả, đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện. Brown và Levinson gọi chúng là các hành vi đe dọa thể diện – Face Threatening Acts, viết tắt là FTA. Theo đó, có những hành vi:

- Đe dọa thể diện âm tính của người thực hiện nó như hành vi tặng biếu, hứa hẹn.

- Đe dọa thể diện dương tính của người thực hiện nó như thú nhận, cám ơn, xin lỗi, tự phê bình, v.v...

- Đe dọa thể diện âm tính của người tiếp nhận. Ví dụ như những hành vi phi lời như gây ồn ào, vi phạm không gian; và các hành vi ngôn ngữ như khuyên nhủ, dặn dị, ngắt lời, lói leo...

- Đe dọa thể diện dương tính của người tiếp nhận như phê bình, chê bai, chửi bới, chế giễu, v.v...

Lịch sự trong giao tiếp chủ yếu là sự điều phối các thể diện bằng các hành vi ngôn ngữ. Khi thực hiện một hoạt động hay một hành vi ở lời nào đó được xem là có khả năng làm mất thể diện của đối tác thì người nói tìm cách làm dịu tác động đe dọa thể diện của nó đi bằng những hành vi mà Brown và Levinson gọi là “cứu vãn thể diện” (face saving act).

Tuy nhiên, bản thân các hành vi ngôn ngữ tự chúng không phải bao giờ cũng chỉ có hiệu quả đe dọa thể diện. Rất nhiều hành vi ngơn ngữ khi thực hiện lại có hiệu quả làm gia tăng sự tôn trọng thể diện của cả người tiếp nhận và người nói. Theo Orecchioni (1996) thì đó gọi là những “hành vi tôn vinh thể diện” (face flattering acts), viết tắt là FFA. Hành vi tơn vinh thể diện cũng chính là hành vi phản - đe dọa thể diện (anti - FTA).

Sự gia tăng thể diện và sự mất đi thể diện đi đơi với nhau. Do đó, sự đe dọa thể diện cũng luôn đồng hành với sự tôn vinh thể diện. Đe dọa và tôn vinh thể diện là hai mặt tác động của hành vi ngôn ngữ đối với thể diện của các đối tác trong giao tiếp.

Căn cứ vào sự phân chia phương diện thể diện âm tính và thể diện dương tính, phép lịch sự cũng được phân biệt thành lịch sự âm tính và lịch sự dương tính. Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 270], “phép lịch sự âm tính hướng vào thể diện âm tính, vào lãnh địa của đối tác. Phép lịch sự dương tính hướng vào thể diện dương tính của người tiếp nhận. Nói cụ thể hơn, phép lịch sự âm tính có tính né tránh, có nghĩa là tránh khơng dùng những FTA hoặc bù đắp, giảm nhẹ hiệu lực của các FTA khi không thể không dùng chúng. Phép lịch sự dương tính nhằm thực hiện những hành vi tôn vinh thể diện, tức những hành vi làm gia tăng một trong hai thể diện của đối tác. Phép lịch sự dương tính cũng nhằm gia tăng lợi ích thể diện cho người nói, là cách người nói tìm cách gia tăng thể diện cho mình bằng cách cố ý nêu bật mục đích làm cho đối tác nhận biết rằng người đó có cùng mục đích giao tiếp hội thoại như mình, hoặc dùng những từ ngữ thể hiện thân tình (như từ xưng hơ thân mật, những từ ngữ như đã nói suồng sã...) bằng cách xử sự như vậy, người nói nghĩ rằng sẽ tạo lập được sự liên thơng với đối tác.”

Khi tiến hành hoạt động lịch sự, người nói phải tính tốn được các mức độ hiệu lực đe dọa thể diện của hành vi ở lời mình định nói để từ đó tìm cách giảm nhẹ nó. Theo Brown và Levinson, mức độ đe dọa thể diện của một hành vi ngôn ngữ được đánh giá theo các thông số: quyền lực, khoảng cách và mức độ trầm trọng (mức độ áp đặt) của các hành vi đe dọa thể diện. Ví dụ, hiệu lực đe dọa thể diện dương tính của một hành vi phê phán sẽ tăng nếu cấp trên phê phán cấp dưới và sẽ giảm khi bạn bè nói với nhau... Đánh giá được đúng mức độ hiệu lực đe dọa thể diện rồi, người nói sẽ quyết định lựa chọn chiến lược lịch sự nào là thích hợp nhất với quan hệ liên cá nhân, với mục đích của cuộc thoại. Do đó, có thể thấy rằng, chính phép lịch sự cũng là những dấu hiệu biểu hiện của quyền lực trong diễn ngơn nói chung và lập luận nói riêng. Trong thực tế giao tiếp, phép lịch sự này được cụ thể hóa bằng việc sử dụng các chiến lược lịch sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 111 - 113)