Lập luận hàm ẩn mô hình “ PR (như P)”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 75 - 76)

2.2.1.7 .Nhận xét

2.2.2.5. Lập luận hàm ẩn mô hình “ PR (như P)”

Theo số liệu chúng tôi khảo sát được, số lượng lập luận hàm ẩn mơ hình “P R (như P)” là 4 lập luận, chiếm 14,3% tổng số lập luận hàm ẩn.

Các lập luận hàm ẩn sử dụng phép so sánh – liên tưởng tương đồng này cũng có mơ hình cơ bản tn theo mơ hình khái qt của lập luận hàm ẩn, tức là thiếu vắng luận cứ hay kết luận trên bề mặt lập luận. Tuy nhiên, trong mẫu khảo sát của chúng tôi, tất cả 4 lập luận hàm ẩn mơ hình “P R (như P)” đều hàm ẩn luận cứ, khơng có lập luận nào hàm ẩn kết luận. Sau đây là một lập luận hàm ẩn mơ hình “P R (như P)” đã được Hồ Chủ tịch sử dụng:

Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nịng cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như

người khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam.

(Cách mệnh - DNHCM - tr.54)

Lập luận này hàm ẩn một luận cứ, có thể khơi phục lại luận cứ đó và tồn bộ lập luận như sau:

R: Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nịng cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy.

p1: Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam.

p2 (hàm ẩn): Người khơng có trí khơn thì như xác khơng hồn, tàu khơng có

bàn chỉ nam thì lạc đường, mất phương hướng.

Có thể thấy, luận cứ p2 hàm ẩn ở đây là lẽ thường được đông đảo mọi người

chấp nhận, có thể được người đọc, người nghe dễ dàng suy ra từ luận cứ p1 và kết

luận R. Chính vì đây là lẽ thường đương nhiên nên Hồ Chủ tịch đã giản lược bớt, không đề cập trực tiếp trên bề mặt lập luận, nhưng người nghe, người đọc vẫn có thể dễ dàng hình dung và có sự so sánh liên tưởng. Ở đây, cái được đem ra so sánh là khái niệm trừu tượng: “Đảng mà khơng có chủ nghĩa”. Để cụ thể hóa khái niệm ấy, Hồ Chí Minh đã sử dụng hai hình ảnh “người khơng có trí khơn” và “tàu khơng có bàn chỉ nam”. Từ sự hiểu biết chung căn cứ theo lẽ thường của đông đảo mọi người, ai cũng có thể tự hồn thành nốt vế so sánh được hàm ẩn ấy. Từ đó, thấy được tầm quan trọng của chủ nghĩa đối với Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)