Vài nét về hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 92 - 95)

2.2.1.7 .Nhận xét

3.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.2.1.1. Vài nét về hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt

Từ xưng hơ có thể hiểu là “toàn bộ những đơn vị từ vựng được dùng để

người nói tự xưng, để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ người thứ ba vắng mặt trong cuộc giao tiếp.” [19]

Xưng hô là một yếu tố gắn liền với các nhân tố giao tiếp như người nói, người nghe, đối tượng được nói đến, hồn cảnh giao tiếp… Xưng hô bao gồm hai phần, phần “xưng” và phần “hơ”. “Xưng” là tự gọi mình là gì đó khi nói chuyện với người khác nhằm làm rõ mối quan hệ giữa mình với người ấy. “Hơ” là gọi người nói chuyện với mình là gì đó nhằm làm rõ mối quan hệ người ấy và mình.

Từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, nhưng nhiều nhất và phổ biến nhất là đại từ nhân xưng. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp thì bên cạnh nhóm “đại từ nhân xưng đích thực” dùng trong xưng hơ, người Việt cịn dùng các “đại từ nhân xưng lâm thời” gồm các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp để xưng hô.

- Nhóm “đại từ nhân xưng đích thực” được hiểu là những đại từ thực sự dùng để xưng hơ (cịn gọi là đại từ nhân xưng chính danh), ví dụ như: tơi, chúng tơi, mày, chúng mày, nó, chúng nó...

- Nhóm “đại từ nhân xưng lâm thời” (còn được gọi là đại từ nhân xưng khơng chính danh) gồm các danh từ thuộc nhóm từ thân tộc, nhóm từ chỉ nghề

nghiệp, chức vụ…, ví dụ như ơng, bà, cô, chú, bác, anh, chị, em, bác sĩ, cô giáo, giám đốc...

Về mặt lý thuyết, từ xưng hơ chính danh do có đặc trưng là tính nghi thức cao, sắc thái trung hòa nên thường được sử dụng khi người nói muốn khẳng định vị thế vốn có của mình và giữ khoảng cách giao tiếp nhất định với đối phương. Còn từ xưng hơ khơng chính danh do có tính linh hoạt cao trong biểu cảm, thường kèm theo những sắc thái biểu hiện thái độ, lập trường của người nói nên được lựa chọn khi người nói muốn rút ngắn khoảng cách giao tiếp, xác lập vị thế giao tiếp mới khác với vị thế vốn có của mình.

Ngồi việc sử dụng nhóm từ xưng hơ chính danh và khơng chính danh để xác lập vị thế trong giao tiếp, thơng thường người tham gia giao tiếp cịn chú ý đến việc điều hòa sự cân bằng giữa hai phương diện “xưng” và “hô” để rút ngắn hay duy trì khoảng cách giao tiếp, nhằm đạt đến chiến lược giao tiếp nhất định. Theo sự điều chỉnh phần “xưng” và phần “hô” giữa hai bên tham gia giao tiếp mà cặp từ xưng hô phân thành hai loại:

- Cặp từ xưng hơ tương hỗ: có sự tương ứng chính xác giữa phần “xưng” và phần “hơ”.

Ví dụ như các cặp xưng hơ: con – bố/mẹ, cháu – ông/bà, em – anh/chị... Những cặp từ xưng hơ tương hỗ có tính quy chuẩn đã được cộng đồng thừa nhận và bảo đảm về mặt “đạo đức xã hội”. Chúng chủ yếu gồm các từ xưng hơ thuộc nhóm từ thân tộc. Sử dụng cặp từ xưng hơ tương hỗ thường có tác dụng xác lập và khẳng định vị thế của các vai giao tiếp.

- Cặp từ xưng hơ phi tương hỗ: khơng có sự tương ứng chính xác giữa phần “xưng” và phần “hơ”.

Ví dụ như các cặp xưng hô: em – bác, con – ông/bà/cụ, anh – chú...

Khi người tham gia giao tiếp muốn vượt qua hàng rào quy chuẩn về vai giao tiếp đã được cộng đồng hay xã hội quy định sẵn, muốn xác định một vị thế mới

trong giao tiếp thì người đó sẽ sử dụng cặp từ xưng hơ phi tương hỗ. Ví dụ như một người tự xưng là “em” mà gọi đối phương là “anh” thì đó là cặp xưng hơ tương hỗ, nhưng nếu cũng đối tượng ấy mà lúc này cặp xưng hô chuyển thành “em – bác” thì đó là xưng hơ phi tương hỗ.

Cũng cần lưu ý rằng, tính tương hỗ/ phi tương hỗ trong cặp từ xưng hô là chỉ sự tương ứng/ không tương ứng giữa hai phần “xưng” và “hơ”, do vậy nó cũng khơng ngoại trừ những từ thuộc nhóm từ xưng hơ chính danh và khơng chính danh.

Có thể nói, xưng hơ có vai trị quyết định đến việc xác lập vị thế giao tiếp ngay khi bắt đầu cuộc thoại. Tuy nhiên, xưng hô không chỉ xuất hiện trong các cuộc hội thoại giao tiếp hai chiều mà cịn xuất hiện ở cả hình thức giao tiếp một chiều (chỉ có một bên nói, truyền thơng tin, cịn người nghe vắng mặt hoặc không tham gia vào việc phản hồi) như độc thoại, đơn thoại. Xưng hô trong diễn ngôn độc thoại, đơn thoại cũng sử dụng hệ thống từ xưng hô giống như xưng hô trong diễn ngơn hội thoại. Song, có một điểm khác là trong diễn ngôn độc thoại, đơn thoại, từ xưng hô chỉ được người nói sử dụng, cịn thiếu vắng từ xưng hơ của phía người nghe.

Việc lựa chọn cặp từ xưng hơ chính danh hay khơng chính danh, tương hỗ hay phi tương hỗ thường nhằm thực hiện một chiến lược giao tiếp nhất định của các nhân vật giao tiếp. Trong giao tiếp hai chiều (diễn ngơn hội thoại) thì việc lựa chọn và sử dụng cặp từ xưng hơ chính danh/ khơng chính danh, tương hỗ/ phi tương hỗ được tiến hành bởi cả hai bên tham gia giao tiếp. Trong đó, mỗi bên có thể tự do lựa chọn cặp từ xưng hơ là chính danh hay khơng chính danh, tương hỗ hay phi tương hỗ để phục vụ cho chiến lược giao tiếp của mình. Cịn trong hình thức giao tiếp một chiều (diễn ngơn độc thoại, đơn thoại) thì cặp từ xưng hơ chính danh/ khơng chính danh, tương hỗ/ phi tương hỗ chỉ được một phía người nói/ người viết sử dụng. Và theo đó, việc xác lập vị thế giao tiếp cũng từ một phía người nói/ người viết. Đây cũng là đặc điểm cần lưu ý khi phân tích biểu hiện quyền lực thể hiện qua từ xưng hô trong các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 92 - 95)