Vài nét về động từ ngữ vi trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 103 - 111)

2.2.1.7 .Nhận xét

3.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.2.2.1. Vài nét về động từ ngữ vi trong tiếng Việt

Động từ ngữ vi là những động từ đặc biệt thuộc nhóm động từ nói năng. Những động từ này có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi (chức năng ở lời). Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 97] thì động từ ngữ vi “là những động từ mà khi phát âm

chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi khơng cần có biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện ln cái hành vi ở lời do chúng biểu thị”.

Để rõ hơn về khái niệm động từ ngữ vi, ta cùng xem xét ví dụ: so sánh động từ “ăn” và động từ “hứa”. Khi phát âm động từ “ăn”, ví dụ khi nói: “Tơi ăn cơm”, lúc này chưa chắc chúng ta đã thực hiện hành động “ăn”. Khi thực hiện hành động “ăn”, phải xảy ra sự nhai nuốt thức ăn. Chúng ta cũng khơng thể no được chỉ bằng việc nói rằng “Tơi ăn cơm”. Trái lại, khi nói rằng “Tơi hứa là mai tôi sẽ đến” là chúng ta đã thực hiện ngay hành động “hứa” bằng việc phát âm động từ “hứa”. Khi nói “Tơi hứa là mai tơi sẽ đến”, lập tức hành động “hứa” của người nói phát huy hiệu lực, tư cách pháp nhân của người “hứa” cũng như người được “hứa” cũng thay đổi ngay theo đó.

Cần lưu ý rằng, tuy động từ ngữ vi có thể thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngôn nhưng không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng được dùng trong chức năng ngữ vi. Austin cho rằng, “động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngơn nó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói SP1), thời hiện tại (hiện tại phát ngơn), thể chủ động và thức thực thi”. (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 98]).

Động từ ngữ vi có thể xuất hiện hoặc khơng xuất hiện trong biểu thức ngữ vi. Biểu thức ngữ vi là những biểu thức trực tiếp có hiệu lực ở lời. Tùy theo sự xuất hiện hay không xuất hiện của động từ ngữ vi mà Austin chia biểu thức ngữ vi làm hai loại: biểu thức ngữ vi tường minh (là những biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi) và biểu thức ngữ vi nguyên cấp (hay còn gọi là hàm ẩn – là những biểu thức tuy vẫn có hiệu lực ở lời nhưng khơng có động từ ngữ vi).

Những động từ ngữ vi khi được dùng trong chức năng ngữ vi, do có hiệu lực ở lời ngay lập tức, là sự hiện thực hóa của hành vi nào đó có tác động trực tiếp lên thể diện của người tham gia giao tiếp nên có khả năng thể hiện quyền lực của người phát ngôn. Tùy vị thế và chiến lược giao tiếp mà người nói có thể lựa chọn sử dụng các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi khác nhau để đạt được mục đích nhất định.

Trong các lập luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng các động từ ngữ vi nhằm thể hiện các chiến lược giao tiếp khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ phân tích một số lập luận tiêu biểu có sử dụng động từ ngữ vi để thấy rõ điều này.

3.2.2.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thơng qua việc sử dụng động từ ngữ vi thông qua việc sử dụng động từ ngữ vi

Trường hợp 1: Hồ Chí Minh ở vị thế cao, sử dụng động từ ngữ vi để hạ

thấp vị thế của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp.

Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta khơng khỏi động lịng.

Vậy tơi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước:

Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo.

Tôi chắc rằng đồng bào ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên.

(Sẻ cơm nhường áo – DNHCM – tr. 76)

Đây là lập luận Bác Hồ sử dụng trong bài kêu gọi “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên Báo Cứu quốc ngày 28 tháng 9 năm 1945, hướng tới đối tượng người đọc là đông đảo người dân Việt Nam. Xét về vị thế xã hội, Bác Hồ là Chủ tịch nước nên ở vị thế cao, tuy nhiên, do đây là lời kêu gọi nhân dân nên Bác muốn hạ thấp vị thế của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp. Với chiến lược giao tiếp này, bên cạnh việc dùng cặp từ xưng hô phi tương hỗ “tơi – đồng bào”, Người cịn sử dụng động từ ngữ vi “đề nghị” để đưa ra ý kiến đề xuất của mình. Nếu xét về mặt lợi ích, hành động “sẻ cơm nhường áo” mà Bác Hồ kêu gọi là hành động gây tổn hại lợi ích cá nhân của mỗi người, đồng thời, đây là việc làm có tính tự nguyện, kêu gọi tinh thần đồn kết, chia sẻ đùm bọc của nhân dân ta nên Bác Hồ muốn khơi dậy “cái tình” giữa đồng bào, chứ không muốn sử dụng “cái lý” để áp đặt. Do đó, Người sử dụng động từ ngữ vi “đề nghị” chứ không dùng từ “yêu cầu”, cũng là một động từ ngữ vi nhưng sắc thái áp đặt cao hơn nhiều. Thêm vào đó, Bác cịn dùng từ “xin” trước động từ ngữ vi “đề nghị”. “Xin” là từ thường được dùng đầu lời yêu cầu, đề nghị, mời mọc, tỏ ý lịch sự, khiêm nhường. Ở đây, Bác chủ động hạ thấp vị thế của mình, rút ngắn khoảng cách giao tiếp với nhân dân, nên sử dụng từ “xin” kết hợp với động từ ngữ vi “đề nghị” khiến cho lời đề nghị trở nên mềm mỏng hơn, từ đó, tăng thêm

Trường hợp 2: Hồ Chí Minh ở vị thế ngang bằng, sử dụng động từ ngữ vi

để hạ thấp vị thế của mình

Theo những lập luận mà chúng tôi thống kê được trong cuốn DNHCM thì chỉ có duy nhất một trường hợp Bác Hồ ở vị thế ngang bằng với đối phương trong cuộc thoại và sử dụng động từ ngữ vi “xin” để hạ thấp vị thế của mình. Đó chính là trường hợp lập luận sau đây:

Toàn qn và tồn dân Việt Nam chúng tơi đang phải hy sinh xương máu để đánh Mỹ, cứu nước.

Trong lúc đó, riêng tơi lại được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn và nhận Huân chương Lênin thì lịng tơi khơng n chút nào. Vì lẽ đó, tơi vơ cùng cảm ơn các đồng chí, nhưng xin các đồng chí hãy tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hồn tồn đất nước Việt Nam, tơi sẽ đại biểu cho tồn thể đồng bào tôi, trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lênin vĩ đại.

(Điện gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xơ nhân dịp đồn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tặng Huân chương Lênin – DNHCM –

tr.189)

Trong lập luận này, Bác Hồ với tư cách là Chủ tịch nước, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, có vị thế ngang bằng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Liên Xơ. Tuy nhiên xét hồn cảnh ra đời của diễn ngơn chứa lập luận này, thì đây là lập luận nằm trong bức điện Hồ Chủ tịch gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xơ nhân dịp đồn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tặng Huân chương Lênin cho Bác. Lúc này, Liên xô và Việt Nam là hai nước anh em, có tình đồng chí hữu nghị gắn bó. Thêm vào đó, Bác Hồ viết bức điện này để xin “tạm hoãn” (thực chất là từ chối khéo léo) việc nhận Huân chương Lênin – Huân chương cao nhất được Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô trao tặng. Đây là hành động đe dọa thể diện đối phương ở mức độ cao. Vì vậy, Bác Hồ chủ động lựa chọn chiến lược giao tiếp là tự hạ thấp vị thế của mình, thể hiện ở việc sử dụng hai động từ ngữ vi “cám ơn”

hành vi từ chối bằng việc sử dụng động từ ngữ vi “xin”. Đây cũng là cách thể hiện chiến lược giao tiếp một cách khéo léo, vừa biểu đạt được sự biết ơn, trân trọng sự trao thưởng từ đối phương (hành vi cám ơn), vừa từ chối mềm mỏng mà ít làm tổn hại thể diện của đối phương (hành vi “xin” tạm hoãn trao thưởng). Ở đây, “xin” được xét là một động từ ngữ vi chứ không phải chỉ là từ dùng đầu lời yêu cầu, đề nghị, mời mọc, tỏ ý lịch sự, khiêm nhường như trong lập luận được phân tích ở trường hợp 1 phía trên. Bởi “xin” ở đây thể hiện hành vi ở lời là ngỏ ý muốn người khác đồng ý, cho phép làm điều gì đó. Cụ thể trong trường hợp này, Bác ngỏ ý muốn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xơ tạm hỗn việc trao tặng Huân chương Lênin cho mình. Khác với cách từ chối bằng việc sử dụng động từ ngữ vi “đề nghị”, tạo thành biểu thức ngữ vi “đề nghị các đồng chí hãy tạm

hỗn...”; hoặc khơng sử dụng động từ ngữ vi mà chỉ dùng biểu thức ngữ vi nguyên

cấp là “các đồng chí hãy tạm hỗn...”, thì việc sử dụng động từ ngữ vi “xin” trong biểu thức ngữ vi “xin các đồng chí hãy tạm hỗn...” là cách từ chối gián tiếp, mềm mỏng và khéo léo hơn. Với động từ ngữ vi “xin”, Bác Hồ thể hiện sự tôn trọng đối phương qua việc trao quyền chủ động quyết định cho đối phương, từ đó, giảm thiểu tối đa việc gây tổn hại thể diện của đối phương mà vẫn đạt được mục đích giao tiếp là Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô chấp nhận hành vi “tạm hoãn” nhận Huân chương Lênin của Bác.

Trường hợp 3: Hồ Chí Minh ở vị thế thấp, dùng động từ ngữ vi để duy trì

vị thế thấp của mình

Ta cùng xem xét việc sử dụng động từ ngữ vi trong lập luận sau:

Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tơi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lịng biết ơn Quốc hội.

Nhưng tơi xin Quốc hội cho phép tơi chưa nhận Hn chương ấy. Vì sao? Vì Hn chương là để tặng thưởng người có cơng hn; nhưng tơi tự xét chưa có cơng huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội.

Lập luận này đã được chúng tơi phân tích ở mục 3.2.1.2 (biểu hiện quyền lực thơng qua hệ thống từ xưng hơ). Nhưng ngồi việc thể hiện chiến lược giữ nguyên vị thế thấp qua cách dùng từ xưng hơ thì lập luận này cịn thể hiện chiến lược giao tiếp của Bác qua các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi. Ở đây, để thực hiện hành vi từ chối chưa nhận Huân chương – hành vi đe dọa đến thể diện của cơ quan trao tặng Huân chương là Quốc hội, Bác đã sử dụng cả biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi. Trước hết, đó là biểu thức ngữ vi thể hiện hành vi “cám ơn”: “Tơi xin tỏ lịng biết ơn

Quốc hội”. Tuy không trực tiếp sử dụng động từ ngữ vi “cám ơn” nhưng biểu thức

ngữ vi nguyên cấp “xin tỏ lòng biết ơn” còn thể hiện thái độ khiêm nhường hơn cả việc chỉ sử dụng biểu thức ngữ vi tường minh: “Tôi cám ơn Quốc hội”. Như vậy, Hồ Chủ tịch đã thể hiện chiến lược giữ nguyên vị thế thấp của mình trước Quốc hội bằng cách diễn đạt hành vi “cám ơn” một cách gián tiếp, khéo léo, mềm mỏng. Hành vi cám ơn này mở đường cho việc thực hiện mục đích chính của Bác trong lập luận là từ chối chưa nhận Huân chương Sao vàng. Để thực hiện hành vi từ chối, một lần nữa Bác sử dụng động từ ngữ vi “xin”. Từ “xin” với nét nghĩa và sắc thái biểu đạt, biểu cảm như chúng tơi đã phân tích ở lập luận trong trường hợp 1 mục 3.2.2.2 phía trên, đã giúp Bác thực hiện chiến lược giao tiếp một cách hiệu quả. Ngoài ra, động từ ngữ vi này còn được Bác sử dụng kết hợp với động từ “cho phép” trong biểu thức ngữ vi: “Tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy” càng thể hiện rõ sự khiêm nhường và sự chủ động giữ nguyên vị thế thấp của Bác. Tuy là hành vi từ chối đến từ phía Bác Hồ nhưng với việc sử dụng động từ ngữ vi “xin” kết hợp với từ “cho phép”, Bác đã trao quyền chủ động quyết định cho đối phương (Quốc hội), từ đó nâng cao vị thế của Quốc hội, giảm thiểu mức độ tổn hại thể diện do hành vi từ chối gây ra, giúp đạt mục đích giao tiếp là Quốc hội chấp nhận việc từ chối nhận Huân chương của Bác.

3.2.2.3. Nhận xét

Qua sự phân tích việc sử dụng các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi trong các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta có thể thấy rằng, mỗi động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi đều được Bác lựa chọn sử dụng một cách kĩ lưỡng, khéo léo, phục

vụ mục đích giao tiếp và chiến lược giao tiếp nhất định. Theo thống kê của chúng tôi, trong số 132 lập luận trong cuốn DNHCM thì có 9 lập luận Bác sử dụng động từ ngữ vi (cũng tức là 9 biểu thức ngữ vi tường minh) và 1 lập luận sử dụng biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Bác sử dụng các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi này chủ yếu đều nhằm mục đích thể hiện chiến lược giao tiếp là hạ thấp vị thế.

Nếu nhìn vào tỉ lệ sử dụng động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi trên tổng số lập luận thì con số này khá nhỏ, chỉ chiếm 7,58% các lập luận, nhưng nếu tính số lập luận sử dụng động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi trong tương quan với số lập luận xuất hiện từ xưng hô ở ngơi thứ nhất, thì con số này có thể cho là có giá trị nghiên cứu. Bởi như trên đã đề cập, động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngơn nó được dùng ở ngơi thứ nhất (người nói). Do đó, động từ ngữ vi được chúng tơi xét đến chỉ là những động từ ngữ vi xuất hiện trong các lập luận có sử dụng từ xưng hơ ở ngơi thứ nhất và được chính người nói (Bác Hồ) sử dụng. Theo đó, tương quan số lượng giữa lập luận sử dụng động từ ngữ vi, biểu thức ngữ vi và lập luận sử dụng từ xưng hô ngôi thứ nhất là: 10/54, tức là số lập luận sử dụng động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi chiếm 18,52% số lập luận sử dụng từ xưng hơ ngơi thứ nhất. Cịn nếu chỉ xét riêng số lập luận xuất hiện từ xưng hô “tôi” hoặc “chúng tôi” (hai đại từ nhân xưng được sử dụng phổ biến nhất trong các kết hợp với động từ ngữ vi) thì tỉ lệ tương quan này còn lớn hơn rất nhiều, 10/22 lập luận sử dụng động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi, chiếm 45,45%. Vì vậy, có thể coi động từ ngữ vi là một tiêu chí biểu hiện quyền lực khá phổ biến trong các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo số liệu chúng tơi thống kê được trong cuốn DNHCM, các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi được Bác sử dụng là:

Bảng 3.2: Thống kê các động từ ngữ vi/ biểu thức ngữ vi biểu hiện vị thế và chiến lược giao tiếp trong cuốn DNHCM

TT Động từ ngữ vi/

Biểu thức ngữ vi

Tần số xuất hiện

(lần)

Vị thế Chiến lƣợc giao tiếp

1 thách 1 Cao Hạ thấp vị thế

2 đề nghị 4 Cao Hạ thấp vị thế

3 khuyên 1 Cao Hạ thấp vị thế

4 thừa nhận 1 Cao Hạ thấp vị thế

5 xin 2 Thấp Giữ nguyên vị thế

6 xin tỏ lòng biết ơn 1 Thấp Giữ nguyên vị thế

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể dễ dàng thấy rằng, trong số 5 động từ ngữ vi thì “đề nghị” là động từ ngữ vi được Bác Hồ sử dụng nhiều lần nhất. Với cương vị của một Chủ tịch nước, ở vào vị thế cao, trong những trường hợp đưa ra ý kiến để thực hiện, Bác có thể dùng động từ ngữ vi “yêu cầu” với mức độ áp đặt thực thi cao hơn chứ khơng phải chỉ là “đề nghị”, mang tính đề xuất, trưng cầu ý kiến của đối phương. Việc sử dụng động từ ngữ vi “đề nghị” đã cho thấy sự chủ động hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 103 - 111)