Một vài trường hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 80 - 87)

2.2.1.7 .Nhận xét

2.2.3.1. Một vài trường hợp

Trong số những lập luận trong cuốn DNHCM, lập luận ngữ cảnh chiếm số lượng ít nhất. Trong tổng số 132 lập luận thì chỉ có 6 lập luận ngữ cảnh, chiếm tỉ lệ 4,54%.

Ở lập luận ngữ cảnh, chúng tôi không chủ trương phân loại theo từng mơ hình tiểu loại lập luận như ở kiểu lập luận trực chỉ và lập luận hàm ẩn đã tiến hành. Lý do bởi số lượng mẫu q ít, đồng thời các mơ hình lập luận đó cũng khơng có nhiều giá trị nhận diện và khu biệt ở kiểu lập luận ngữ cảnh này.

Sau đây, ta sẽ đi sâu phân tích một số trường hợp cụ thể để hiểu rõ hơn về đặc trưng của kiểu lập luận ngữ cảnh mà Hồ Chí Minh đã sử dụng.

(1) Chúng tôi khơng sợ chết chính là vì chúng tơi muốn sống. Chúng tôi

cũng như các bạn, muốn sống tự do, khơng có ai đè đầu bóp cổ.

(Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương – DNHCM – tr.82)

Lập luận này nhìn thoạt đầu sẽ tưởng như rất mâu thuẫn và vơ lý. Hồ Chí Minh đặt ra hai khái niệm trái ngược nhau trên cùng một hệ trục suy luận đồng hướng: “khơng sợ chết” là vì “muốn sống”. Nhưng đặt lập luận này vào trong ngữ cảnh tình huống của nó, mới thấy rằng, đây là một lập luận hoàn toàn hợp lý và có tính logic, hai khái niệm “sống – chết” ở đây cũng khơng hồn tồn phủ định nhau.

Trong trường hợp này, ngữ cảnh của lập luận chính là hồn cảnh khi Hồ Chủ tịch tạo ra phát ngôn, cụ thể là khi Việt Nam đang chịu ách thống trị của người Pháp, mất quyền độc lập tự do. Sự tác động của yếu tố ngữ cảnh đã khiến cho lập luận được sáng tỏ, các luận cứ, kết luận trở nên liên kết và có logic. Ngữ cảnh này cũng được làm rõ hơn bởi luận cứ bổ sung ý nghĩa phía sau: “Chúng tơi cũng như các bạn, muốn sống tự do, khơng có ai đè đầu bóp cổ”. Luận cứ này làm rõ nghĩa hơn cho luận cứ phía trước. Ở đây, không đơn thuần là “muốn sống” mà phải là “sống tự do, khơng có ai đè đầu bóp cổ”.

Ngữ cảnh đóng vai trị rất quan trọng, hiểu được ngữ cảnh tình huống của lập luận, cũng là căn cứ để hiểu và chấp nhận lập luận. Với lập luận trên, khi đã có ngữ cảnh hỗ trợ cho việc hiểu tình huống, bối cảnh lập luận, người đọc, người nghe có thể dễ dàng tìm được mối liên kết giữa luận cứ và kết luận trong đó, và lập luận có thể được hiểu như sau (Các bước lập luận và luận cứ thành phần có thể được khơi phục qua thao tác suy luận):

Luận cứ p1a: Chúng tôi muốn sống

Luận cứ p1b: Chúng tơi muốn sống tự do, khơng ai đè đầu bóp cổ

Kết luận r1/ luận cứ p2a (hàm ẩn): Chúng tôi phải đấu tranh Luận cứ p2b (hàm ần): Đấu tranh phải có hi sinh

Kết luận R: Chúng tơi khơng sợ hi sinh (khơng sợ chết) Tồn bộ luận cứ và kết luận trên được sơ đồ hóa như sau:

p1a

r1/p2a

p1b R

p2b

Trong đó, đường nét liền thể hiện mối quan hệ trực tiếp trên bề mặt lập luận. Đường nét đứt thể hiện mối quan hệ hàm ẩn. Đây là sơ đồ lập luận thuận chiều luận cứ - kết luận. Cịn Hồ Chí Minh đã đảo ngược trật tự lập luận, đưa kết luận lên trước, song trình tự suy luận và các bước lập luận vẫn giữ nguyên như trong sơ đồ.

Nhìn vào sơ đồ có thể thấy, Hồ Chí Minh đã lược bỏ bước lập luận trung gian để chỉ còn lại luận cứ đầu tiên (điểm đầu) của lập luận và kết luận cuối cùng (điểm cuối) của lập luận. Căn cứ vào ngữ cảnh của lập luận mà người đọc, người nghe có thể hình thành những suy luận đúng hướng để khôi phục lại các luận cứ hàm ẩn dẫn đến kết luận cuối cùng.

Không chỉ riêng trong văn bản chính luận Hồ Chủ tịch mới sử dụng lập luận ngữ cảnh, mà trong những văn bản nghệ thuật của Người, ngữ cảnh cũng được vận dụng để hiểu lập luận. Ví dụ sau đây về lập luận ngữ cảnh cho ta thấy điều đó:

(2) Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,

Thắng trận tin vui khắp nước nhà.

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ, Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta!

(Thư chúc mừng năm mới 1968 – DNHCM – tr.189)

Có thể coi hai câu thơ đầu của bài thơ này là một lập luận ngữ cảnh với kết luận được đưa lên trước:

Kết luận R: Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua Luận cứ P: Thắng trận tin vui khắp nước nhà

Một lần nữa, nếu khơng căn cứ vào ngữ cảnh, thì người đọc, người nghe sẽ không hiểu được “xuân này”, “xuân qua” là gì, và tại sao “xuân này” lại hơn hẳn “mấy xuân qua”. Từ đó, lập luận sẽ khơng được hiểu một cách rõ ràng, làm giảm đi hiệu lực lập luận và sức thuyết phục.

Bài thơ được Hồ Chí Minh đọc nhân dịp chúc mừng năm mới, mừng xuân Mậu Thân 1968. Hai câu thơ đầu tổng kết tình hình nước ta trong năm cũ. Vì vậy, “xuân này” ở đây được hiểu là mùa xuân năm 1968, và “mấy xuân qua” là mùa xuân của những năm trước đó. Theo hồn cảnh lịch sử thì năm 1967, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta xuất hiện tình thế mới, có lợi cho ta quân dân ta, đồng thời chúng ta cũng có nhiều trận đánh thắng lợi ở cả hai miền Nam – Bắc. Do đó, lập luận “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua (vì xuân này) thắng trận tin vui khắp nước nhà” mới có cơ sở.

2.2.3.2. Nhận xét

Lập luận ngữ cảnh có số lượng ít nhất trong số những lập luận chúng tơi thống kê được trong cuốn DNHCM. Điều này được lý giải bởi nguyên nhân thuộc về đặc trưng của kiểu lập luận này. Theo khái niệm về lập luận ngữ cảnh mà chúng tôi đã tạm xác lập ở đầu chương này, lập luận ngữ cảnh là những lập luận mà luận cứ và kết luận của nó chỉ có hiệu lực lập luận khi căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể của lập luận. Đó đồng nghĩa với việc, nếu tách rời khỏi ngữ cảnh tình huống của lập luận, thì luận cứ

và kết luận khơng cịn hiệu lực lập luận. Do đó, phạm vi sử dụng của lập luận ngữ cảnh cũng bị giới hạn bởi yếu tố ngữ cảnh. Như vậy, để đảm bảo thành công trong giao tiếp, lập luận ngữ cảnh thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp mà người nói, người viết biết rằng cả mình và người nghe, người đọc, đều có cùng hiểu biết chung, kiến thức nền về vấn đề được nhắc đến trong lập luận. Chính vì vậy mà trong số các lập luận chúng tôi thống kê được, lập luận ngữ cảnh xuất hiện rất ít.

Qua việc phân tích một số lập luận ngữ cảnh ở trên, có thể thấy rằng, lập luận ngữ cảnh có thể xuất hiện ở dạng trực chỉ, luận cứ và kết luận đều hiển ngôn trên bề mặt lập luận, như ở trường hợp (2), (3), cũng có thể được trình bày dưới dạng hàm ẩn với việc vắng mặt một hoặc một số luận cứ, kết luận, như ở trường hợp (1) đã phân tích ở trên.

2.3. Tiểu kết

Từ kết quả thống kê ở tồn bộ chương này, ta có bảng tổng hợp số lượng lập luận trong cuốn DNHCM phân chia theo kiểu và mơ hình lập luận như sau:

Bảng 2.1: Thống kê các kiểu lập luận được sử dụng trong cuốn DNHCM

TT

Kiểu lập luận

Mơ hình Trực chỉ Hàm ẩn Ngữ cảnh

1 P R đơn giản 70 12 -

2 Tam đoạn luận 7 5 -

3 Hình vng lập luận 5 2 - 4 Tổng phân hợp 7 1 - 5 P R (như P) 6 4 - 6 Mạng lập luận 5* 6* - Tổng 98 28 6** 132

* Về số lượng mạng lập luận trực chỉ và hàm ẩn trong bảng, thực tế số lượng này đã bao gồm các trường hợp đặc biệt, vừa là mạng lập luận, vừa là các mơ hình khác. Cụ

mơ hình “hình vng lập luận” và 1 trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận mơ hình “P R (như P)”. Trong mạng lập luận hàm ẩn, có 1 trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận mơ hình “tổng phân hợp” và 1 trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận mơ hình “tam đoạn luận”. Nên nếu nhìn vào tổng số, ta sẽ thấy thiếu 2 lập luận ở tổng số lập luận trực chỉ, và thiếu 2 lập luận ở tổng số lập luận hàm ẩn, đó chính là vì tính trên tổng số lập luận thì hai mơ hình vẫn chỉ được tính là 1 lập luận.

** Về lập luận ngữ cảnh, như đã trình bày ở trên, do số lượng mẫu q ít, chúng tơi khơng chủ trương phân loại theo từng mơ hình tiểu loại lập luận như ở kiểu lập luận trực chỉ và lập luận hàm ẩn. Do đó, trong bảng thống kê trên, lập luận ngữ cảnh chỉ có tổng số mà khơng có số lượng theo từng mơ hình.

Dựa vào phần phân tích và bảng số liệu trên, có thể rút ra một số đặc điểm về lập luận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng như sau:

a. Về kiểu lập luận

Căn cứ theo phương thức lập luận (đã đề cập ở đầu chương), có thể chia lập luận của Hồ Chủ tịch thành 3 kiểu: lập luận trực chỉ, lập luận hàm ẩn và lập luận ngữ cảnh. Trong mẫu khảo sát, lập luận trực chỉ chiếm số lượng nhiều nhất trong các kiểu lập luận. Điều này cho thấy Hồ Chủ tịch thường ưu tiên sử dụng kiểu lập luận này trong thực tế. Lý do bởi đặc trưng của lập luận trực chỉ là các luận cứ và kết luận xuất hiện ngay trên văn bản lập luận, do đó có tác động trực tiếp tới đối tượng tiếp nhận (người đọc, người nghe). Đồng thời, đặc trưng này cũng khiến lập luận trực chỉ thường dễ hiểu, không yêu cầu các thao tác suy luận và do đó, thích hợp sử dụng với nhiều loại đối tượng tiếp nhận khác nhau.

Đối với lập luận hàm ẩn, một hoặc một số luận cứ hay kết luận vắng mặt trên bề mặt lập luận, quan hệ lập luận có tính gián tiếp nên cần có thao tác suy ý để hiểu được, do đó, phạm vi sử dụng khơng rộng rãi như lập luận trực chỉ. Các lập luận ngữ cảnh ít xuất hiện trong lập luận của Hồ Chí Minh cũng có ngun nhân tương tự. Do luận cứ và kết luận của lập luận ngữ cảnh cần dựa vào ngữ cảnh để hiểu nên nó cũng tự bó hẹp phạm vi sử dụng của mình.

Hồ Chí Minh đã rất linh hoạt trong việc sử dụng mỗi kiểu lập luận thích hợp cho các trường hợp, hồn cảnh và đối tượng tiếp nhận khác nhau. Điều này còn được thấy rõ hơn qua việc Người lựa chọn mơ hình lập luận phù hợp theo từng kiểu lập luận.

b. Về các mơ hình lập luận

Xét theo mơ hình lập luận thì mơ hình lập luận P R đơn giản được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều nhất trong cả kiểu lập luận trực chỉ và hàm ẩn. Đây là mơ hình có cấu trúc đơn giản nhất nhưng lại dễ hiểu, có tính linh hoạt và tùy biến cao nên được Hồ Chí Minh lựa chọn nhiều trong các lập luận, nhất là lập luận đời thường, với đối tượng tiếp nhận đa dạng. Các mơ hình lập luận cịn lại bao gồm: mơ hình “tam đoạn luận”, mơ hình “hình vng lập luận”, mơ hình “tổng phân hợp”, lập luận theo phép so sánh – liên tưởng tương đồng và mạng lập luận khơng có sự chênh lệch nhiều về mức độ sử dụng. Mơ hình “tam đoạn luận” là mơ hình điển hình của lập luận nhưng lại được Hồ Chí Minh sử dụng khơng nhiều trong lập luận. Tuy nhiên, tính chặt chẽ, logic mà mơ hình này đem lại cho lập luận thì khơng thể phủ nhận.

Qua các lập luận có mơ hình “hình vng lập luận” được phân tích ở trên, có thể thấy rằng, cả lập luận trực chỉ và lập luận hàm ẩn được xây dựng theo mơ hình “hình vng lập luận” thì đều được xây dựng dựa trên các luận cứ nghịch hướng nhau và cùng có điểm chung là sử dụng kết tử lập luận nghịch hướng như: tuy nhiên, thế mà, nhưng… Những kết tử này có tác dụng liên kết hai luận cứ nghịch hướng với nhau, và kết tử lập luận nghịch hướng sẽ đứng trước luận cứ có lực lập luận. Có thể nhận thấy, do cấu tạo của mình, bản thân mơ hình “hình vng lập luận” (cả trực chỉ và hàm ẩn) có đặc trưng tập trung nêu bật, nhấn mạnh vào vấn đề được đề cập trong luận cứ có lực lập luận, từ đó tăng sức thuyết phục cho kết luận cuối cùng được suy ra trực tiếp từ luận cứ có lực lập luận đó. Do đó, mơ hình “hình vng lập luận” thường được Hồ Chí Minh sử dụng trong trường hợp có sự đối lập giữa hai vấn đề nào đó (được nhắc đến trong hai luận cứ nghịch hướng) và Người cần nhấn mạnh vào vấn đề có trong luận cứ có lực lập luận để hướng người đọc, người nghe tới kết quả mang tính tất yếu của kết luận được suy ra từ luận cứ có lực lập luận. Cả mơ hình “tam đoạn luận” và “hình vng lập luận” do có tính chặt chẽ, lực lập luận mạnh nên

thường được sử dụng trong những trường hợp cần lập luận đanh thép, các trường hợp chính thức, mang tính cơng khai, rộng rãi.

Nói tóm lại, có thể thấy rằng, trong lập luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng đa dạng các mơ hình lập luận theo từng kiểu lập luận, vừa làm phong phú thêm cho hình thức lập luận, vừa đạt được hiệu quả lập luận và sức thuyết phục tối đa trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể khác nhau.

CHƢƠNG 3

BIỂU HIỆN QUYỀN LỰC TRONG LẬP LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Với tư cách là một hiện tượng hiện hữu trong mọi cấu trúc xã hội, quyền lực đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau, trong đó có Ngơn ngữ học. Riêng trong phạm vi nghiên cứu của Ngơn ngữ học thì vấn đề quyền lực cũng được xem xét từ nhiều góc độ. Mối quan hệ giữa quyền lực và ngôn ngữ, biểu hiện của quyền lực trong ngôn ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu trong nhiều phân ngành như ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội… Vậy quyền lực được biểu hiện như thế nào, thể hiện những đặc trưng ra sao trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được chúng tơi tập trung làm rõ trong chương 3 này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)