Lập luận trực chỉ theo mơ hình “ PR (như P)”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 59 - 62)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Các kiểu lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong cuốn

2.2.1.5. Lập luận trực chỉ theo mơ hình “ PR (như P)”

Lập luận theo mơ hình này cịn được gọi là lập luận dựa trên phép so sánh – liên tưởng tương đồng. Tên gọi này dựa trên đặc trưng của tiểu loại lập luận này là phần kết luận có liên kết với phần luận cứ theo quan hệ so sánh, liên tưởng tương đồng, mà ở đây, chúng tơi tạm gọi quan hệ đó là “P R (như P)”, trong đó “như” là từ khái quát chỉ quan hệ so sánh. Vị trí của luận cứ và kết luận cũng như vế được dùng để so sánh có thể hốn đổi cho nhau.

Tiểu loại lập luận này cũng có dạng chung là kết cấu P R nhưng ở đây chúng tôi tách thành một tiểu loại riêng trong lập luận trực chỉ mà không xếp chung chúng vào tiểu loại lập luận theo mơ hình P R đơn giản là bởi tính điển hình và đặc thù của tiểu loại lập luận này. Trong các lập luận mơ hình P R (như P) thì nhất thiết giữa luận cứ và kết luận phải có mối quan hệ so sánh – liên tưởng tương đồng.

Trong mẫu khảo sát của chúng tơi thì lập luận trực chỉ mơ hình “P R (như P)” có số lượng là 6 lập luận, chiếm 6,1% trong tổng số lập luận trực chỉ.

Như đã đề cập ở trên, giữa các luận cứ trong lập luận trực chỉ “tổng phân hợp” cũng có thể xuất hiện mối quan hệ so sánh liên tưởng tương đồng. Tuy nhiên, đó chỉ là đặc điểm riêng xét trong nội bộ các luận cứ. Cịn xét về mặt cấu trúc tồn thể, bao gồm cả luận cứ và kết luận, thì các lập luận đó vẫn được xếp vào loại lập luận “tổng phân hợp”. Ở đây, chúng tơi tách những lập luận trực chỉ mơ hình “P R (như P)” thành một loại riêng, với tư cách là một trong những phép cấu thành lập luận trực chỉ, chứ không phải là một trong những đặc điểm của luận cứ trong lập luận trực chỉ “tổng phân hợp”.

Các lập luận trực chỉ sử dụng phép so sánh – liên tưởng tương đồng cũng có mơ hình cơ bản tn theo mơ hình khái quát của lập luận trực chỉ. Tuy nhiên, điểm khác biệt rõ rệt nhất và cũng chính là căn cứ để phân loại các lập luận mơ hình “P R (như P)” này là mối quan hệ giữa các luận cứ và kết luận, đó chính là quan hệ so sánh – liên tưởng tương đồng. Cần lưu ý rằng, ở những lập luận trực chỉ có mơ hình “tổng phân hợp”, mối quan hệ so sánh – liên tưởng tương đồng này

lập luận trực chỉ mơ hình “P R (như P)” thì so sánh – liên tưởng tương đồng là mối quan hệ giữa luận cứ P và kết luận R. Có thể thấy rõ sự khác biệt này qua việc phân tích lập luận trực chỉ mơ hình “P R (như P)” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng.

Như cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa. Khóa và cửa cốt đề phịng kẻ gian ăn trộm. Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phịng kẻ phá hoại, nếu hịm khơng có khóa, nhà khơng có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có

cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chun chính để giữ lấy dân chủ.

(Bài nói chuyện tại lớp Nghiên cứu chính trị khoa II Trường Đại học Nhân dân Việt Nam - DNHCM - tr.145)

Lập luận trên được tách thành từng bộ phận luận cứ và kết luận cụ thể như sau: Lập luận (I):

- (Như) Cái hịm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa. Khóa và cửa cốt đề phòng kẻ gian ăn trộm.(p1a)

- Nếu hịm khơng có khóa, nhà khơng có cửa thì sẽ mất cắp hết.(p1b)

- (Cho nên) Có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa.(r)

Lập luận (II):

- Có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa.(p2a)

- Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chun chính là cái khóa, cái cửa để đề phịng kẻ phá hoại.(p2b)

- (Thế thì) Dân chủ cũng cần phải có chun chính để giữ lấy dân

chủ.(R)

Mối quan hệ giữa các luận cứ và kết luận trong lập luận trên được biểu diễn thành sơ đồ như sau:

(I) p1a

p1b R (II)

P2b

Với lập luận trên, Hồ Chí Minh đã sử dụng hai tầng lập luận, hay còn gọi là hai lập luận bộ phận trong một lập luận lớn. Trường hợp này sẽ được chúng tôi quay trở lại giải thích ở phần 2.2.1.6 (mạng lập luận trực chỉ).

Về mặt hình thức, lập luận bộ phận (II) móc xích liên kết với lập luận bộ phận (I) nhờ luận cứ p2a cũng chính là kết luận rcủa lập luận bộ phận (I). Về mặt nội dung, hai lập luận bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dựa trên phép so sánh – liên tưởng tương đồng.

Trong lập luận trên, Hồ Chí Minh đã sử dụng một hệ thống hình ảnh cụ thể, có nét tương đồng với khái niệm cần nêu ở phương diện hình dung để cụ thể hóa khái niệm. Hệ thống hình ảnh – khái niệm có sự so sánh liên tưởng ở đây bao gồm (mũi tên hai chiều chỉ mối quan hệ tương đồng theo cặp sóng đơi giữa các khái niệm):

Cái hòm đựng của cải/ Nhà Dân chủ

Cái khóa/ Cái cửa Chun chính

Kẻ gian ăn trộm Kẻ phá hoại dân chủ

Cửa phải có khóa Dân chủ phải có chun chính

Nhà phải có cửa để giữ lấy dân chủ

Hồ Chủ tịch đã khéo léo sử dụng hình ảnh cụ thể, quen thuộc, gần gũi với đơng đảo quần chúng là “cái khóa”, “cái cửa” để tạo nên sự so sánh – liên tưởng với khái niệm vốn khó hiểu, mang tính trừu tượng cao như “chuyên chính dân chủ”. Đồng thời hiệu lực lập luận của luận cứ cũng được tạo ra nhờ sự liên tưởng tương đồng giữa hai hệ thống sự vật, khái niệm này. Cụ thể, trong trường hợp lập luận này, tính cần thiết và tầm quan trọng của “chuyên chính dân chủ” được người nghe tự rút ra khi có sự so sánh – liên tưởng đến vai trị và tầm quan trọng của “cái khóa”, “cái cửa” trong đời sống hằng ngày. Nhờ đó mà một lập luận về vấn đề vốn cao siêu trừu tượng trở nên gần gũi, cụ thể và có tính thuyết phục hơn rất nhiều.

Trong khi khảo sát tư liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các lập luận trực chỉ mơ hình “P R (như P)” được Hồ Chí Minh sử dụng khá thường xuyên trong những văn bản có đối tượng tiếp nhận là đơng đảo quần chúng nhân dân hoặc những văn bản

có mục đích tun truyền, cổ động... Bởi đặc trưng, cũng được coi là ưu điểm của phép so sánh – liên tưởng tương đồng là có thể tạo ra sự liên kết giữa những vấn đề tưởng chừng như khơng có mối liên hệ trực tiếp nào. Đây là điểm ưu việt của phép so sánh – liên tưởng tương đồng, nhưng cũng là cái khó cho người nói, người viết khi muốn áp dụng phép so sánh – liên tưởng tương đồng này vào trong lập luận. Người nói, người viết thường sử dụng phép này trong lập luận khi muốn đề cập đến những vấn đề vốn trừu tượng, khó hình dung, muốn lấy một sự việc, khái niệm cụ thể, gần gũi để thuyết minh cho sự việc, khái niệm trừu tượng, hay xa lạ với đời sống con người.

Với đặc trưng phù hợp với nhiều phong cách, thể loại nên phép so sánh – liên tưởng tương đồng được Hồ Chí Minh sử dụng không chỉ một lần. Với thể loại văn bản nào, phép so sánh – liên tưởng tương đồng cũng thể hiện được ưu điểm của nó trong việc góp phần vào tăng lực lập luận và sức hấp dẫn cho lập luận. Ở khía cạnh nào đó, trong một số trường hợp, nó khiến một lập luận trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn chứ khơng cịn khơ khan, cứng nhắc, vốn gây ra bởi sự dàn hàng liệt kê đơn điệu của các luận cứ và kết luận. Tuy nhiên, cái khó của việc sử dụng phép so sánh – liên tưởng tương đồng trong các lập luận nói chung và trong lập luận trực chỉ nói riêng là người lập luận phải chọn lọc kĩ càng những hình ảnh, chi tiết đưa ra trong luận cứ để có được sự so sánh – liên tưởng chuẩn xác và có sức thuyết phục. Độ tương đồng giữa sự việc, khái niệm… được đưa ra trong luận cứ với sự việc, khái niệm… trong kết luận càng cao thì lập luận đó càng có sức thuyết phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)