Cơ sở phân loại các kiểu lập luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 41)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Cơ sở phân loại các kiểu lập luận

Về cơ bản, lập luận trong ngôn ngữ cũng là “một hoạt động bằng logic ngơn từ mà người nói thực hiện nhằm tác động tới quần chúng” [8]. Để đạt được tới mục đích tác động của mình mà lập luận có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau, thể hiện dưới nhiều kiểu dạng khác nhau. Theo đó, cũng có nhiều cách phân loại lập luận. Ở đây, dựa trên tư liệu khảo sát được về những lập luận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng, chúng tôi đưa ra cách phân loại lập luận dựa trên phƣơng thức cấu thành lập luận, cụ thể hơn là căn cứ vào đặc điểm xuất hiện (sự có mặt, vắng

mặt hay sự tồn tại phụ thuộc vào yếu tố khác) của các thành phần trong lập luận. Theo đó, những lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốn DNHCM được phân chia thành 3 loại:

- Những lập luận có luận cứ và kết luận rõ ràng được thể hiện trên bề mặt lập luận: Lập luận theo phương thức trực chỉ (gọi tắt là lập luận trực chỉ).

- Những lập luận khơng có luận cứ và kết luận rõ ràng thể hiện trên bề mặt lập luận: Lập luận theo phương thức hàm ẩn (gọi tắt là lập luận hàm ẩn),

2.1.1. Lập luận theo phƣơng thức trực chỉ

2.1.1.1. Tiêu chí nhận diện

Đúng như tên gọi, phương thức cấu thành loại lập luận này là phương thức trực chỉ. Trực chỉ về thực chất là một hiện tượng nằm trong phạm vi quy chiếu. Cách gọi trực chỉ bắt nguồn từ những hành động chỉ xuất ngồi ngơn ngữ. Vì vậy, trực chỉ được dùng để áp dụng cho những phương tiện ngôn ngữ thực hiện chức năng quy chiếu. Hay nói một cách khác, nó chỉ ra và đồng nhất quy chiếu bằng cách trực tiếp dựa ngay vào những mốc do hành động phát ngơn của người nói tạo ra.

Áp dụng vào phân loại lập luận, căn cứ theo cách hiểu về phương thức trực chỉ như trên, chúng tôi xin tạm đưa ra tiêu chí nhận diện lập luận trực chỉ. Đây không phải là định nghĩa hay khái niệm chuẩn mà chỉ có thể được coi là khái niệm cơng cụ hay tiêu chí mà chúng tơi tạm thời xác lập để thuận tiện cho việc nghiên cứu đề tài này. Theo đó, các lập luận sử dụng phương thức trực chỉ được hiểu là các lập luận

có luận cứ xuất hiện đầy đủ trong lập luận, và kết luận được suy ra trực tiếp từ những luận cứ được đưa ra.

Đặc điểm của các lập luận theo phương thức trực chỉ là chúng có đầy đủ cả bộ phận luận cứ và kết luận, được thể hiện ngay trên bề mặt lập luận. Quan hệ giữa luận cứ và kết luận là quan hệ trực tiếp. Do đó, những lập luận này cũng có thể được gọi là lập luận trực tiếp, hay lập luận hiển ngôn. Sau đây, để ngắn gọn, chúng tôi xin được gọi tắt những lập luận loại này là “lập luận trực chỉ”.

Lập luận theo phương thức trực chỉ có dạng cấu trúc khái quát: Luận cứ 1 (p1)

Luận cứ 2 (p2) ...

Luận cứ n (pn)

Trong đó, các luận cứ (p1), (p2), ..., (pn) và kết luận (R) đều được thể hiện trực tiếp trong lập luận. Mối quan hệ trực chỉ, hiển ngôn giữa luận cứ và kết luận được thể hiện bằng đường mũi tên liền.

Trong đời sống giao tiếp hằng ngày cũng như trong các diễn ngôn, lập luận trực chỉ được sử dụng thường xuyên với tần suất cao. Bởi mục đích chung của lập luận là khiến người nghe chấp nhận một nhận định, kết luận nào đó mà người nói đưa ra. Lập luận theo phương thức trực chỉ đưa ra luận cứ và kết luận một cách rõ ràng, trực tiếp, tác động thẳng tới người nghe nên thường được ưu tiên khi cần sử dụng lập luận.

2.1.1.2. Ví dụ

Từ ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày đến trong các diễn ngôn theo nhiều phong cách khác nhau như chính luận, văn học, báo chí… đều có thể bắt gặp nhiều trường hợp sử dụng lập luận trực chỉ. Ví dụ:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao; ngun khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp. Bởi lẽ đó, các bậc thánh đế minh vương đời xưa không ai không coi việc gây dựng nhân tài, tuyển chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí làm việc quan trọng hàng đầu.”

(Thân Nhân Trung – Bia Văn Miếu năm 1484)

Đây có thể coi là một lập luận theo phương thức trực chỉ điển hình với các bộ phận:

Luận cứ:

p1: nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao

P: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

p2: ngun khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp

Trong đó, p1 p2 là luận cứ thành phần có vai trị giải thích cho cho luận cứ chung (P).

Kết luận: R: Bởi lẽ đó, các bậc thánh đế minh vương đời xưa không ai không coi việc gây dựng nhân tài, tuyển chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí làm việc quan trọng hàng đầu.

p1

P R p2

2.1.2. Lập luận theo phƣơng thức hàm ẩn

2.1.2.1. Tiêu chí nhận diện

Trước khi đưa ra cách nhận diện lập luận theo phương thức hàm ẩn, trước hết, cần làm rõ thế nào là “hàm ẩn”.

Có thể coi “hàm ẩn” (với cách gọi đầy đủ là “ý nghĩa hàm ẩn”) là “các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được” [6, tr. 359].

Ngôn ngữ học và ngữ dụng học quan tâm đến “những ý nghĩa hàm ẩn nào

mà người nói có ý định thông báo cho người đối thoại biết mặc dầu vì những lý do nào đấy khơng nói nó ra một cách tường minh”.

Để phân biệt những ý nghĩa được suy ra một cách ngẫu nhiên với những ý nghĩa được truyền đạt một cách có ý định, Grice đã nói đến các “ý nghĩa tự nhiên” (natural meaning) và “ý nghĩa không tự nhiên” (non-natural meaning). Theo đó, người nói A muốn truyền báo ý nghĩa không tự nhiên bằng phát ngôn U khi và chỉ khi mà:

(i) A có ý định thơng qua phát ngôn U gây nên hiệu quả z ở người nghe B. (ii) A muốn rằng (có ý định rằng) điều kiện (i) được thực hiện đơn giản chỉ là nhờ chỗ B nhận ra được ý định (i) của A.

Để phân loại hàm ẩn, người ta dựa vào hai tiêu chí:

- Bản chất của chúng (ngữ nghĩa hay ngữ dụng)

- Chức năng của chúng trong diễn ngôn (là đối tượng hay không là đối tượng

của diễn ngơn)

Xét theo tiêu chí thứ nhất, chúng ta có ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học. Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với nội dung mệnh đề đó. Ý nghĩa này chỉ có quan hệ với các nhân tố ngơn ngữ biểu hiện nội dung mệnh đề. Cịn ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với các quy tắc ngữ dụng học như các quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại…

Xét theo tiêu chí thứ hai, chúng ta phân biệt các ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên như Grice đã phân biệt.

Ý nghĩa hàm ẩn khơng tự nhiên có thể được tạo ra do sự vi phạm các quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, sự vi phạm các quy tắc lập luận, sự vi phạm các quy tắc hội thoại.

“Trong một quan hệ lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ, để người nghe suy ra kết luận, hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ. Khơng hồn tất các bước lập luận là cách thường được dùng để tạo ra các hàm ngôn”. Từ nhận định này của Đỗ Hữu Châu, chúng tôi xin tạm đưa ra cách nhận diện lập luận theo phương thức hàm ẩn như sau: Lập luận theo phương thức hàm ẩn là những

lập luận thiếu vắng một hay nhiều luận cứ hoặc kết luận trên bề mặt lập luận. Các luận cứ hoặc kết luận vắng mặt phải được người nghe tự suy ra. Sau đây, để

ngắn gọn, chúng tôi xin được gọi tắt những lập luận loại này là “lập luận hàm ẩn”. Lập luận theo phương thức hàm ẩn có dạng cấu trúc khái quát:

Luận cứ 1 (p1) Luận cứ 2 (p2) ...

Luận cứ n (pn)

Trong đó, các luận cứ (p1), (p2), ..., (pn) và kết luận (R) có thể vắng mặt trên bề mặt lập luận. Mối quan hệ hàm ẩn giữa luận cứ và kết luận được thể hiện bằng đường mũi tên gạch đứt.

Trong diễn ngơn nói chung và các lập luận nói riêng, nhiều khi người nói muốn để người nghe tự suy nghĩ, nắm bắt ý nghĩa thực trong lời nói của mình, từ đó tăng sức hấp dẫn, thuyết phục cho lời nói. Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 365], cũng có thể, người nói dùng đến hàm ẩn vì nhiều nguyên nhân khác, như do khiêm tốn, do không muốn trực tiếp làm mất thể diện người nghe, do muốn châm biếm, mỉa mai và quan trọng hơn nữa là không muốn chịu trách nhiệm trực tiếp về điều mình nói ra. Trong đời sống hằng ngày, lập luận hàm ẩn nói chung cũng được người nói sử dụng do những nguyên nhân chủ yếu như vậy.

2.1.2.2. Ví dụ

“Móng giị có bốn. Lợn nào mà chẳng vậy? Bốn cái móng giị phần bốn ơng to nhất. Lệ làng từ cổ đến giờ vốn thế. Tuy trong số bốn ơng to nhất chẳng có ông

nào cịn khỏe răng để có thể gặm nổi cái móng giị, nhưng cũng chẳng ơng nào

chịu mất (R). Một miếng giữa làng (p1)… Đừng có tưởng…”

(Đơi móng giị – Nam Cao)

Có thể thấy đây là một lập luận hàm ẩn luận cứ. Lập luận trên có mơ hình như sau:

Trong số bốn ơng to nhất, chẳng có Cũng chẳng ông nào chịu mất

ông nào cịn khỏe răng để gặm nổi cái móng giị

NHƯNG

Cả bốn ơng đều khơng ăn móng giị Một miếng giữa làng

Trong đó, mũi tên liền chỉ quan hệ trực tiếp trên bề mặt văn bản, mũi tên đứt và đường nét đứt thể hiện mối quan hệ ngầm ẩn. Luận cứ “Một miếng giữa làng” được đặt sau kết luận “chẳng ơng nào chịu mất (cái móng giị)”, tuy nhiên đây chỉ là luận cứ bề nổi. Luận cứ này đưa người nghe, người đọc đến một luận cứ hàm ẩn phía sau, được suy ra từ luận cứ này. Nhân dân ta có câu: “Một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”, ý nói miếng ăn giữa làng tuy ít nhưng là miếng ăn danh giá (chủ yếu trên phương diện tinh thần), còn hơn “một sàng xó bếp”, tuy nhiều nhưng là miếng ăn úi xùi, không ai biết đến, chỉ thỏa mãn nhu cầu vật chất thuần túy. Vì thế, có thể coi “miếng ăn giữa làng” là miếng ăn danh dự, những người bị mất miếng ăn này thường mang cảm giác bị xã hội coi thường, khinh miệt nên không ai chịu mất “miếng ăn giữa làng”. Đây mới là luận cứ hàm ẩn thật sự dẫn tới kết luận “chẳng ông nào chịu mất (cái móng giị)”.

2.1.3. Lập luận ngữ cảnh

Nội dung giao tiếp của diễn ngôn bao gồm hai loại nội dung khác nhau: nội dung ngữ nghĩa (nội dung mệnh đề cơ bản của diễn ngôn được thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ); và nội dung về thông tin ngữ cảnh.

Ngữ cảnh là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngơn ngữ và có thể được hiểu khác nhau đối với những nhà nghiên cứu khác nhau. Diệp Quang Ban [2, tr. 284] phân chia ngữ cảnh theo cách hiểu chung nhất, xét trong quan hệ với ba bậc liên quan đến hệ thống ngôn ngữ:

- Ngữ cảnh ngữ âm (phonetic context) là chu cảnh ngữ âm của một yếu tố ngữ

âm nào đó, hay là những yếu tố ngữ âm xung quanh yếu tố ngữ âm đang xét.

- Ngữ cảnh từ ngữ là những từ ngữ xung quanh từ ngữ đang xét và quyết

định ý nghĩa của từ ngữ đang xét, nên nó cũng được gọi là đồng văn bản (co-text). Hai kiểu ngữ cảnh trên đều nằm bên trong lời nói, nên chúng được gọi chung là ngữ cảnh (thuộc) phát ngôn, phân biệt với kiểu ngữ cảnh tình huống.

- Ngữ cảnh (thuộc) tình huống (context of situation), là những gì liên quan

đến môi trường bên ngồi ngơn ngữ của văn bản (diễn ngôn, phát ngôn), hoặc những thơng tin phi ngơn ngữ, có đóng góp vào ý nghĩa của văn bản.

Với lập luận ngữ cảnh, ngữ cảnh ở đây được hiểu là ngữ cảnh tình huống chứ khơng phải là ngữ cảnh ngữ âm hay ngữ cảnh từ ngữ (đồng văn bản) vừa nêu trên. Theo khái niệm về ngữ cảnh tình huống mà Diệp Quang Ban đã nêu, chúng tôi xin tạm đưa ra cách nhận diện lập luận ngữ cảnh như sau: Lập luận ngữ cảnh là những lập

luận mà luận cứ và kết luận của nó chỉ có hiệu lực lập luận khi căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể của lập luận. Tức là nếu tách rời khỏi ngữ cảnh tình huống của lập luận,

thì luận cứ và kết luận khơng cịn hiệu lực lập luận.

Nội dung ngữ cảnh rất quan trọng cho việc hiểu được nội dung thơng báo nói chung và lập luận nói riêng. Trong lập luận ngữ cảnh, nếu ngữ cảnh không được hiểu đúng thì có thể lập luận sẽ giảm hoặc mất hoàn toàn hiệu lực lập luận. Brown & Yule cho rằng có thể có hai thao tác trong giao tiếp:

Thao tác thứ nhất là nguyên lý “hiểu tại chỗ - the principle of local interpretation”, cách xác định nguyên lý này như sau: Người nghe không tạo dựng

nên một ngữ cảnh lớn hơn mức cần thiết cho việc hiểu diễn ngôn. Chẳng hạn như nếu trong lớp học, một ai đó nghe thấy phát ngơn “Tắt đèn đi” thì anh ta sẽ tắt đèn trong lớp chứ khơng chạy về nhà mình hay một nơi khác để tắt đèn.

Thao tác thứ hai là nguyên tắc “loại suy - the principle of analogy”. Theo nguyên tắc này, người nghe sẽ cố gắng hiểu diễn ngôn dựa trên cơ sở những kinh nghiệm đã sẵn có, và nó tạo ra một khung nhờ đó người nghe hiểu nội dung giao tiếp. Nói cách khác, anh ta suy từ kinh nghiệm mà mình đã trải qua trong quá trình hiểu giao tiếp. Để cho ngun tắc này có hiệu lực, theo Dijk (1977), phải cho rằng thế giới vẫn bình thường (cửa vẫn mở, mặt trời vẫn mọc đằng đơng, phố xá vẫn nằm tại vị trí cũ…)

Cả hai thao tác này góp phần mang lại mạch lạc cho diễn ngơn và cũng được áp dụng vào việc hiểu ngữ cảnh trong lập luận ngữ cảnh.

2.1.3.2. Ví dụ

“Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim Tâm hồn tơi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

(Từ ấy – Tố Hữu)

Đoạn thơ trên là một lập luận ngữ cảnh, người đọc cần căn cứ vào ngữ cảnh của lập luận mới hiểu được luận cứ và kết luận của lập luận này, từ đó lập luận mới có hiệu lực.

Tố Hữu sáng tác bài thơ “Từ ấy” năm 1938, sau khi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Niềm vui sướng hân hoan và tự hào khi được đứng dưới hàng ngũ của Đảng là cảm xúc chủ đạo của Tố Hữu để viết nên bài thơ này. Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, người đọc có thể hiểu được “từ ấy” mà tác giả nhắc đến là thời gian nào, đó là thời gian sau khi Tố Hữu được kết nạp Đảng. Hiểu được ngữ cảnh của lập luận, người đọc cũng hiểu được nội dung của kết luận (thông điệp mà nhà thơ muốn truyền tải). Đoạn thơ trên có thể xác lập thành một lập luận như sau:

Từ sau khi được kết nạp Đảng (Từ ấy), Tố Hữu được đón nhận ánh sáng của Đảng, của lý tưởng soi rọi (mặt trời chân lý) tâm hồn bừng sức sống (Tâm

2.2. Các kiểu lập luận đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong cuốn “Danh ngơn Hồ Chí Minh”

2.2.1. Lập luận theo phƣơng thức trực chỉ

Theo số liệu chúng tôi khảo sát được trong cuốn DNHCM, các lập luận theo phương thức trực chỉ có số lượng lớn nhất, chiếm đa số so với các kiểu lập luận khác. Trong tổng số 132 lập luận thống kê được trong cuốn DNHCM thì có 98 lập luận sử dụng phương thức trực chỉ, chiếm tỉ lệ 74,2%.

Do đặc điểm của phương thức trực chỉ, những lập luận sử dụng phương thức này thường mang tính rõ ràng, có liên kết chặt chẽ, do vậy, dễ tạo ra tính thuyết phục cao.

Về mặt hình thức trình bày, lập luận theo phương thức trực chỉ trong cuốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)