Những biểu hiện ngôn ngữ của chiến lược lịch sự âm tính và chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 113 - 168)

2.2.1.7 .Nhận xét

3.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.2.3.2. Những biểu hiện ngôn ngữ của chiến lược lịch sự âm tính và chiến lược

chiến lược lịch sự dương tính

a. Các biểu hiện ngơn ngữ của siêu chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện các hành vi đe dọa thể diện FTA được Brown và Levinson gọi là các biện pháp “dịu hóa”. Biện pháp dịu hóa là biện pháp làm giảm hiệu lực đe dọa thể diện của người nghe, bao gồm:

- Các biện pháp thay thế cho hành vi FTA:

+ Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, các công thức gián tiếp của hành vi ngôn ngữ đe dọa thể diện

+ Các biện pháp hình thái học ở các ngơn ngữ biến hình

+ Các phương tiện tu từ như nói giảm, nói vịng... Các phép phủ định lịch sự như: khơng sớm lắm đâu, khơng lấy gì làm…

- Các biện pháp đi kèm hành vi FTA:

+ Các công thức đi kèm thường dùng trong cầu khiến như: làm ơn, phiền cậu (ông, bà, anh, chị...) giúp cho, cảm phiền...

+ Dùng cách báo trước hành vi FTA bằng các kiểu tiền dẫn nhập

- Giảm thiểu hiệu quả xấu bằng cách nói: một ít, một chút, một lát... - Tình thái hóa như: tơi nghĩ rằng, tơi thấy rằng,...

- Biện pháp “tháo ngịi nổ”: khi chúng ta dự đốn rằng hành vi sắp thực hiện có thể gây hiệu quả xấu cho người nghe thì có thể “tháo ngịi nổ” cho người nghe bằng cách nói trước cái hiệu quả xấu đó ra.

- Những yếu tố vuốt ve: nêu ra những ưu điểm của người nhận trước khi đưa ra hành vi đe dọa thể diện.

Bên cạnh các biện pháp dịu hóa, để nhấn mạnh, tăng cường hiệu lực của các hành vi đe dọa thể diện cịn có các biện pháp cứng rắn hóa.

b. Vì lịch sự dương tính nhằm thỏa mãn cái nhu cầu thể diện dương tính của người nhận FTA và cả của người nói ra các FTA cho nên các biện pháp ngơn ngữ thể hiện nó ở FTA chủ yếu là nhằm tôn vinh thể diện của người nghe (và người nói). Đỗ Hữu Châu [6, tr. 279] quy các biểu hiện ngơn ngữ của siêu chiến lược lịch sự dương tính khi thực hiện một FTA thành hai nhóm:

- Thứ nhất, dùng các hành vi tôn vinh thể diện người nhận (như biện pháp vuốt ve, xin lỗi, xin phép v.v...)

- Thứ hai dùng các yếu tố ngôn ngữ nhằm xác lập quan hệ cùng nhóm xã hội giữa người nói và người nhận. Phép lịch sự dương tính được dùng chủ yếu khi thực hiện hành vi tôn vinh thể diện.

3.2.3.3. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thơng qua việc sử dụng chiến lược lịch sự thơng qua việc sử dụng chiến lược lịch sự

Qua nghiên cứu các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốn DNHCM, chúng tôi nhận thấy, tùy theo vị thế giao tiếp và chiến lược giao tiếp, Người đã có sự lựa chọn linh hoạt và khéo léo các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện chiến lược lịch sự âm tính và dương tính một cách có hiệu quả, đạt tới những mục đích giao tiếp nhất định. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các trường hợp cụ thể.

Trường hợp 1: Hồ Chí Minh ở vị thế cao, sử dụng các chiến lƣợc lịch sự

để hạ thấp vị thế của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp

Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc khơng thiếu người có tài đức.

E vì Chính phủ nghe khơng đến, thấy khơng khắp, đến nỗi những bậc tài đức khơng thể xuất thân. Khuyết điểm đó tơi xin thừa nhận.

Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.

(Tìm người tài đức – DNHCM – tr. 95, 96)

Lập luận này nằm trong bài viết “Tìm người tài đức” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Cứu Quốc ngày 20 tháng 11 năm 1946, có đối tượng tiếp nhận là đơng đảo quần chúng nhân dân. Mục đích của bài viết này là tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để tìm người tài đức cho cơng cuộc kiến thiết nước nhà. Về mặt lịch sự, hành động kêu gọi tìm người tài đức ra giúp nước của Bác là hành vi gây tổn hại đến thể diện âm tính của người đọc, đối tượng tiếp nhận văn bản. Do đó, dù Bác ở vào vị thế xã hội cao hơn người dân, nhưng Người vẫn chủ động hạ thấp vị thế, rút ngắn khoảng cách giao tiếp với nhân dân bằng cách sử dụng một loạt các chiến lược lịch sự. Đầu tiên, Bác sử dụng chiến lược lịch sự dương tính, thể hiện qua việc chủ động nêu lý do của hành động khi chưa có sự yêu cầu giải thích từ phía đối phương (người đọc). Việc làm này có thể được coi là hành vi tơn vinh thể diện dương tính của đối phương. Sau đó, Bác tiếp tục sử dụng chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện hành vi “thừa nhận” khuyết điểm. Với hành vi này, Bác sẵn sàng nhận phần tổn hại thể diện về phía mình. Chiến lược lịch sự này cũng đồng thời mở đường cho việc thực hiện hành vi làm tổn hại thể diện âm tính của đối phương, cũng là mục đích giao tiếp cuối cùng của lập luận, đó là yêu cầu các địa phương “phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”. Chính bởi ý thức được mức độ đe dọa thể diện người đọc do lời đề nghị của mình mang lại, Bác đã chủ động lựa chọn chiến lược giao tiếp hạ thấp vị thế, thể hiện qua việc sử dụng các chiến lược lịch sự phù hợp, giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện của đối phương. Từ đó, khiến cho mục đích giao tiếp của Bác

Sau đây, chúng ta sẽ xét tiếp một lập luận thể hiện rõ các chiến lược lịch sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người ở vị thế cao, muốn hạ thấp vị thế của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp.

Các bạn ở mẫu quốc, các đồng chí ở thuộc địa, vì lợi ích của cơng lý, chân lý và tiến bộ, cần phải xóa khoảng cách giả tạo dường như chia rẽ các đồng chí. Tờ Le Paria là tờ báo đầu tiên nhằm mục đích hồn thành nhiệm vụ ấy.

(Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria – DNHCM – tr. 32)

Đây là lập luận nằm trong lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria ngày 10 tháng 2 năm 1922 của Nguyễn Ái Quốc. Thay mặt cho ban phụ trách xuất bản tờ báo, Người đã viết văn bản này nhằm mục đích kêu gọi mọi người ở cả các nước chính quốc và thuộc địa tham gia hội hợp tác xuất bản báo Le Paria và đặt mua dài hạn tờ báo. Nguyễn Ái Quốc phụ trách tờ báo với vai trò vừa làm chủ bút, biên tập, viết bài, giữ quỹ kiêm phát hành. Với tư cách như vậy, Người có vị thế xã hội cao hơn đối tượng tiếp nhận văn bản - những người dân bình thường. Tuy nhiên, hành động kêu gọi mọi người tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria và đặt mua tờ báo là hành động đe dọa thể diện âm tính của đối tượng tiếp nhận văn bản. Do đó, Người đã chủ động lựa chọn chiến lược giao tiếp hạ thấp vị thế, rút ngắn khoảng cách giao tiếp bằng việc sử dụng một loạt các chiến lược lịch sự. Đầu tiên là chiến lược lịch sự dương tính thể hiện qua việc Bác sử dụng từ xưng hơ “các bạn”, “các đồng chí” nhằm xác lập quan hệ cùng nhóm xã hội giữa Bác và đối tượng tiếp nhận văn bản.

Bên cạnh đó, trong lập luận này, để mục đích tác động đến đối tượng tiếp nhận văn bản đạt hiệu quả cao, Bác đã thực hiện hành vi đe dọa thể diện âm tính của đối phương bằng cách sử dụng biện pháp cứng rắn hóa, thể hiện ở việc nói trắng bằng từ ngữ mạnh: “cần phải xóa khoảng cách giả tạo dường như chia rẽ các đồng

chí”. Tuy nhiên, đồng thời với nó, Bác vẫn sử dụng biện pháp giảm nhẹ, dịu hóa

hành vi đe dọa thể diện này bằng cách sử dụng yếu tố tình thái hóa “dường như” khi thể hiện sự nhận xét đánh giá. Không những thế, lường trước được mức độ tổn hại của hành vi đe dọa thể diện gây ra, trước khi thực hiện hành vi này, Bác đã sử dụng

yếu tố rào đón thuộc chiến lược lịch sự âm tính để giảm nhẹ mức độ tổn hại thể diện, đồng thời tơn vinh thể diện dương tính của người đọc. Đó là việc nêu động cơ tốt đẹp của hành động: “vì lợi ích của cơng lý, chân lý và tiến bộ”. Như vậy, chỉ trong một lập luận ngắn, Bác Hồ đã kết hợp linh hoạt và khéo léo các chiến lược lịch sự để tự hạ thấp vị thế, rút ngắn khoảng cách giao tiếp giữa mình và người đọc, nhằm đạt đến mục đích giao tiếp cuối cùng là kêu gọi được nhiều người tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria và đặt mua báo dài hạn.

Trường hợp 2: Hồ Chí Minh ở vị thế cao, lựa chọn vi phạm nguyên lý lịch

sự để giữ ngun vị thế cao vốn có của mình và duy trì khoảng cách giao tiếp

Trường hợp này thường xuất hiện ở các lập luận Bác trả lời phóng viên quốc tế về những vấn đề của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch nước. Với lập trường đại diện cho một quốc gia, một dân tộc, để giữ gìn quốc thể trong những hồn cảnh giao tiếp mang tính chính thức, trang trọng, Hồ Chủ tịch thường sử dụng chiến lược giao tiếp giữ nguyên vị thế cao của mình. Chiến lược này cũng được thể hiện qua những dấu hiệu của phép lịch sự. Ta cùng xem xét lập luận sau để thấy rõ điều đó.

Hỏi: Xin Chủ tịch cho biết tại sao lại có cái cảm tưởng chung rằng sở dĩ người Pháp e ngại khơng muốn điều đình với ơng Hồ Chí Minh, là vì điều đình với Ơng tức là để cho nước Nga có một chỗ đặt chân ở Việt Nam?

Trả lời: Đây chỉ là một cái cớ để nói. Nước Nga Xơviết khơng có trước năm 1917. Nhưng mà nền đơ hộ Pháp ở Việt Nam đã có từ 80 năm nay.

(Trả lời ơng Vaxiđép Rao. Thơng tín viên hãng Reuter – DNHCM – tr.100, 101)

Đây là lập luận xuất hiện trong bài trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ơng Vaxiđép Rao – thơng tín viên hãng Reuter. Xét về vị thế xã hội, Bác Hồ với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, có vị thế cao hơn ơng Vaxiđép Rao – một nhà báo nước ngồi. Xét về mục đích giao tiếp, người hỏi ở đây là ông Vaxiđép Rao, thực hiện hành vi hỏi để lấy được thông tin cần thiết. Bằng hành động hỏi của mình, thơng tín viên này đã gây tổn hại đến thể diện âm tính của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, nhà báo này đã chủ động sử dụng chiến lược lịch sự âm tính để giảm thiểu mức độ tổn hại thể diện gây ra cho Hồ Chủ tịch. Điều này

được thể hiện qua cách dùng hành vi ngôn ngữ gián tiếp để thể hiện biểu thức cầu khiến: “Xin Chủ tịch cho biết”, cách nói này cũng thể hiện sự tôn trọng đối với vị thế xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cịn với Bác Hồ, Người đồng ý trả lời câu hỏi của ông Vaxiđép Rao tức là đã chấp nhận tổn hại thể diện âm tính mà ơng ta gây cho mình. Thêm vào đó, Hồ Chủ tịch vốn ở vị thế xã hội cao hơn nhà báo, lại đại diện cho một đất nước trả lời về vấn đề chính trị quan trọng, nên muốn giữ nguyên vị thế cao của mình, duy trì khoảng cách giao tiếp với đối phương. Để thực hiện chiến lược giao tiếp này, Người đã thực hiện hành vi đe dọa thể diện đối phương mà khơng có bù đắp bằng cách vi phạm các nguyên lý lịch sự. Thay vào đó, Bác dùng cách nói trực tiếp vào thẳng vấn đề, khơng có các yếu tố tiền dẫn nhập giảm nhẹ mà trực tiếp nêu ra ý kiến nhận định của bản thân: “Đây chỉ là một cái cớ để nói”. Việc nêu thẳng nhận xét mang tính tiêu cực về câu hỏi của đối phương như vậy là một hành vi gây tổn hại đến thể diện dương tính của đối phương. Bên cạnh đó, trong khi trả lời, Hồ Chủ tịch còn sử dụng các câu đơn ngắn gọn, tối giản, chỉ cung cấp thông tin ở mức vừa đủ, không nêu thêm bất cứ thơng tin bổ sung ngồi lề nào. Như vậy nghĩa là Bác khơng có ý định cứu vãn thể diện của đối phương hay có hành vi nào khác để tơn vinh thể diện của người đó. Điều này nhằm thực hiện mục đích giao tiếp cuối cùng là tỏ rõ lập trường chính trị cứng rắn, thái độ kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề chính trị nhạy cảm mà nhà báo đã đề cập tới trong bài phỏng vấn.

Trường hợp 3: Hồ Chí Minh ở vị thế ngang bằng, lựa chọn vi phạm

nguyên lý lịch sự để nâng cao vị thế của mình và kéo giãn khoảng cách giao tiếp

Ở Đơng Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mơng, rừng rú bao la, chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù. Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số khơng. Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ chẳng làm gì cả. Những thanh niên khơng có phương tiện thì khơng dám rời q nhà;

những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; cịn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tị mị của tuổi trẻ mà thơi!

Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh.

(Gửi thanh niên An Nam – DNHCM – tr.45, 46)

Lập luận này nằm trong phụ lục mang tên “Gửi thanh niên An Nam” của tác phẩm chính luận “Bản án chế độ Thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc viết trong thời gian hoạt động ở Pháp, xuất bản lần đầu năm 1925. Đối tượng hướng đến của bài viết này là thanh niên An Nam. Xét về vị thế xã hội, lúc này Bác Hồ đang hoạt động ở Pháp với tư cách một thanh niên yêu nước lấy tên Nguyễn Ái Quốc, do đó, Người có vị thế ngang bằng với đối tượng của bài viết là thanh niên An Nam. Tuy nhiên, mục đích của bài viết này là nhằm thức tỉnh thanh niên An Nam thoát khỏi sự hèn nhát, lười nhác, tích cực hoạt động, làm việc để phát triển kinh tế đất nước. Với mục đích giao tiếp này, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn chiến lược nâng cao vị thế, để làm lời nói có “trọng lượng hơn”, từ đó tạo ra ảnh hưởng, tác động đáng kể hơn đối với đối tượng của bài viết là thanh niên An Nam. Cụ thể, Người đã sử dụng một loạt các hành vi đe dọa thể diện dương tính và âm tính của thanh niên An Nam như: nêu cảm xúc tiêu cực của bản thân với đối phương (“nói ra thì buồn, buồn lắm”), lối nói trực tiếp (“họ chẳng làm gì cả”), sử dụng những nhận xét mang tính chất chê bai, chế giễu (“không dám rời quê nhà”, “chìm ngập trong sự biếng nhác”, “chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tị mị của tuổi trẻ”, “Đơng Dương đáng thương hại”, “đám thanh niên già cỗi”).

Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc cịn cố ý vi phạm nguyên lý lịch sự, đe dọa thể diện dương tính của thanh niên An Nam khi sử dụng các từ xưng hô để chỉ thanh niên An Nam: “thanh niên”, “người”, “kẻ”, “đám thanh niên già cỗi của Người”, đây đều là những từ xưng hơ có mục đích tách nhóm xã hội giữa Nguyễn Ái Quốc và thanh niên An Nam. Tất cả các hành vi đe dọa thể diện, vi phạm chiến lược lịch sự này được Nguyễn Ái Quốc sử dụng liên tục, với mật độ cao trong lập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 113 - 168)