2.2.1.7 .Nhận xét
2.2.2.4. Lập luận hàm ẩn có mơ hình “tổng phân hợp”
Trong số 28 lập luận hàm ẩn chúng tôi thống kê được trong cuốn DNHCM, mơ hình lập luận hàm ẩn “tổng phân hợp” chỉ xuất hiện một lần duy nhất, chiếm 3,6%, đó là trong “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ”:
Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình khơng thể có được.(R1)
Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là tồn thể nhân loại.
Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đơng có trải qua hai giai đoạn đầu không? Từ nhiều thế kỷ nay, họ chẳng hưởng được thái bình hay sao để đến mức làm cho người châu Âu khinh rẻ họ (lười nhác, mê muội hàng nghìn năm, v.v...)?
Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân
tộc học phương Đơng. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xơ viết đảm nhiệm.(R2)
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ - DNHCM - tr.35)
Thực chất, lập luận trên là một mạng lập luận phức tạp được tạo nên từ hai lập luận thành phần và một lập luận lớn theo mơ hình “tổng phân hợp”, vì vậy có thể xếp nó vào trường hợp “mạng lập luận hàm ẩn”. Tuy nhiên, xét thấy lập luận lớn bao trùm ở đây là lập luận “tổng phân hợp” nên chúng tôi xếp lập luận này vào tiểu loại lập luận “tổng phân hợp”.
Trước hết, ta xem xét từng lập luận bộ phận cấu thành nên lập luận lớn này.
- Lập luận bộ phận 1: Tam đoạn luận hàm ẩn kết luận.
Có thể trình bày các luận cứ của lập luận này như sau:
p1a: Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên triết lý của lịch sử châu Âu.
p1b: Mà châu Âu chưa phải là toàn thể nhân loại (Châu Âu chỉ là một bộ phận
của nhân loại)
Thực hiện một vài thao tác suy luận, ta có thể dễ dàng phục hồi kết luận được hàm ẩn trong tam đoạn luận này:
r1: Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên triết lý của một bộ phận
Ta có sơ đồ của lập luận bộ phận 1 như sau: p1a
r1 p1b
- Lập luận bộ phận 2: Lập luận mơ hình P R đơn giản hàm ẩn kết luận. Có thể trình bày các luận cứ của lập luận này như sau:
p2a: Mác cho biết sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau.
p2b: Các dân tộc Viễn Đông không trải qua hai giai đoạn đầu: chế độ nô lệ và
chế độ nông nô; cũng không trải qua đấu tranh giai cấp. Hai luận cứ này dẫn tới kết luận là:
r2: Học thuyết của Mác không đúng với trường hợp các dân tộc Viễn Đơng. Ta có sơ đồ của lập luận bộ phận 2 như sau:
P2a
r2 p2b
Từ hai lập luận bộ phận này, Hồ Chí Minh xây dựng một lập luận lớn có mơ hình tổng phân hợp, trong đó, kết luận r1, r2 của hai lập luận bộ phận trên làm luận cứ:
đồng hướng
p1
R1 R2
p2
Trong sơ đồ này, luận cứ p1, p2 (chính là kết luận r1, r2 của hai lập luận bộ phận trên) hàm ẩn, thể hiện bằng nét gạch đứt.
Cũng như mơ hình “tổng phân hợp” trong lập luận trực chỉ, mơ hình lập luận “tổng phân hợp” trong lập luận hàm ẩn cũng có hai kết luận R1, R2 ln ln đồng hướng với nhau và các luận cứ nằm giữa hai kết luận. Theo đó, lập luận hàm ẩn có mơ hình “tổng phân hợp” cũng là những lập luận vịng trịn khép kín.
Điểm khác biệt giữa lập luận hàm ẩn mơ hình “tổng phân hợp” và lập luận trực chỉ mơ hình “tổng phân hợp” là trong lập luận hàm ẩn “tổng phân hợp” thì một hoặc nhiều luận cứ vắng mặt trên bề mặt lập luận. Cụ thể trong trường hợp lập luận đang xét, cả hai luận cứ lớn đều hàm ẩn và được khôi phục dựa vào những luận cứ của các lập luận bộ phận.
Một điểm đáng chú ý nữa ở lập luận hàm ẩn “tổng phân hợp” là chỉ có trường hợp hàm ẩn luận cứ, khơng có trường hợp hàm ẩn kết luận. Vì theo nguyên tắc, nếu lập luận nhìn về hình thức chưa có kết luận (do kết luận được hàm ẩn), người ta sẽ chỉ suy luận để khôi phục một kết luận, chứ khơng có ý thức phải khơi phục cả hai kết luận (nếu có) của lập luận, bởi hai kết luận của lập luận mơ hình “tổng phân hợp” đều có chung luận cứ và đồng hướng.