Mạng lập luận hàm ẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 76 - 78)

2.2.1.7 .Nhận xét

2.2.2.6. Mạng lập luận hàm ẩn

Trong cuốn DNHCM có 6 mạng lập luận hàm ẩn, trong đó có 2 trường hợp đặc biệt. Một trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận hàm ẩn mơ hình “tổng phân hợp”, một trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận tam đoạn luận hàm ẩn. Hai trường hợp này đã được chúng tơi phân tích ở trên phần lập luận tam đoạn luận hàm ẩn và lập luận hàm ẩn mơ hình “tổng phân hợp”. Ngồi 2 trường hợp này, 4 mạng lập luận hàm ẩn còn lại đều được xây dựng từ tập hợp các lập luận có mơ hình P R đơn giản. Mạng lập luận sau đây là một ví dụ:

Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã hồn tồn và vĩnh viễn khi nào chúng ta xóa bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa. Theo

quan điểm đó, việc tổ chức cơng đồn ở các nước thuộc địa có một tầm quan trọng đặc biệt.

Do đặc trưng của lập luận hàm ẩn là thiếu vắng sự xuất hiện của một hay nhiều luận cứ hoặc kết luận trên bề mặt lập luận nên mạng lập luận hàm ẩn cũng khó nhận biết hơn mạng lập luận trực chỉ. Nếu chỉ đọc qua, nghe qua, khơng ít người sẽ khơng thể phát hiện thực chất lập luận trên lại là một lập luận có nhiều luận cứ và kết luận và giữa chúng lại có mối quan hệ tầng bậc móc xích khá phức tạp. Trước hết, cần hệ thống lại các lập luận bộ phận xuất hiện trong mạng lập luận trên:

- Lập luận bộ phận 1: Lập luận trực chỉ

p1: Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người

lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa

R1: Bởi thế, nó chỉ tan rã hồn tồn và vĩnh viễn khi nào chúng ta xóa bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa

- Lập luận bộ phận 2: Lập luận hàm ẩn

p2 (hàm ẩn): Cơng đồn ở các nước thuộc địa bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi

của người lao động ở các nước thuộc địa.

R2 (hàm ẩn): Cơng đồn ở các nước thuộc địa giúp xóa bỏ nền móng của lâu đài

đế quốc chủ nghĩa.

- Lập luận bộ phận 3: Lập luận hàm ẩn luận cứ

p3a: Chủ nghĩa đế quốc chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta xóa bỏ được nền móng của lâu đài đế quốc chủ nghĩa

p3b (hàm ẩn): Công đồn ở các nước thuộc địa giúp xóa bỏ nền móng của lâu đài

đế quốc chủ nghĩa.

R: Việc tổ chức cơng đồn ở các nước thuộc địa có một tầm quan trọng đặc biệt. Ta có thể diễn giải mạng lập luận trên thành sơ đồ như sau (mũi tên nét gạch đứt biểu hiện quan hệ hàm ẩn):

(I) P1 R1

R

Mạng lập luận này được tạo thành bởi hai lập luận bộ phận có mơ hình P R đơn giản. Riêng lập luận bộ phận 2 không xuất hiện trên bề mặt lập luận (thiếu vắng cả luận cứ và kết luận) nhưng người nghe vẫn hồn tồn có thể phục hồi nó bằng cách căn cứ vào luận cứ và kết luận xuất hiện trên bề mặt lập luận. Kết luận của hai lập luận này lại trở thành luận cứ của kết luận trong lập luận cuối cùng.

Sở dĩ Hồ Chí Minh chọn cách diễn đạt đơn giản một mạng lập luận phức tạp bằng cách không đề cập đến một số luận cứ và kết luận là bởi vì như thế sẽ giúp lập luận trở nên ngắn gọn, súc tích. Mặt khác, do những yếu tố lược bớt vẫn hoàn toàn có thể hồi phục lại được qua một vài thao tác suy đoán đơn giản của người nghe, người đọc nên hiệu lực lập luận hồn tồn khơng bị giảm đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)