2.2.1.7 .Nhận xét
2.2.2.1. Lập luận hàm ẩn theo mô hình PR đơn giản
Như đã đề cập ở phần lập luận trực chỉ mơ hình P R đơn giản, lập luận P R đơn giản là loại lập luận có một hay nhiều luận cứ và một kết luận. Trong số 28 lập luận hàm ẩn thống kê được thì có 12 lập luận hàm ẩn có mơ hình P R đơn
giản, chiếm 42,9%. Giống với trường hợp các lập luận trực chỉ, mơ hình P R đơn giản cũng là mơ hình lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều nhất trong số các lập luận hàm ẩn.
Điểm khác biệt giữa mơ hình P R đơn giản trong lập luận trực chỉ với mơ hình này trong lập luận hàm ẩn được quyết định bởi đặc trưng của lập luận hàm ẩn, đó là khuyết thiếu thành phần luận cứ hoặc kết luận trên bề mặt văn bản. Ở lập luận hàm ẩn mơ hình P R đơn giản xuất hiện cả hai trường hợp: hàm ẩn luận cứ và hàm ẩn kết luận.
- Trường hợp hàm ẩn luận cứ:
Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định khơng nên bầu.
(Lời phát biểu trong buổi lễ ra mắt ứng cử viên tổ chức tại Việt Nam học xá – DNHCM – tr. 84)
Ở lập luận này, luận cứ p2 đã bị hàm ẩn. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy
do có sự khuyết thiếu mối liên hệ giữa các khái niệm ở luận cứ p1 và kết luận, nói
cách khác, giữa luận cứ p1 và kết luận R chưa có mối liên hệ trực tiếp. Chỉ khi thêm
một luận cứ p2 vào lập luận, các bước lập luận mới rõ ràng, và có thể dễ dàng nhận
thấy mối quan hệ giữa luận cứ với luận cứ và luận cứ với kết luận trong lập luận:
p1: Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ
lợi chung
p2 (hàm ẩn): Quan cách mạng là những người thích hưởng thụ, vị kỷ, chỉ lo
cho lợi ích bản thân
R: Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định khơng nên bầu. Ta có sơ đồ lập luận như sau:
p1
R p2
Trong đó, p2 được nối với R bằng đường gạch đứt, thể hiện quan hệ hàm ẩn.
Hồ Chủ tịch dùng lập luận hàm ẩn trong trường hợp này do khái niệm “quan cách mạng” là khái niệm quen thuộc với người dân thời bấy giờ, khơng cần thiết phải giải thích cụ thể (luận cứ p2) mà người nghe, người đọc vẫn có thể tự
suy ra mối liên kết giữa luận cứ p1 và kết luận. Như vậy, dùng lập luận hàm ẩn ở
đây,vừa khiến cho phát ngôn trở nên ngắn gọn, súc tích mà vẫn đủ ý, hiệu quả trong lập luận.
- Trường hợp hàm ẩn kết luận:
Các bạn ở mẫu quốc, các đồng chí ở thuộc địa, vì lợi ích của cơng lý, chân lý và tiến bộ, cần phải xóa khoảng cách giả tạo dường như chia rẽ các đồng chí (p1).
Tờ Le Paria là tờ báo đầu tiên nhằm mục đích hồn thành nhiệm vụ ấy (p2).
(Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria – DNHCM – tr.32)
Khác với lập luận hàm ẩn luận cứ, những lập luận hàm ẩn kết luận có đầy đủ các luận cứ xuất hiện trên bề mặt lập luận. Ở lập luận này, ta thấy xuất hiện đầy đủ hai luận cứ p1, p2, nhưng kết luận lại được hàm ẩn. Tuy nhiên, qua tiêu đề của bài viết chứa lập luận này (“Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria”), người đọc, người nghe có thể dễ dàng suy ra kết luận của luận cứ này là “Hãy tham
gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria”. Ở đây, hai luận cứ P1, P2 cùng hướng với
nhau và cùng hướng tới chấp nhận kết luận. Lập luận này được sơ đồ hóa như sau: p1
R p2
Như vậy, kết luận không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay trong lập luận, nó có thể tồn tại ở nhan đề của văn bản, diễn ngơn, có thể tồn tại ở mục đích mà văn bản, diễn ngơn đó hướng đến. Trường hợp này, lập luận không chỉ tồn tại ở cấp độ một câu, một đoạn văn, mà còn tồn tại ở cấp độ lớn hơn, đó là văn bản.
2.2.2.2. Lập luận hàm ẩn mơ hình “tam đoạn luận” (tam đoạn luận hàm ẩn)
Theo kết quả thống kê được trong cuốn DNHCM, có 5 lập luận hàm ẩn có mơ hình “tam đoạn luận” trong tổng số 28 lập luận hàm ẩn, chiếm tỉ lệ 17,9%.
Đặc điểm của lập luận tam đoạn luận hàm ẩn là có thành phần luận cứ (tiền đề lớn và tiền đề nhỏ) hoặc kết luận khuyết thiếu trên bề mặt lập luận. Trong mẫu khảo sát của chúng tôi, xuất hiện cả hai trường hợp: tam đoạn luận hàm ẩn luận cứ và tam đoạn luận hàm ẩn kết luận.
- Tam đoạn luận hàm ẩn luận cứ (hàm ẩn tiền đề):
Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm.
(Tự phê bình – DNHCM – tr.88)
Trong tam đoạn luận thì luận cứ chỉ cái chung làm tiền đề lớn (đại tiền đề), luận cứ chỉ cái riêng làm tiền đề nhỏ (tiểu tiền đề). Căn cứ vào kết luận về cái riêng (cụ thể là “người đời”) và luận cứ “người đời không phải thánh thần”, người đọc, người nghe có thể suy ra luận cứ vắng mặt ở đây là đại tiền đề. Và ta dễ dàng khơi phục lại tồn bộ lập luận như sau:
Đại tiền đề (p1) (hàm ẩn): Chỉ có thánh thần mới khơng có khuyết điểm. Tiểu tiền đề (p2): Người đời không phải thánh thần.
Kết luận (R): Không ai tránh khỏi khuyết điểm.
Với tam đoạn luận này, đại tiền đề được đông đảo mọi người chấp nhận và coi đó là điều hiển nhiên. Do đó, khi lập luận, Bác Hồ đã “rút gọn” đại tiền đề này mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa và hiệu lực lập luận. Trường hợp tam đoạn luận có luận cứ vắng mặt như vậy cịn được Aristote gọi là “tam đoạn luận giản ước”.
Cũng như trường hợp tam đoạn luận trực chỉ, trật tự các thành phần trong tam đoạn luận hàm ẩn cũng có thể thay đổi cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa và hướng của lập luận. Ta có thể trình bày lập luận trên theo nhiều cách, chỉ cần thay đổi kết tử lập luận sao cho phù hợp.
- Tam đoạn luận hàm ẩn kết luận:
Tuy vậy Đảng Lao động Việt Nam cũng do nhiều người tổ chức lại mà thành (p1a). Mà người thì ai cũng có ít nhiều khuyết điểm (p1b). Vì vậy Đảng Lao động Việt
Nam mong mỏi và hoan nghênh sự phê bình thật thà của các đảng phái và đoàn
thể bạn, của các nhân sĩ và của toàn thể đồng bào để cho Đảng tiến bộ mãi (R2).
Kết luận R2 trong lập luận trên không phải là kết luận trực tiếp của hai luận cứ P1a và P1b. Thực chất, P1a và P1b là luận cứ của một tam đoạn luận hàm ẩn kết luận. Từ mối quan hệ giữa P1a và P1b, có thể khôi phục tam đoạn luận này như sau:
Đại tiền đề (p1a): Người thì ai cũng có ít nhiều khuyết điểm
Tiểu tiền đề (p1b): Đảng Lao Động Việt Nam cũng do nhiều người tổ chức lại
mà thành.
Kết luận (R1) (hàm ẩn): Đảng Lao Động Việt Nam cũng có lúc khơng tránh
được khuyết điểm.
Đến lượt mình, kết luận (R1) lại trở thành luận cứ (tiểu tiền đề) của tam đoạn luận hàm ẩn phía sau nó. Ta có tam đoạn luận hàm ẩn thứ hai như sau:
Đại tiền đề (p2a) (hàm ẩn): Có khuyết điểm thì phải lắng nghe phê bình và sửa chữa
Tiểu tiền đề (p2b/ R1) (hàm ẩn): Đảng Lao Động Việt Nam cũng có lúc khơng
tránh được khuyết điểm
Kết luận (R2): Đảng Lao động Việt Nam mong mỏi và hoan nghênh sự phê
bình thật thà của các đảng phái và đoàn thể bạn, của các nhân sĩ và của toàn thể đồng bào để cho Đảng tiến bộ mãi.
Hai tam đoạn luận hàm ẩn này tạo thành một mạng lập luận hàm ẩn có sơ đồ như sau:
p1a
R1/ p2b
p1b R2
p2a
Đường nét liền thể hiện những thành phần xuất hiện trực tiếp trên bề mặt lập luận, đường nét đứt thể hiện những thành phần hàm ẩn trong lập luận.
Theo sơ đồ trên, có thể thấy rõ rằng, kết luận hàm ẩn R1 của lập luận trước
lại trở thành luận cứ p2b của lập luận sau.
Qua một số ví dụ về lập luận tam đoạn luận hàm ẩn đã phân tích ở trên, ta thấy rằng, lập luận tam đoạn luận hàm ẩn cũng chặt chẽ không kém so với những
tam đoạn luận trực chỉ. Bởi trong tam đoạn luận hàm ẩn, bộ phận hàm ẩn là những điều hiển nhiên đã được đông đảo mọi người công nhận nên dù chúng có khơng xuất hiện trên bề mặt lập luận thì điều đó cũng khơng gây ảnh hưởng hay làm giảm hiệu lực lập luận. Người đọc, người nghe vẫn hồn tồn có thể khơi phục lại những thành phần vắng mặt trong tam đoạn luận hàm ẩn một cách dễ dàng. Do những đặc trưng đó, nên mơ hình tam đoạn luận hàm ẩn thường được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong những trường hợp cần lập luận sắc bén nhưng uyển chuyển, khơng cần nói tất cả nhưng người đọc, người nghe vẫn có thể hiểu được toàn bộ nội dung của lập luận và ý định của người nói.
2.2.2.3. Lập luận hàm ẩn mơ hình “hình vng lập luận” (hình vng lập luận hàm ẩn)
Mơ hình “hình vng lập luận” như chúng tơi đã đề cập phía trên, là một mơ hình có tính chặt chẽ và mang lại hiệu quả lập luận khơng kém mơ hình tam đoạn luận. Những lập luận có mơ hình “hình vng lập luận” hàm ẩn cũng có đặc trưng là một hay nhiều luận cứ, hoặc kết luận không xuất hiện trực tiếp trên bề mặt lập luận, ở đây có thể gọi là hình vng lập luận thiếu một hoặc nhiều “góc”.
Trong mẫu khảo sát của chúng tơi thì các lập luận hàm ẩn mơ hình “hình vng lập luận” xuất hiện ít, chỉ có 2 lập luận có mơ hình này trong số 28 lập luận hàm ẩn, chiếm 7% tổng số lập luận hàm ẩn. Một trong hai lập luận này nằm trong văn bản “Gửi thanh niên An Nam” của Hồ Chủ tịch:
Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la, chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù. Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng
ta là một con số không.
(Gửi thanh niên An Nam – DNHCM – tr.45)
Đây là một lập luận hàm ẩn kết luận. Các thành phần xuất hiện trực tiếp trên bề mặt lập luận bao gồm:
p1: Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la, chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù.
p2b: Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức
R: Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không. Còn một kết luận r của p1 hàm ẩn, ta có thể thấy sự xuất hiện của kết luận hàm ẩn này sau một vài thao tác phục hồi và suy luận đơn giản. Mối quan hệ giữa các thành phần và luận cứ và kết luận trong lập luận trên được biểu diễn qua sơ đồ như sau:
Ở Đơng Dương, chúng ta có đủ Chúng ta hẳn phải có nền cơng
tất cả … khéo léo và cần cù (p1) thương nghiệp phát triển (r)/p2a
Nhưng
Chúng ta thiếu tổ chức Công nghiệp và thương nghiệp
và thiếu người tổ chức (p2b) của chúng ta là một con số không (R)
Trong sơ đồ này, mũi tên gạch đứt biểu thị mối quan hệ hàm ẩn giữa p1 và
kết luận (r). Đường gạch đứt nối (r) và (p2b) thể hiện mối quan hệ nghịch hướng giữa r/p2a với p2b. Thực chất, (r) mới là kết luận trực tiếp được suy ra của (p1). Đến lượt mình, r lại trở thành một luận cứ, cùng với luận cứ p2b dẫn tới kết luận R.
Ở trường hợp này, Hồ Chủ tịch muốn nhấn mạnh điểm yếu trong tình hình kinh tế Đơng Dương, cho thấy sự tương phản rõ ràng giữa điều kiện, tiềm năng để phát triển kinh tế với thực trạng vốn có. Với kết tử lập luận “nhưng”, khơng khó để nhận ra luận cứ có lực lập luận ở đây là p2b “chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức”. Đây là luận cứ dẫn tới kết luận R cuối cùng. Với mơ hình “hình vng lập luận”, Hồ Chí Minh đã tập trung nhấn mạnh sự yếu kém về tổ chức – nguyên nhân khiến cho nền công, thương nghiệp của Đông Dương là con số khơng.
2.2.2.4. Lập luận hàm ẩn có mơ hình “tổng phân hợp”
Trong số 28 lập luận hàm ẩn chúng tôi thống kê được trong cuốn DNHCM, mơ hình lập luận hàm ẩn “tổng phân hợp” chỉ xuất hiện một lần duy nhất, chiếm 3,6%, đó là trong “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ”:
Dù sao thì cũng khơng thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình khơng thể có được.(R1)
Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại.
Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đơng có trải qua hai giai đoạn đầu không? Từ nhiều thế kỷ nay, họ chẳng hưởng được thái bình hay sao để đến mức làm cho người châu Âu khinh rẻ họ (lười nhác, mê muội hàng nghìn năm, v.v...)?
Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân
tộc học phương Đơng. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết đảm nhiệm.(R2)
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ - DNHCM - tr.35)
Thực chất, lập luận trên là một mạng lập luận phức tạp được tạo nên từ hai lập luận thành phần và một lập luận lớn theo mơ hình “tổng phân hợp”, vì vậy có thể xếp nó vào trường hợp “mạng lập luận hàm ẩn”. Tuy nhiên, xét thấy lập luận lớn bao trùm ở đây là lập luận “tổng phân hợp” nên chúng tôi xếp lập luận này vào tiểu loại lập luận “tổng phân hợp”.
Trước hết, ta xem xét từng lập luận bộ phận cấu thành nên lập luận lớn này.
- Lập luận bộ phận 1: Tam đoạn luận hàm ẩn kết luận.
Có thể trình bày các luận cứ của lập luận này như sau:
p1a: Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên triết lý của lịch sử châu Âu.
p1b: Mà châu Âu chưa phải là toàn thể nhân loại (Châu Âu chỉ là một bộ phận
của nhân loại)
Thực hiện một vài thao tác suy luận, ta có thể dễ dàng phục hồi kết luận được hàm ẩn trong tam đoạn luận này:
r1: Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên triết lý của một bộ phận
Ta có sơ đồ của lập luận bộ phận 1 như sau: p1a
r1 p1b
- Lập luận bộ phận 2: Lập luận mơ hình P R đơn giản hàm ẩn kết luận. Có thể trình bày các luận cứ của lập luận này như sau:
p2a: Mác cho biết sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau.
p2b: Các dân tộc Viễn Đông không trải qua hai giai đoạn đầu: chế độ nô lệ và
chế độ nông nô; cũng không trải qua đấu tranh giai cấp. Hai luận cứ này dẫn tới kết luận là:
r2: Học thuyết của Mác không đúng với trường hợp các dân tộc Viễn Đơng. Ta có sơ đồ của lập luận bộ phận 2 như sau:
P2a
r2 p2b
Từ hai lập luận bộ phận này, Hồ Chí Minh xây dựng một lập luận lớn có mơ hình tổng phân hợp, trong đó, kết luận r1, r2 của hai lập luận bộ phận trên làm luận cứ:
đồng hướng
p1
R1 R2
p2
Trong sơ đồ này, luận cứ p1, p2 (chính là kết luận r1, r2 của hai lập luận bộ phận trên) hàm ẩn, thể hiện bằng nét gạch đứt.
Cũng như mơ hình “tổng phân hợp” trong lập luận trực chỉ, mơ hình lập luận “tổng phân hợp” trong lập luận hàm ẩn cũng có hai kết luận R1, R2 luôn luôn đồng hướng với nhau và các luận cứ nằm giữa hai kết luận. Theo đó, lập luận hàm ẩn có mơ hình