2.2.1.7 .Nhận xét
3.1. Diễn ngôn và quyền lực
3.1.1. Khái niệm “quyền lực”
Quyền lực (hay còn được một số nhà nghiên cứu gọi là “quyền thế”) là một vấn đề mang tính xã hội chứ khơng phải thuộc riêng ngôn ngữ học. Các nhà ngiên cứu đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về quyền lực.
Theo hai tác giả Brown và Levinson thì khái niệm “quyền lực” được xác định là “mức độ mà người nói có thể áp đặt kế hoạch và sự tự đánh giá của mình (thể diện) mà khơng tính đến kế hoạch hay sự tự đánh giá của người khác”.
Quyền lực còn được James McCroskey và Virginia Richmond trong cuốn “Power in the Classroom (Teacher and student perceptions)” nhận định là “… khả năng hay năng lực gây ảnh hưởng lên thái độ, niềm tin hoặc hành vi của một cá nhân hoặc một nhóm đối tượng khác, làm họ có những thay đổi”. (Dẫn theo [4]).
Cịn theo Diệp Quang Ban [3] lý giải quan niệm của Fairclough trong cuốn “Language and Power” thì quyền lực có thể được hiểu theo 2 cách khác nhau:
Với cách hiểu thứ nhất, thì “Quyền lực là năng lực chuyển hố, cái năng lực của những tác nhân gây được ảnh hưởng đến đường hướng của các sự kiện” (… power as transformative capacity, the capacity of agents to affect the course of
events). Trong cách hiểu này, “năng lực” được hiểu trong nghĩa rộng, kể cả trong
lĩnh vực vật chất lẫn trong lĩnh vực tinh thần.
Với cách hiểu thứ hai, “Quyền lực là một khái niệm tương đối, “quyền thế” (power over), và được liên kết với việc có ưu thế (dominant) bởi các cá nhân hay các tập thể (… is a relational concept, “power over”, and it linked to dominant by
individuals or collectivities). Trong nghĩa này, vấn đề quyền lực đặt trong quan hệ
với “ưu thế” (domination), tức là đặt trong sự so sánh giữa hai quyền lực, một quyền lực có kèm “ưu thế”, tức là “quyền thế”, và một không kèm “ưu thế”.
Tác giả Nguyễn Hòa, người dành nhiều sự quan tâm nghiên cứu cho diễn ngôn, quyền lực và các vấn đề liên quan cũng nêu ra quan điểm cần phân biệt “quyền lực” với “quyền uy”. Theo đó, ơng cho rằng “quyền lực” là năng lực kiểm soát hành vi của người khác hay bắt họ phải phục tùng. Còn “quyền uy” được hiểu là việc lấy ý chí của một cá nhân này buộc người khác phải phục tùng, tiếp thu. Do đó, một người có quyền lực nhưng chưa hẳn đã tạo được quyền uy với một người khác.
Như vậy, có thể thấy rằng, quan niệm về “quyền lực” giữa các nhà nghiên cứu tuy giống nhau về cơ bản nhưng cũng có một độ chênh nhất định. Ở đây, để thống nhất trong việc nghiên cứu, chúng tôi xin được theo quan điểm về quyền lực của James McCroskey và Virginia Richmond trong cuốn “Power in the Classroom
(Teacher and student perceptions)” đã nêu trên. Theo đó, “quyền lực” được hiểu là
“… khả năng hay năng lực gây ảnh hưởng lên thái độ, niềm tin hoặc hành vi của
một cá nhân hoặc một nhóm đối tượng khác, làm họ có những thay đổi”.
3.1.2. Biểu hiện của quyền lực trong diễn ngôn
Từ khái niệm về quyền lực, có thể nhận định rằng, “quyền lực được xác lập trên cơ sở vai xã hội, vị thế của chủ thể giao tiếp cũng như các chế ước xã hội liên quan đến giá trị” [6]. Mối quan hệ giữa quyền lực và diễn ngôn là mối quan hệ tương tác hai chiều. Một mặt, quyền lực được tạo ra trong q trình sử dụng ngơn ngữ, tức là “người tạo lập diễn ngôn và người diễn giải diễn ngơn đều có thể sử dụng nó (diễn ngơn) để duy trì hay tái sinh quyền lực của mình”. Mặt khác, quyền lực lại có những ảnh hưởng nhất định đến diễn ngôn. Bởi trong thực tế giao tiếp, mỗi chủ thể giao tiếp
tự thân đã mang một vị thế xã hội, thái độ, quan điểm, lập trường nhất định. Chính những đặc điểm này đã tạo ra tính bất bình đẳng trong giao tiếp xã hội. Nói cách khác, quyền lực đã ảnh hưởng và chi phối đến cách tạo lập và sử dụng diễn ngơn. Theo cách nhìn nhận này, quyền lực được biểu hiện qua tất cả những gì mà người tham gia giao tiếp thực hiện trong quá trình giao tiếp.
Một tác giả có nghiên cứu sâu về biểu hiện của quyền lực trong diễn ngôn là Diệp Quang Ban. Như trên đã đề cập, Diệp Quang Ban căn cứ vào khái niệm quyền lực của Fairclough để đưa ra sự phân biệt rõ ràng giữa diễn ngơn có “quyền thế”, tức là có cả “quyền lực” lẫn “ưu thế” và diễn ngơn chỉ có “ưu thế” nhất thời. Ở các trường hợp diễn ngơn có cả “quyền lực” lẫn “ưu thế” có sự “bất bình đẳng” về quyền thế, tức là người tham dự có cương vị cao có thể kiểm sốt các đóng góp của người khác bằng những đánh giá tích cực (cho là tốt) hoặc tiêu cực (cho là khơng tốt). Cũng theo Diệp Quang Ban, diễn ngơn có cả “quyền lực” lẫn “ưu thế” cũng xuất hiện khá đa dạng trong “phép lịch sự”, một đề tài liên quan “thể diện” thuộc Dụng học. Theo đó, các diễn ngơn liên quan đến phép lịch sự thường gặp trong các quan hệ về cương vị xã hội, về tuổi tác, về cả bản sắc văn hoá. Đây cũng là những trường hợp “bất bình đẳng” về “quyền thế”, nhưng khơng phải bao giờ người có “quyền thế” cao cũng đều lấn át người thấp hơn về “quyền thế”. Trong thực tế, đối với người chú ý tôn trọng thể diện của đối tác, thì dù có đủ “quyền thế” lẫn “ưu thế” nhưng họ vẫn cố gắng tránh sử dụng những diễn ngơn có tính “xúc phạm”.