CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Các kiểu lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong cuốn
2.2.1.1. Lập luận trực chỉ có mơ hình PR đơn giản:
Trong số 98 lập luận trực chỉ thống kê được thì có 70 lập luận có mơ hình P R đơn giản, chiếm 71,4%. Đây là mơ hình lập luận được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều nhất trong số các lập luận trực chỉ.
Một điểm quan trọng cần nhắc lại là, vì thuộc loại lập luận trực chỉ, nên luận cứ và kết luận của những lập luận trực chỉ mơ hình P R đơn giản đều được thể hiện rõ ràng, hiển ngôn trên bề mặt lập luận.
Lập luận mơ hình P R đơn giản thuộc loại lập luận đơn, tức là lập luận chỉ có một kết luận, các thành phần cịn lại đều là luận cứ. Hay nói cách khác, lập luận P R đơn giản là loại lập luận có một hay nhiều luận cứ và một kết luận. Nếu có hai hay nhiều luận cứ thì các luận cứ trong lập luận mơ hình P R đơn giản đều đồng hạng với nhau, không phân biệt lớn nhỏ.
Ví dụ 1: Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa (P). Bởi thế, nó chỉ tan rã hồn tồn và vĩnh viễn khi nào chúng ta xóa bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa.(R)
(Bản án chế độ thực dân Pháp - Nơ lệ thức tỉnh - DNHCM – tr.46)
Ví dụ 2: Đồn viên và thanh niên ta nói chung là tốt (R), mọi việc đều hăng hái xung phong, khơng ngại khó khăn, có chí tiến thủ.(P)
(Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - DNHCM – tr.195)
Qua hai ví dụ trên, có thể thấy rằng, lập luận mơ hình P R đơn giản với một luận cứ và một kết luận có thể tồn tại dưới hai cấp độ: cấp độ đoạn văn và cấp độ câu. Do đặc điểm của tiểu loại lập luận này là chỉ có một luận cứ và một kết luận nên thường khơng có trường hợp lập luận này tồn tại dưới cấp độ tồn văn bản (trừ trường hợp, văn bản chỉ có hai câu).
- Trường hợp lập luận có từ hai luận cứ trở lên và một kết luận:
Đây là trường hợp tồn tại phổ biến của tiểu loại lập luận trực chỉ theo mơ hình P R đơn giản. Theo đó, lập luận dạng này bao gồm hai (hoặc hơn hai) luận cứ và một kết luận.
Ví dụ: Một người học xong đại học, có thể gọi là có trí thức (p1). Song y không
biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: cơng việc thực tế, y khơng biết gì cả (p2). Thế thì y chỉ có trí thức một
nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải là trí thức hồn tồn.(R)
(Phải sửa đổi lối làm việc của Đảng - DNHCM - tr.107)
Ví dụ trên có sơ đồ như sau: p1
p2
Tuy xét về mặt hình thức thì đây là lập luận có 2 kết luận (được thể hiện bởi 2 câu). Nhưng về mặt nội dung thì 2 câu này lại có nội dung thống nhất, và câu sau chỉ mang vai trò bổ sung, làm rõ nghĩa cho câu trước. Vì vậy trường hợp này, chúng tơi
Giữa các luận cứ của những lập luận dạng này có mối quan hệ đồng hướng hoặc nghịch hướng. Trong ví dụ, đó là hai luận cứ nghịch hướng, trong đó, p2 là luận cứ có lực lập luận vì thuận hướng với kết luận.
Qua ví dụ nêu trên, có thể thấy rằng, những lập luận trực chỉ theo mơ hình P R đơn giản có tính linh hoạt cao, luận cứ và kết luận có thể dễ dàng thay đổi vị trí cho nhau mà khơng làm ảnh hưởng đến ý nghĩa, hướng và lực lập luận, chỉ cần thay đổi các kết tử lập luận cho phù hợp.
Tuy các lập luận trực chỉ theo mơ hình P R đơn giản chiếm số lượng lớn trong số các lập luận trực chỉ nhưng chúng tôi không chủ trương đề cập nhiều đến tiểu loại lập luận này, bởi bản thân chúng có mơ hình cấu tạo đơn giản nhất nhưng cũng có tính linh hoạt và tùy biến cao nhất. Việc tạo ra và sử dụng lập luận trực chỉ với mơ hình P R đơn giản vừa dễ lại vừa khó. Dễ ở chỗ khơng cần cầu kì và khắt khe trong việc lựa chọn cách sắp xếp các luận cứ hay kết luận. Nhưng lại khó khăn ở chỗ phải lựa chọn kĩ càng những luận cứ đưa ra. Luận cứ phải có khả năng thuyết phục cao, để chỉ cần một hoặc một vài luận cứ đơn giản, trực tiếp là có thể đưa đến một kết luận có sức thuyết phục với người đọc, người nghe, đảm bảo hiệu quả lập luận như các loại lập luận với mơ hình khác.
2.2.1.2. Lập luận trực chỉ theo mơ hình “tam đoạn luận” (tam đoạn luận trực chỉ)
Theo kết quả thống kê được trong cuốn DNHCM, tiểu loại lập luận này chiếm tỉ lệ 7,1% tổng số lập luận trực chỉ (7/98).
Tam đoạn luận là cấu trúc điển hình của lập luận diễn dịch logic. Như đã đề cập ở chương 1, tam đoạn luận gồm 3 bộ phận: tiền đề lớn (đại tiền đề - major
premise) nêu cái chung, tiền đề nhỏ (tiểu tiền đề - minor) nêu cái riêng, cái cụ thể, và kết luận (conclusion). Diễn dịch tam đoạn luận là suy luận đi từ hai tiền đề đến một kết luận tất yếu về cái riêng được suy ra từ hai tiền đề đó.
Đặc điểm của lập luận tam đoạn luận theo phương thức trực chỉ là cả luận cứ (tiền đề lớn và tiền đề nhỏ) và kết luận đều được thể hiện trực tiếp và hiển ngôn trong lập luận. Trên tư liệu khảo sát trong cuốn DNHCM, lập luận tam đoạn luận trực chỉ
không xuất hiện nhiều. Một trong những trường hợp đó là trong “Báo cáo chính trị tại
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng”:
“Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.”
(Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Tồn quốc lần thứ II của Đảng - DNHCM - tr.126)
Lập luận này có thể được diễn đạt như sau:
Đại tiền đề - p1: Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động và của dân tộc là một.
Tiểu tiền đề - p2: Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động.
Kết luận - R: Đảng Lao động Việt Nam phải là Đảng của dân tộc Việt Nam. Với tam đoạn luận trên, xét trong hoàn cảnh khi lập luận này được tạo lập thì tính đúng đắn và tồn diện của điều nêu trong tiền đề đã được cơng nhận rộng rãi. Tính đúng của cái chung trong đại tiền đề đã được Hồ Chí Minh bảo vệ kín kẽ bởi cụm từ “trong giai đoạn này”, như vậy, đại tiền đề được đảm bảo là đúng ít nhất cho đến khoảng thời gian gọi là “giai đoạn này” kết thúc. Tiểu tiền đề cũng là tuyên bố không thể bác bỏ. Do vậy, lập luận này chặt chẽ và khơng có phản luận.
Tính chặt chẽ của tam đoạn luận này còn được thể hiện rất rõ khi hồn tồn có thể thay đổi vị trí, trật tự sắp xếp của các luận cứ và kết luận mà không làm thay đổi nghĩa và hướng của lập luận. Trong lập luận trên, ta có thể dễ dàng thay đổi trật tự vị trí của luận cứ và kết luận như sau:
(Vì) Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
(Mà) Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một.
(Nên) Đảng Lao động Việt Nam phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Các kết tử lập luận có thể được thêm hoặc bớt mà khơng làm ý nghĩa của lập luận thay đổi. Thậm chí, việc đảo kết luận lên trước hai tiền đề (luận cứ) thì nghĩa
Có thể thấy rằng, lập luận trực chỉ được xây dựng theo mơ hình tam đoạn luận là những lập luận rất chặt chẽ, chắc chắn, rõ ràng và có hiệu lực lập luận mạnh. Cấu trúc đó khó có thể phá vỡ bởi những yếu tố bên ngoài tác động. Do vậy, mơ hình tam đoạn luận thường được Hồ Chí Minh sử dụng trong những trường hợp chính thức, khi cần tạo lập những lập luận ngắn gọn nhưng đanh thép, giàu sức thuyết phục.
2.2.1.3. Lập luận trực chỉ theo mơ hình “hình vng lập luận”
Trong cuốn DNHCM, bên cạnh những lập luận tam đoạn luận trực chỉ đã phân tích ở trên thì Hồ Chí Minh cũng sử dụng một mơ hình khác có tính liên kết chặt chẽ và có hiệu lực lập luận mạnh, đó là mơ hình “hình vng lập luận”. Số lượng lập luận trực chỉ có mơ hình “hình vng lập luận” là 5 trong số 98 lập luận trực chỉ, chiếm 5,1%.
Sở dĩ mơ hình này chiếm số lượng ít trong số các lập luận trực chỉ là bởi tính nghiêm cẩn trong cấu tạo của nó, khiến cho khơng phải lúc nào cũng có thể sử dụng mơ hình lập luận này một cách dễ dàng. Muốn sử dụng mơ hình lập luận này địi hỏi người tạo lập phải có sự chọn lựa luận cứ một cách kĩ lưỡng, đảm bảo luận cứ và kết luận có tính logic cao, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ.
Trong mơ hình “hình vng lập luận”, mỗi luận cứ và kết luận đứng ở một “góc”, mối liên kết giữa chúng tạo thành một hình vng với mơ hình khái qt như sau:
p1 r
p2 R trong đó R là kết luận cuối cùng của phát ngôn.
Ta cũng có thể bắt gặp mơ hình hình vng lập luận này trong nhiều lập luận đời thường.
Ví dụ: Ngơi nhà này đẹp nhưng tôi không mua.
Nếu chỉ xét trên bề mặt câu chữ, rõ ràng có thể thấy, lập luận trên khơng có đủ yếu tố để cấu thành mơ hình “hình vng lập luận”. Tuy nhiên, chỉ qua vài thao tác suy luận và phục hồi, chúng ta có thể thấy lập luận trên thực chất có mơ hình
Ngơi nhà này đẹp (p1) tơi thích (r)
(Nhưng) Giá bán đắt quá (p2) tôi không mua (R)
Những yếu tố được phục hồi qua thao tác suy luận trên hồn tồn khơng mang tính khiên cưỡng, nó hồn tồn phù hợp với tư duy và tri thức nền của người nói/ người phát ngơn, lẫn người nghe/ người tiếp nhận phát ngôn. Đồng thời, các yếu tố ẩn trong mơ hình “hình vng lập luận” đời thường cũng mang tính linh hoạt, tùy biến cao dựa theo hoàn cảnh và suy nghĩ của người phát ngơn.
Có thể thấy rằng, đối với những lập luận đời thường được xếp vào mơ hình “hình vng lập luận”, một số yếu tố của lập luận có thể khơng xuất hiện trực tiếp trên bề mặt lập luận, xét ví dụ trên thì luận cứ (p2) và kết luận (r) là hai yếu tố vắng mặt. Tuy nhiên, khơng vì sự vắng mặt đó mà mơ hình hình vng lập luận mất đi tính liên kết và hiệu lực lập luận. Người nghe vẫn hồn tồn có thể thấy được sự tồn tại của những yếu tố vắng mặt này và vai trò của chúng trong lập luận qua một vài thao tác suy luận. Tuy nhiên, đây là trường hợp thuộc về lập luận hàm ẩn mà chúng tôi sẽ đề cập kĩ hơn trong phần sau.
Trở lại với các lập luận trực chỉ, mơ hình “hình vng lập luận” được Hồ Chí Minh sử dụng một cách nhuần nhuyễn. Đối với những lập luận trực chỉ thì mơ hình “hình vng lập luận” xuất hiện đầy đủ với các yếu tố tiền đề và kết luận ở 4 “góc” của hình vng. Một số lập luận trực chỉ được xem xét sau đây thể hiện rõ điều này.
Trong “Tun ngơn độc lập”, văn bản chính luận với nhiều lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục cao, mơ hình “hình vng lập luận” cũng đã được sử dụng:
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. (p1a)
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. (p1b)
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta (p2b). Hành động của chúng trái
hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. (R)
(Tuyên ngôn độc lập – DNHCM – tr.69)
Đây là một lập luận trực chỉ được trình bày theo mơ hình “hình vng lập luận”. Có thể hệ thống hóa lập luận này thành sơ đồ như sau:
p1a
(I) r/ p2a
p1b
(II) p2b R Rút gọn lại, ta được mơ hình:
p1 r/ p2a
p2b R
Trong lập luận này, cả luận cứ và kết luận đều được thể hiện rõ ràng một cách hiển ngơn, xuất hiện trên 4 “góc” của “hình vng lập luận”, đồng thời chúng có liên kết với nhau theo chuỗi, lập luận trước là tiền đề của lập luận sau. Ở đây, lập luận (I) vừa đóng vai trị là một lập luận độc lập (bao gồm các luận cứ p1a, p1b và kết luận r), rồi chính nó lại trở thành luận cứ P2a của lập luận (II) (bao gồm luận cứ p2a, p2b và kết luận R). Kết cấu này tạo thành mạng lập luận mà chúng tơi sẽ giải thích rõ hơn ở phần 2.2.1.6 dưới đây.
Giữa kết luận r của lập luận (I), cũng là luận cứ p2a của lập luận (II) và luận
cứ p2b có sử dụng kết tử lập luận nghịch hướng “thế mà”. Sử dụng kết tử lập luận
cũng là đặc điểm thường thấy trong các mơ hình “hình vng lập luận”. Theo mơ hình ở trên, chúng tôi biểu thị mối liên kết giữa r/ p2a và p2b qua kết tử lập luận bằng đường gạch đứt. Các kết tử lập luận này cũng có thể khơng được thể hiện trực tiếp trên “hình vng lập luận” nhưng khơng vì thế mà sự liên kết nó tạo ra bị mất đi. Trên thực tế, khi tạo lập một lập luận trên mơ hình “hình vng lập luận”, nhằm tạo
mối liên kết logic giữa luận cứ và kết luận cũng như giữa các luận cứ với nhau, người tạo lập phát ngơn thường có ý thức củng cố mối liên kết này bằng việc thêm vào các kết tử lập luận.
Một ví dụ điển hình về lập luận trực chỉ sử dụng mơ hình “hình vng lập luận” nữa là lập luận trong văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”:
Chúng ta muốn hịa bình (p1), chúng ta phải nhân nhượng (r). Nhưng
chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa (p2)!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ (R).
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - DNHCM - tr.96)
Lập luận trên có thể được mơ hình hóa như sau:
Chúng ta muốn hịa bình (p1) chúng ta phải nhân nhượng (r)
Chúng ta càng nhân nhượng, Không, chúng ta thà hi sinh
thực dân Pháp càng lấn tới (p2) tất cả,… khơng chịu làm nơ lệ (R)
(vì chúng quyết tâm … lần nữa)
Rút gọn lại, ta được mơ hình giản lược như sau: p1 r p2 R
r và p2 được liên kết nhờ kết tử lập luận “nhưng”. R là kết luận lớn, cũng là đích đến cuối cùng của lập luận.
Xét trong nội bộ luận cứ p2, có thể dễ dàng nhận thấy, p2 thực chất cũng là một lập luận nhỏ bao gồm luận cứ “chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” và kết luận “chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”.
Qua việc phân tích các lập luận trực chỉ theo mơ hình “hình vng lập luận” ở trên, có thể thấy rằng, cũng như mơ hình tam đoạn luận trực chỉ, mơ hình “hình vng lập luận” có sức thuyết phục cao nhờ các luận cứ được sắp xếp chặt chẽ, có
2.2.1.4. Lập luận trực chỉ theo mơ hình “tổng phân hợp”
Trong mơ hình lập luận “tổng phân hợp”, Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật lập luận trong việc kết hợp cả lối trình bày diễn dịch và quy nạp cùng trong một lập luận để tăng sức thuyết phục và hiệu quả lập luận. Đúng như tên gọi, các lập luận trực chỉ “tổng phân hợp” đều tn theo mơ hình: kết luận - luận cứ - kết luận. Trong số 98 lập luận trực chỉ thống kê được trong cuốn DNHCM