Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 95 - 103)

2.2.1.7 .Nhận xét

3.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.2.1.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thơng

thông qua hệ thống từ xưng hô

Đối với những lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể thấy, tuy từ xưng hô xuất hiện không quá thường xuyên và đều đặn trong tất cả các lập luận nhưng cả từ xưng hơ chính danh/ khơng chính danh, tương hỗ/ phi tương hỗ đều được Người chọn lựa sử dụng một cách linh hoạt, khéo léo, hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, giúp tăng cường sức thuyết phục và hiệu lực cho lập luận.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong những lập luận thống kê được ở cuốn DNHCM, quyền lực thể hiện ở việc sử dụng từ xưng hơ có thể quy về các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hồ Chí Minh ở vị thế cao, sử dụng từ xƣng hô để khẳng

định vị thế cao vốn có của mình và xác lập khoảng cách giao tiếp

Xét lập luận trong diễn ngôn hội thoại sau:

Hỏi: Thưa chủ tịch, chúng tơi có nghe nói Chủ tịch tun bố rằng chủ tịch có

xu hướng cộng sản, nhưng có phải Chủ tịch cho rằng nước Việt Nam chưa có thể Cộng sản hóa được trước một thời hạn là 50 năm không?

Trả lời: Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi,

tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác. Cách đây 2000 năm, Đức chúa Giêsu đã nói là ta phải yêu mến các kẻ thù của ta. Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.

Còn khi nào thì chủ nghĩa Các Mác thực hiện thì tơi không thể trả lời được. Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nơng nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều kiện ấy chưa có đủ.

(Trả lời các nhà báo trong cuộc họp báo tại biệt thự Roayan Moonxgxxo,1946 – DNHCM - tr.92)

Đây là một trong số ít lập luận trong cuốn “DNHCM” xuất hiện dưới hình thức diễn ngơn hội thoại. Cuộc hội thoại diễn ra giữa một bên người hỏi là các nhà báo quốc tế và bên người trả lời là Hồ Chí Minh – với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, trong tình huống là buổi họp báo, tại khung cảnh giao tiếp

rằng, vị thế xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh cao hơn so với các phóng viên (Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa - phóng viên), đồng thời khung cảnh giao tiếp là cuộc họp báo quốc tế mang tính chính thức.

Do đó, ngay từ đầu cuộc hội thoại, hai bên đã xác định rõ vị thế giao tiếp của mình và duy trì trong suốt cuộc thoại. Phóng viên (người hỏi) có vị thế thấp hơn và muốn giữ nguyên vị thế của mình trước Hồ Chí Minh nên đã sử dụng từ “thưa” đứng trước từ xưng hơ khơng chính danh “Chủ tịch” (chỉ chức vụ) để biểu thị thái độ lịch sự, kính trọng đối với vị thế xã hội của đối phương. Đồng thời, ở đây cũng phải xét đến yếu tố không gian và khung cảnh diễn ra cuộc thoại. Do đây là cuộc thoại nằm trong khuôn khổ bài phỏng vấn diễn ra trong buổi họp báo quốc tế nên tính cơng khai, chính thức rất rõ rệt và có ảnh hưởng tới việc sử dụng chiến lược giao tiếp nói chung cũng như cách sử dụng từ xưng hô để biểu thị chiến lược giao tiếp nói riêng của hai bên tham gia giao tiếp.

Phóng viên sử dụng đại từ nhân xưng số nhiều “chúng tôi” mang sắc thái trung hòa, phù hợp với vị thế giao tiếp và không gian giao tiếp của hai bên, đồng thời cũng giữ khoảng cách nhất định với đối phương (Hồ Chí Minh). Thơng thường, trong xưng hơ của người Việt, đại từ nhân xưng chính danh “chúng tơi” thường khơng được sử dụng khi người nói ở vị thế thấp hơn và muốn giữ nguyên vị thế thấp của mình. Nhưng trong trường hợp này, bởi đây là cuộc họp báo quốc tế, người nói là phóng viên nước ngồi, đứng trên lập trường người đưa tin trung lập nên sử dụng đại từ xưng hô “chúng tôi” để tự xưng là hợp lý mà vẫn thể hiện được đúng vị thế giao tiếp và chiến lược giao tiếp.

Trong khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh - với tư cách là Chủ tịch Chính phủ của một đất nước, vốn đã có vị thế cao hơn, muốn khẳng định vị thế này và giữ nguyên khoảng cách với đối phương nên sử dụng đại từ nhân xưng chính danh là “tơi” trong câu trả lời. Cũng như đại từ nhân xưng “chúng tơi” mà các phóng viên sử dụng phía trên, đại từ “tơi” mang sắc thái trung hịa trong việc thể hiện lập trường cá nhân. Ngồi ra, khi trả lời câu hỏi của các phóng viên, Hồ Chủ tịch khơng sử dụng từ hô gọi đối phương mà đi vào trả lời trực tiếp vấn đề. Đây cũng là một biểu hiện của

Đồng thời Người cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn từ xưng hơ trong từng hồn cảnh cụ thể để đạt được tối đa hiệu quả giao tiếp. Xét lập luận trong hội thoại trên, Bác đã sử dụng hai đại từ xưng hô thể hiện lập trường rõ ràng. Với câu đầu, Người trả lời với tư cách đại diện cho cá nhân, nên sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”; câu sau, Người nói với tư cách đại diện cho đất nước, nên sử dụng đại từ “nước chúng tơi” mà khơng nói là “nước tơi”. Điều này thể hiện rằng Hồ Chủ tịch luôn muốn khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trường hợp 2: Hồ Chí Minh ở vị thế cao, sử dụng từ xƣng hơ để trung hịa/

hạ thấp vị thế cao vốn có của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp.

Ta cùng xét việc Hồ Chủ tịch sử dụng từ xưng hô trong lập luận sau:

Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự do. Lòng yêu nước thương nòi này làm vẻ vang các bạn vì nó là lý tưởng cao q nhất của lồi người.

Nhưng chúng tơi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tơi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi.

(Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương – DNHCM – tr.81, 82)

Lập luận trên xuất hiện trong một bài viết dưới dạng bức thư có nhan đề “Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương” đăng trên Báo Cứu quốc, số 72 và 74, ngày 20 và 23/10/1945. Nhan đề bài viết cho biết đối tượng hướng tới của bài viết này là những người Pháp ở Đông Dương. Xét về vị thế xã hội, Hồ Chủ tịch có vị thế cao hơn những người Pháp ở Đông Dương do lúc này Người đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khung cảnh giao tiếp là trên đất nước Việt Nam, rộng ra là Đông Dương, không phải là xứ sở quê hương của những người Pháp. Các yếu tố trên đều cho thấy vị thế xã hội của Hồ Chủ tịch cao hơn vị thế của những người Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, trong bức thư này, Người muốn hạ thấp vị thế của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp nên đã sử dụng cặp từ xưng hô “chúng tôi – các bạn”.

Trong lập luận này, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng đại từ nhân xưng chính danh số nhiều là “chúng tơi” để tự xưng. Ngồi việc tạo sự tương hỗ cân xứng trong cặp từ xưng hô “chúng tôi – các bạn” thì quan trọng hơn, việc sử dụng đại từ nhân xưng “chúng tôi” cho thấy Bác muốn thay mặt nhân dân Việt Nam nói với người Pháp về ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Việc Người sử dụng lặp lại liên tục cặp từ xưng hô tương hỗ “chúng tơi – các bạn” cũng góp phần nêu bật vị thế bình đẳng của nhân dân hai nước, từ đó, tăng thêm hiệu lực cho lập luận.

Bên cạnh đó, chính việc sử dụng từ xưng hơ “các bạn” để hô gọi đối phương đã thể hiện rõ ý thức về sự xác lập vị thế giao tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Các bạn” là từ xưng hơ khơng chính danh, trong chức năng hơ gọi, từ này thường được người nói sử dụng khi người nghe là những người có cùng độ tuổi với người nói, hoặc có mối quan hệ bạn bè, nhằm tạo mối quan hệ thân thiết giữa hai bên tham gia giao tiếp. Xét hoàn cảnh ra đời của văn bản chứa lập luận này, đây là thời gian Chính phủ Pháp đang thực hiện những chính sách xâm lược Việt Nam và Đơng Dương. Nếu xét về lập trường chính trị, người Việt Nam, mà đại diện là Chủ tịch Hồ Chí Minh và người Pháp phải ở vị thế đối đầu, khơng thể là bạn bè. Cịn xét về vị thế xã hội thì vị thế của Hồ Chủ tịch cao hơn vị thế của những người Pháp ở Đơng Dương như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, Hồ Chủ tịch đã xác định lập trường của mình ở ngay đầu bài viết, đó là “khơng lấy danh nghĩa Chủ tịch nước Cộng hồ Việt Nam, mà lấy tình một người bạn chân thật của những người Pháp lương thiện” (Hồ Chí Minh tồn tập -

Tập 4, trang73). Với lập trường đó, Bác Hồ đã sử dụng từ xưng hô “các bạn” để hô

gọi những người Pháp ở Đông Dương. Điều này đã cho thấy thái độ thiện chí, muốn kéo gần khoảng cách giao tiếp với người Pháp của Hồ Chủ tịch.

Bằng việc tự hạ thấp vị thế, rút ngắn khoảng cách giao tiếp khi dùng từ xưng hơ khơng chính danh “các bạn”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy thái độ mềm dẻo nhưng đầy kiên quyết trong lập luận, khiến cho lập luận tăng thêm sức thuyết phục và hiệu quả tác động đến người đọc, người nghe, đặc biệt là với đối tượng mà bài viết hướng đến là những người Pháp ở Đông Dương.

Ngoài những lập luận xuất hiện cặp từ xưng hơ tương hỗ như ở trên, Hồ Chủ tịch cịn sử dụng cặp từ xưng hơ phi tương hỗ và khơng chính danh trong lập luận nhằm đạt được chiến lược giao tiếp và tăng thêm hiệu quả lập luận. Lập luận sau cho thấy rõ điều đó:

Anh em phải làm thế nào để được giải phóng?

Vận dụng cơng thức của Các Mác, chúng tơi xin nói với anh em rằng, cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.

Hội Liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp anh em trong công cuộc ấy.

(Tuyên ngôn của “Hội Liên hiệp thuộc địa”, tổ chức của những người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa – DNHCM – tr. 44)

Đây là lập luận nằm trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa - một tổ chức cách mạng của những người dân bản xứ ở các thuộc địa, do Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập tháng 7 năm 1921 tại Paris. Người đứng đầu Ban thường vụ của Hội là Nguyễn Ái Quốc. Vì là người đứng đầu Ban thường vụ của Hội Liên hiệp thuộc địa nên xét về vị thế xã hội, Nguyễn Ái Quốc có vị thế cao hơn đối phương – những người dân bản xứ ở các nước thuộc địa. Do là người đứng đầu, đại diện cho Hội Liên hiệp thuộc địa nên Nguyễn Ái Quốc sử dụng đại từ nhân xưng chính danh dùng cho số đơng là “chúng tôi”. Nguyễn Ái Quốc thảo ra bản tun ngơn này với mục đích tuyên truyền giác ngộ nhân dân các thuộc địa đứng lên tự giải phóng, kêu gọi sự đồn kết trong nhân dân các nước thuộc địa trên mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn là người dân bản xứ ở các nước thuộc địa. Với mục đích giao tiếp và đối tượng tiếp nhận như vậy, Nguyễn Ái Quốc chủ động sử dụng từ xưng hơ khơng chính danh “anh em”, tạo nên cặp từ xưng hô phi tương hỗ “chúng tôi – anh em”. “Anh em” vốn là từ xưng hô thân tộc, ở đây được Nguyễn Ái Quốc sử dụng nhiều lần để hô gọi những người dân bản xứ ở các nước thuộc địa. Điều này cho thấy Người muốn hạ thấp vị thế giao tiếp của mình, rút ngắn khoảng cách giữa bản thân mình và những người dân thuộc địa, thiết lập quan hệ thân thiết giữa mình và đối phương để đạt được hiệu quả giao tiếp là người dân thuộc địa sẽ

hưởng ứng lời kêu gọi, tuyên truyền của bản tuyên ngôn, tham gia vào Hội Liên hiệp thuộc địa đứng lên chống thực dân, đế quốc, giải phóng bản thân.

Trường hợp 3: Hồ Chí Minh ở vị thế thấp, sử dụng từ xƣng hô để duy trì

vị thế thấp của mình

Đó là trường hợp lập luận Bác sử dụng trong lời phát biểu trước Quốc hội:

Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tơi xin tỏ lịng biết ơn Quốc hội.

Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tơi chưa nhận Hn chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có cơng hn; nhưng tơi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội.

(Lời phát biểu tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội Khóa II – DNHCM – tr.178)

Xét ngữ cảnh của lập luận, đây là lập luận nằm trong lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại kỳ họp Quốc hội khóa II, với nội dung là từ chối việc nhận Huân chương Sao vàng do Quốc hội trao tặng. Khung cảnh diễn ra lời phát biểu có tính chính thức, trang trọng, nghiêm túc. Về mặt vị thế, có thể thấy rằng, Bác Hồ với cương vị là Chủ tịch nước, là một cá nhân, có vị thế thấp hơn Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Do đó, trước Quốc hội, khi từ chối nhận Huân chương, Bác Hồ chủ động giữ nguyên vị thế thấp của mình, thể hiện qua việc sử dụng cặp từ xưng hơ khơng chính danh và phi tương hỗ “tôi – Quốc hội”. “Quốc hội” vốn là tên gọi cơ quan đại biểu có quyền lực cao nhất của nước ta, ở đây được Bác dùng làm từ xưng hơ để gọi chung những đại biểu trong đó. Điều này thể hiện sự tôn trọng vị thế của đối phương, ngoại trừ với tư cách là người đứng đầu Nhà nước với cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thì cịn với tư cách cá nhân tơn trọng tập thể. Nếu so sánh với từ xưng hơ khác Bác Hồ có thể dùng để hơ gọi đối phương trong trường hợp này như “các đồng chí” thì rõ ràng “Quốc hội” mang sắc thái trang trọng hơn, trung hịa hơn về sắc thái tình cảm, do đó, thích hợp với chiến

này, Bác Hồ muốn đạt tới mục đích giao tiếp là muốn Quốc hội chấp nhận hành vi từ chối nhận Huân chương Sao vàng của Bác, đồng thời hạn chế tối đa mức độ tổn hại thể diện của Quốc hội.

Trường hợp 4: Hồ Chí Minh ở vị thế thấp, sử dụng từ xƣng hô để tự nâng

cao vị thế của mình

Ta cùng xét lập luận sau đây:

Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây, Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.

(Khai quyển – Nhật kí trong tù – DNHCM – tr.64)

Đây là lập luận được trình bày dưới dạng một bài thơ. Bài thơ này được sáng tác khi Bác đang bị giam giữ trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Với thân phận là tù nhân, Bác Hồ có vị thế xã hội thấp, tuy nhiên, Bác đã tự nâng cao vị thế của mình bằng cách dùng đại từ nhân xưng chính danh “ta” để tự xưng bản thân. Khác với đại từ nhân xưng chính danh “tơi”, đại từ “ta” khi được dùng ở ngơi thứ nhất ít mang sắc thái trung hịa mà thiên về biểu cảm rõ hơn, thường được các tác giả dùng để tự xưng trong tác phẩm văn học. Ở đây, tuy với vị thế là một tù nhân,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trên tư liệu cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh) (Trang 95 - 103)