Đánh giá mức độ hài lòng của học sinh về giáo dục sức khỏe sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 90 - 93)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3. Các hoạt động giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản trong trƣờng

2.3.3. Đánh giá mức độ hài lòng của học sinh về giáo dục sức khỏe sinh

sản tại trường

Khi được hỏi về mức độ hài lòng của bản thân khi tiếp nhận kiến thức SKSS thông qua các hoạt động giáo dục tại trường, học viên thu được kết quả từ các em học sinh qua biểu đồ 2.12.

Biểu đồ 2.12. Mức độ hài lòng của học sinh về hoạt động giáo dục SKSS tại trƣờng

Đơn vị: %

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017)

Rất hài lòng 10% Hài lòng 21% Không hài lòng 47% Hoàn toàn không

hài lòng 22%

Nhận xét chung

Qua biểu đồ ta có thể thấy rõ phần lớn các em cảm thấy không hài lòng về hoạt động giáo dục SKSS tại trường (Không hài lòng chiếm 47%, hoàn toàn không hài lòng chiếm 22%). Bên cạnh đó, vẫn có nhiều học sinh cảm thấy hài lòng với hoạt động này (Hài lòng chiếm 21% và rất hài lòng chiếm 10%). Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ học sinh cảm thấy không hài lòng vẫn khá cao hơn so với tỷ lệ học sinh cảm thấy hài lòng về hoạt động giáo dục SKSS tại trường.

Tóm lại, qua kết quả điều tra có thể nhận thấy nhu cầu được giáo dục SKSS của học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt là rất cao, tuy nhiên thực trạng giáo dục SKSS tại trường lại chưa đầy đủ đối với các em về cả hình thức và thời gian giáo dục, phần lớn các em chưa cảm thấy hài lòng về hoạt động giáo dục SKSS tại trường. Thực trạng này chứng minh công việc triển khai giáo dục SKSS tại trường học là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Qua đây, học viên tin rằng đề tài của mình có thể đóng gớp một phần nhỏ trong việc cung cấp kiến thức SKSS đến các em học sinh có nhu cầu.

CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC PHÒNG TRÁNH THAI ĐỐI VỚI HỌC

SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ THƢỜNG KIỆT

Theo kết quả nghiên cứu của 274 (153 học sinh nam và 121 học sinh nữ) học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt, ta có thể dễ dàng nhận thấy một trong những nội dung mà các em học sinh quan tâm nhất và có nhu cầu cao nhất trong nội dung giáo dục kiến thức SKSS đó là “kiến thức về các biện pháp tránh thai xấp xỉ 59% tổng số học sinh.

Dựa vào nhu cầu thực tế này, học viên đưa ra những đề xuất về hình thức can thiệp hỗ trợ kiến thức phòng tránh thai đối với học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt. Đối với phương pháp can thiệp theo hướng toàn diện (cả trường) sẽ đem lại hiệu quả cao về mặt đối tượng tiếp nhận kiến thức (100% học sinh toàn trường). Tuy nhiên, phương pháp này chưa thể thực hiện bởi kinh nghiệm và điều kiện của học viên còn hạn chế, bên cạnh đó học sinh sắp bước vào các kỳ thi quan trọng nên nhà trường không có điều kiện để tổ chức một số buổi học tập tập trung toàn trường. Về phương pháp công tác xã hội cá nhân sẽ đem lại hiệu quả rất cao đối với thân chủ. Tuy nhiên, số lượng đối tương được tiếp thu kiến thức lại quá nhỏ, chưa mang lại nhiều ý nghĩa. Đồi với phương pháp công tác xã hội nhóm, học viên có thể cung cấp kiến thức cho nhóm học sinh thật sự có nhu cầu được tiếp thu mảng kiến thức về phòng tránh thai. Bên cạnh đó, nhóm học sinh được hỗ trợ cũng có thể là nhóm xây dựng lên một câu lạc bộ trong trường sau khi được hỗ trợ. Vì vậy, học viên đã quyết định thành lập một nhóm học sinh có nhu cầu được cung cấp kiến thức về các biện pháp tránh thai an toàn, sẵn sàng tiếp nhận kiến thức về các BPTT để tiến hành can thiệp.

Những hoạt động can thiệp đối với nhóm học sinh này được hình thành dựa trên những kiến thức CTXH mà học viên đã được đào tạo tại chương trình cử nhân và cao học CTXH, bên cạnh đó là những kiến thức mà học viên đã tìm hiểu thông qua các tài liệu, cũng như nhiều chuyến đi thực tế tuyên truyền kiến thức SKSS do TW Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam và các trung tâm nghiên cứu tổ chức.

Do điều kiện về thời gian làm việc của học viên tại trường có giới hạn, học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè; bên cạnh đó, học sinh khối 12 đang trong giai đọan quan trọng chuẩn bị cho hai kì thi tốt nghiệp và đại học. Chính vì vậy, so với dự định thành lập nhóm can thiệp gồm 12 học sinh được chia đều cho ba khối 10, 11, 12 và giới tính nam – nữ thì thực tế, khối 12 có số thành viên tham gia là hai em (ít hơn 02 em so với dự định) và tổng cộng số học sinh tham gia nhóm là 10 em. Và 10 học sinh đã được chọn sẽ là đối tượng để học viên can thiệp cung cấp những kiến thức về các BPTT phù hợp với lứa tuổi THPT của các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)