Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 47 - 51)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

Quận Long Biên là một trong số 14 quận nội thành Hà Nội. Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội. Long Biên có Sông Hồng là giới hạn với quận Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Tây Hồ, Hai Bà Trưng; Sông Đuống là giới hạn với Huyện Gia Lâm, Đông Anh. Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh.

Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với trên 190.000 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài

Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang với 305 tổ dân phố. Mật độ dân số bình quân 2,83 nghìn người trên km2.

Quận Long Biên có 1 vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền với các tỉnh phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội.

Trường THPT Lý Thường Kiệt nằm tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, ngôi trường mang tên danh tướng nhà Lý và là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam, Trường THPT Lý Thường Kiệt thành lập năm 2002. Hơn một thập kỷ qua, Trường đã và đang từng bước khẳng định vị thế về chất lượng giáo dục và đào tạo tại khu vực Long Biên – Hà Nội.

Trường THPT Lý Thường Kiệt có đội ngũ cán bộ giáo viên tinh thông chuyên môn, trình độ và làm việc khoa học, kỷ cương, tích cực trong các phong trào thi giáo viên giỏi, bồi dưỡng học sinh yếu kém, tham gia nghiên cứu và xây dựng các chuyên đề chuyên môn của tổ; tự bồi dưỡng, phổ biến và viết sáng kiến kinh nghiệm. Hiện trường luôn giữ mức ổn định từ 1.200 đến 1.300 học sinh hàng năm; tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 60% (sau mỗi năm tỷ lệ này tăng từ 2% đến 5%); 100% học sinh đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng chiếm 60% (mỗi năm tăng 2%). Bên cạnh kết quả học tập, thì chất lượng đạo đức, kỹ năng sống của học sinh ngày một tăng cao, thể hiện ở 99% học sinh có hạnh kiểm khá, tốt. Các em học sinh ngoài việc được rèn luyện kiến thức cơ bản, bồi dưỡng đạo đức còn được nâng cao

kỹ năng sống với sự hòa nhập cộng đồng, tham gia tích cực các phong trào xã hội. Với phương châm “Xây dựng nề nếp kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục”, thầy và trò nhà trường đã đồng lòng hiệp sức xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng các biện pháp như tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật kịp thời; giáo dục ý thức trách nhiệm, tác phong sư phạm, đạo đức nhà giáo và ý thức học tập của học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục một cách có hiệu quả, cán bộ giáo viên nhà trường đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; chuyển dần việc truyền thụ kiến thức một chiều cho học sinh sang hướng dẫn tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo hình thức tự học cá nhân, tổ, nhóm. Nhà trường đã lấy học sinh là trung tâm để truyền thụ kiến thức, bằng phương pháp này đã giúp các em chủ động hơn trong việc tiếp nhận bài học cũng như phát huy tối đa tính sáng tạo của mình. Từ đó các em học tập tự giác, thích học hơn mà các thầy cô cũng dễ phát hiện và bồi dưỡng thế mạnh ở mỗi học sinh. Ngoài yếu tố đổi mới phương pháp dạy học, Trường còn thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ THƢỜNG KIỆT – LONG BIÊN

– HÀ NỘI

Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng của một con người, nó xuất hiện với những biểu hiện thay đổi rất đặc trưng về mặt tâm sinh lý. Đó là giai đoạn từ tuổi thơ đang dần trở thành người lớn với sự trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn rất sâu sắc. Trong thời kỳ này trẻ bắt đầu có những băn khoăn, suy nghĩ về sự biến đổi của cơ thể, những khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và với những nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình dục…Tuổi dậy thì ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung đều bộc lộ sự thay đổi về nhân cách và tâm lý, trẻ VTN luôn muốn thử sức, luôn muốn tự khẳng định, thích mạo hiểm nhưng khi gặp khó khăn, đau buồn hay thất bại lại chưa đủ bản lĩnh để lí giải, chống chọi và vượt qua. Chính trong thời điểm này nhu cầu được giáo dục giới tính (GDGT) ở trẻ vị thành niên là rất cao đặc biệt là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì.

Nhà giáo dục học Makarenco đã từng khẳng định: “GDGT chỉ là một khía cạnh của giáo dục toàn diện và không thể tách rời ra được, như một cánh tay dính liền với cơ thể. Muốn cho cánh tay khỏe mạnh thì phải làm cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh và ngược lại nếu có cơ thể khỏe mạnh về mọi mặt chỉ có cánh tay GDGT là bị bỏ bê và nhức nhối thì người đó không thể thưởng thức sự lành mạnh của phần cơ thể còn lại". Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc GDGT cho trẻ VTN và không thể xem GDGT như là một điều mới lạ trẻ phải học ở trường khi tới tuổi dậy thì.

Tuổi vị thành niên nói chung, học sinh phổ thông trung học nói riêng rất cần có nhận thức đúng đắn về giới tính, tình yêu, tình dục cũng như các biện pháp tránh thai. Chính vì vậy mà trong những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã phối hợp với rất nhiều ban ngành Đoàn thể trong việc xây dựng các chiến lược chăm sóc SKSS cho trẻ VTN. Vậy “Thực trạng nhận thức của các em học sinh THPT về kiến thức SKSS hiện nay ra sao? Và các em có nhu cầu được giáo dục kiến thức SKSS ở

những nội dung nào?”, là những nội dung chính mà người nghiên cứu đã đề cập đến trong luận văn của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)