Khái niệm sức khỏe sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 31 - 34)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.3. Khái niệm sức khỏe sinh sản

Bối cảnh ra đời của khái niệm SKSS

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, chúng ta không thấy đề cập hay nhắc đến khái niệm SKSS mà chỉ nói đến các vấn đề về giới tính, giáo dục giới tính, sức khỏe, văn hóa tính dục, tình dục. Khái niệm SKSS được khởi nguồn từ các nước phương Tây và theo hướng hòa nhập xuất hiện ở Việt Nam thời gian gần đây. Thực chất SKSS không phải là cái gì xa lạ mà nó chỉ là “một bộ phận của sức khỏe con người nói chung” [14, tr.13]. Theo tác giả Đào Xuân Dũng: Khái niệm SKSS “ nguồn gốc từ những năm 50 của thế kỷ XX khi xuất hiện tình trạng gia tăng dân số quá nhanh ở nhiều nước đang phát triển buộc chính phủ nhiều nước phải quyết định hành động để giảm bớt sự tăng nhanh dân số. [11, tr.4].

Trước đây, khi nói đến khái niệm SKSS thường người ta cho rằng đó là những vấn đề liên quan đến KHHGĐ, đến vấn đề sinh sản và sức khỏe của phụ nữ. Ngày nay, mọi người đều nhận thấy rằng SKSS có nội hàm rộng hơn bao gồm nhiều vấn đề về lối sống, quan hệ yêu đương, tri thức về KHHGĐ, về hoạt động tình dục và nhiều vấn đề khác.

Về khái niệm SKSS, mặc dù có nhiều tài liệu khác nhau với nhiều cách trình bày khác nhau nhưng tựu trung các tác giả đều thống nhất với định nghĩa của WHO khi đề cập đến SKSS: “SKSS là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hoặc là ốm yếu”. Định nghĩa này đã được Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) họp tại Cairo, Ai Cập vào năm 1994 công nhận. Chính vì vậy hiện nay trong các tài liệu về SKSS các tác giả thường sử dụng khái niệm này. Trong đề tài này, người nghiên cứu cũng sẽ sử dụng cách tiếp cận khái niệm SKSS này, xem đó là khái niệm cơ bản khi thực hiện nghiên cứu. Vì đây là khái niệm mang tính phổ biến.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy điều này khi nói đến SKSS người ta cũng thường đề cập đến khái niệm sức khỏe tình dục vì chúng có liên quan mật thiết nhau và sức khỏe tình dục được xem là một bộ phận của nội dung SKSS. Khái niệm sức khỏe tình dục đã được đề cập từ thập niên 70 của thế kỷ XX (1975) trước khi tổ chức Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sức khỏe tình dục được phát biểu như sau: “Sức khỏe tình dục là tổng hợp các khía cạnh thể chất, tình cảm, tri thức và xã hội của con người có tính dục, sao cho cuộc sống con người phong phú, tốt đẹp hơn về nhân cách, giao tiếp và tình yêu

(Nguồn: Sex Education in the eighties- Lorna Brown-p.248)

Nội dung cơ bản của vấn đề SKSS

Theo tác giả Bùi Ngọc Oánh, nội dung cơ bản của vấn đề SKSS bao gồm:

Tình trạng sức khỏe của hệ cơ quan sinh dục nam và nữ...

Sự dậy thì và sự chín muồi giới tính, sự nảy sinh và xuất hiện những nhu cầu của đời sống tình dục.

Những biểu hiện của đời sống tính dục và những chức năng khác trong hoạt động ủa các cơ quan sinh dục.

Đời sống tình dục trong đó có sức khỏe tình dục.

Sự thụ thai và các vấn đề phòng tránh, chữa trị trong sinh nở nuôi con... Vấn đề KHHGĐ.

Những kiến thức và bệnh lý liên quan đến đường tình dục.

Ý thức và trách nhiệm trong quan hệ yêu đương, quan hệ tình dục. Ý thức tôn trọng phụ nữ, tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ...

Theo tác giả Đào Xuân Dũng, nội hàm của SKSS có thể tóm tắt ở các điểm chính sau đây:

Hành vi sinh sản và tình dục có trách nhiệm. Dịch vụ KHHGĐ rộng rãi và thuận tiện.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và đảm bảo thai nghén và sinh nở an toàn. Kiểm soát có hiệu quả các bệnh nhiễm khuẫn đường sinh sản.

Phòng và điều trị vô sinh. Loại trừ phá thai không an toàn.

Phòng và điều trị các bệnh ác tính ở cơ quan sinh sản.

Ngoài ra SKSS còn có ảnh hưởng qua lại với nhiều khía cạnh khác của sức khỏe, đặc biệt là HIV/AIDS, sức khỏe trẻ em, sức khỏe vị thành niên, tình dục, lối sống và môi trường

Thực tế ở Việt Nam khi đề cập đến nội dung của SKSS thường người ta hay nhắc đến 7 vấn đề ưu tiên sau đây :

Quyền sinh sản.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Kế hoạch hóa gia đình.

Nạo phá thai. Bình đẳng giới.

Sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn SKSS vị thành niên

Theo Chuẩn quốc gia về Chăm sóc SKSS, Bộ Y tế nội dung chủ yếu của SKSS gồm các vấn đề sau:

Chăm sóc phụ nữ khi mang thai, chăm sóc bà mẹ và trẻ trong khi sinh và sau khi sinh.

Kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai.

Nạo hút thai an toàn và giảm tác hại của việc nạo hút thai.

Phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh LTQĐTD, nhiễm HIV/AIDS.

Chăm sóc SKSS vị thành niên [15, tr.9].

Theo các nội dung trên về SKSS, có thể được trình bày ở nhiều tài liệu khác nhau, theo những cách viết khác nhau nhưng tất cả đều phác họa những vấn đề cơ bản về SKSS. Vấn đề quan trọng theo sinh viên là cần xác định đúng nội dung cần thực hiện đảm bảo phù hợp ở mức cao cho từng loại đối tượng, xem xét các vấn đề

ưu tiên khi giới thiệu, giảng dạy, giáo dục, tư vấn, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng VTN trong đó có học sinh THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)