Giới thiệu các hoạt động cung cấp kiến thức về các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 100 - 103)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4. Các hoạt động nhóm

3.4.2. Giới thiệu các hoạt động cung cấp kiến thức về các biện pháp

thai truyền thống

a. Mục đích

Cung cấp kiến thức về các biện pháp tránh thai truyền thống đến các thành viên nhóm. Thông qua những kiến thức được cung cấp, nhóm học sinh hiểu được thế nào là các biện pháp tránh thai truyền thống và những ưu, nhược điểm của các biện pháp này là gì.

b. Những kiến thức chung

Khái niệm

Tránh thai truyền thống bao gồm các biện pháp lập kế hoạch và tránh thai bằng cách quan sát các dấu hiệu và hội chứng xảy ra tự nhiên của thời kỳ dễ thụ thai và không thể thụ thai trong một vòng kinh để kiêng giao hợp vào thời kỳ dễ thụ thai nếu như không muốn có thai

Các biện pháp tránh thai truyền thống

- Tránh ngày phóng noãn: Là phương pháp sinh lý tránh thụ thai, cụ thể là tránh giao hợp vào những ngày có nhiều khả năng thụ thai nhất trong chu kỳ kinh

- Đo thân nhiệt cơ bản: Phương pháp này do Ferin đề xuất năm 1947, dựa trên cơ sở phát hiện ra đường cong thân nhiệt hai thì trong chu kỳ kinh nguyệt có phóng noãn. Giả thuyết cho rằng nhiệt độ đo vào lúc sáng sớm trước lúc ngồi dậy sẽ tăng đáng kể khi rụng trứng, giai đoạn thụ thai được xác định là ngày đầu tiên nhiệt độ giảm xuống hoặc sự gia tăng đầu tiên 3 ngày liên tiếp nhiệt độ tăng, nhiệt độ giảm xuống không luôn luôn xảy ra

- Xuất tinh ngoài âm đạo: là phương pháp cần sự chủ động của nam giới khi giao hợp sao cho tinh dịch được xuất ra ngoài âm đạo.

c. Các hoạt động can thiệp

Để cung cấp các kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai truyền thống, học viên thực hiện những hoạt động đối với nhóm học sinh như: thuyết trình slide, xem clip ngắn, thảo luận nhóm.

Hoạt động thuyết trình slide

- Mục đích: để nhóm học sinh hiểu hơn về các biện pháp tránh thai truyền thống ban đầu một cách chính xác và đầy đủ, học viên cung cấp những kiến thức này bằng cách thực hiện hoạt động trình chiếu slide.

- Các bƣớc tiến hành

 Học viên tìm kiếm thông tin, lý thuyết từ những nghiên cứu và tổng hợp trong slide để cung cấp kiến thức cho nhóm học sinh.

 Sau khi đã tập trung tại địa điểm sinh hoạt nhóm, học viên bắt đầu thuyết trình về nội dung các biện pháp tránh thai truyền thống bao gồm khái niệm, cách thức sử dụng biện pháp, phần tram hiệu quả của biện pháp, những ưu nhược điểm của từng biện pháp.

 Trong quá trình thuyết trình, học sinh có những thắc mắc để hiểu rõ hơn vấn đề, học viên đã giải đáp ngay sau đó.

 Sau từng phần, học viên hỏi lại các em có những thắc mắc gì cần giải đáp hay không và nhận được những ý kiến thắc mắc rất hay và có ích.

 Slide sử dụng những hình ảnh tế nhị, vui vẻ nhưng vẫn đảm bảo rõ ràng, đầy đủ những kiến thức cần truyền đạt nhằm tạo cho nhóm học sinh tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tâm lý e dè.

 Sau khi đã thuyết trình xong, học viên đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của bài thuyết trình để một lần nữa kiểm tra lại kiến thức mà các em thu được như thế nào.

- Kết quả

Thực hiện hoạt động thuyết trình slide, học viên thu được kết quả như mục đích đặt ra là ban đầu cung cấp những kiến thức đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn đến nhóm học sinh, từ đó các em có thể sử dụng những kiến thức này tham gia vào các hoạt động tiếp theo.

Hoạt động xem clip ngắn

- Mục đích: Nhằm cung cấp đầy đủ bên cạnh những lý thuyết mà các em học sinh được nhận qua bài thuyết trình đã thực hiện trước đó.

- Các bƣớc tiến hành

 Học viên chuẩn bị sẵn những clip ngắn, dễ hiểu về nội dung, cách sử dụng về các biện pháp tránh thai truyền thống.

 Sau khi thực hiện hoạt động thuyết trình, học viên để các em nghỉ giải lao sau đó trình chiếu clip ngắn đã được chuẩn bị đến nhóm học sinh.

 Kết thúc trình chiếu clip, học viên hỏi nhóm học sinh còn những điều gì thắc mắc cần giải đáp.

- Kết quả: những clip ngắn đã cung cấp thêm kiến thức đến các em học sinh một cách đầy đủ và toàn diện để các em hiểu sâu hơn về lý do tại sao những biện pháp này được xếp vào trong nhóm biện pháp tránh thai truyền thống? Tại sao nó lại được cho là các biện pháp tránh thai? Cách sử dụng các biện pháp này là gì?

Hoạt động thảo luận nhóm

- Mục đích: Tổng hợp và kiểm tra lại lượng kiến thức mà nhóm học sinh đã thu được thông qua hai hoạt động trước.

- Các bƣớc tiến hành

 Học viên chia nhóm học sinh thành hai nhóm nhỏ, trong mỗi nhóm nhỏ có cả học sinh nam và nữ.

 Tương ứng với hai nhóm học sinh, học viên đưa ra hai câu hỏi “ mấy biện pháp tránh thai truyền thống? kể tên và nêu nội dung, cách sử dụng của từng biện pháp?” và “Ưu, nhược điểm của từng biện pháp tránh thai truyền thống”. Mỗi nhóm thực hiện trả lời một câu hỏi bằng cách viết ra giấy hoặc vẽ sơ đồ.

 Sau khoảng thời gian là 15 phút, các nhóm trình bày câu trả lời của mình và giải đáp những thắc mắc, đóng góp của nhóm còn lại cũng như của học viên.

- Kết quả

Hai nhóm học sinh đã thảo luận và đưa ra câu trả lời khá đầy đủ và chính xác với những kiến thức đã được cung cấp trước đó.

d. Kết quả của các hoạt động can thiệp

Thông qua ba hoạt động can thiệp nhằm cung cấp kiến thức cho nhóm học sinh về các biện pháp tránh thai truyền thống, hầu hết tất cả các em học sinh đã lĩnh hỗi được những kiến thức cơ bản nhất. Tất cả các em đã nhớ và kể tên được tất cả các biện pháp tránh thai truyền thống, đa số các em cũng biết các ưu, nhược điểm của từng biện pháp này.

Về không khí khi tham gia sinh hoạt nhóm, các em ban đầu còn ngại ngùng và rụt rè bởi chưa biết nhau cũng như chưa dám bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. Sauk hi tham gia một số hoạt động tăng tính cố kết nhóm do họ viên tổ chức, các thành viên trong nhóm đã cởi mở và rất sôi nổi khi tham gia các hoạt động nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)