Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 37 - 39)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.5. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT

Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trong khu vực, trình độ học vấn được nâng cao và những thay đổi lớn về giá trị văn hóa, xã hội, toàn cầu hóa, đô thị hóa, sựtiếp xúc và sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin, quy mô gia đình giảm… có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tình dục và SKSS tuổi vị thành niên. Học sinh độ tuổi THPT đang ở thời kì giữa chín muồi tình dục và tuổi kết hôn dài ra. Thêm vào đó, những phong tục truyền thống ngăn cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân bắt đầu thay đổi. Những thay đổi này cũng làm ảnh hưởng đến hành vi tình dục ở học sinh trai cũng như em gái. Quan hệ tình dục trước hôn nhân ở các nước châu Á là hành vi không được chấp nhận ở nhiều nước (Francoise Dolto, 2001, Tuổi vị thành niên và những cạm bẫy (người dịch: Hoàng Hạnh), NXB. Trẻ). Đồng thời những nước này, vị thành niên rất ít hiểu biết về các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV- AIDS. Việc cung cấp cho thanh niên các thông tin về tình dục và SKSS là một vấn đề tế nhị. Người ta thường không muốn nói chuyện tình dục và rất không muốn đối diện với một thực tế là học sinh đã có thểcó quan hệ tình dục trước hôn nhâu, cho

dù điều này mâu thuẫn với thực tế đang xảy ra. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng chung đó [28].

Giáo dục SKSS cho học sinh THPT là cung cấp một cách có hệ thống, chính xác và khoa học các thông tin về sức khỏe sinh sản cho đối tượng vị thành

niên. Chính vì vậy, khi tư vấn về sức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên cần chú

ý: vịthành niên cần được đối xử như người lớn. Học sinh sẽ “không nghe” nếu cảm thấy đang bị lên lớp. Trong khi tư vấn cho vị thành niên, vấn đề quan trọng là chiếm được lòng tin của học sinh qua cách thức nhẹ nhàng và chân thành. Không làm cho học sinh thấy sợ hãi và tội lỗi, hoặc tư vấn theo kiểu áp đặt, độc đoán. Cần có sự lắng nghe ý kiến của học sinh, lưu tâm đến những mối lo, nhu cầu của học sinh. Giúp học sinh đưa ra những vấn đề rắc rối của mình, giúp học sinh hiểu rằng những nhu cầuhiểu biết về cơ thể, cảm xúc, sự phát triển, sự chán nản và ham muốn tình dục là bình thường. Khuyến khích học sinh nói về những gì mà học sinh đã biết, học sinh đã đưa ra những quyết định gì, lý do về sự lựa chọn đó [28]. Những lĩnh vực cần tư vấn bao gồm:

- Những thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc xuất hiện trong tuổi vị thành niên của học sinh. Cả hai giới phải tiếp nhận các thông tin này. Nó bao gồm trình bày kiến thức về giải phẫu của bộ phận sinh dục và những thay đổi bình thường của nó về kích thước và thời gian có những thay đổi đó. Cần cung cấp cho học sinh kiến thức về các hoạt động giới tính.

- Giải thích về sự thụ thai, có thai, sinh con và vai trò làm cha mẹ. Cần phải nhấn mạnh nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ chồng với nhau và với con cái của họ. Đồng thời, cũng cần cung cấp các thông tin về nguy cơ do thai sản ở tuổi vị thành niên.

- Thông tin đầy đủ và chính xác về các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn, phá thai (an toàn và không an toàn).

- Thông tin rõ ràng về vệ sinh hàng ngày, nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh dục và các bệnh lan truyền qua đường tình dục.

- Giải thích những lời đồn đại không đúng về vị thành niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)