Đánh giá đầu vào về kiến thức phòng tránh thai của các thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 96 - 100)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4. Các hoạt động nhóm

3.4.1. Đánh giá đầu vào về kiến thức phòng tránh thai của các thành

a. Mục đích

Bước đánh giá đầu vào là bước rất quan trọng. Nó giúp NV CTXH biết được các em học sinh còn thiếu kiến thức về mặt nào ở mức độ ra sao, từ đó có những kế

hoạch, cách truyền tải thông tin sao cho các em tiếp nhận thông tin một cách toàn diện nhất.

b. Những kiến thức chung về các biện pháp tránh thai

Khái niệm

Các biện pháp tránh thai là những biện pháp nhằm mục đích kiểm soát sự thụ tinh để tránh sự có thai ngoài ý muốn sau giao hợp. Có nhiều biện pháp tránh thai khác nhau, mỗi biện pháp có thể phù hợp với một số người nhất định nhưng lại có thể không phù hợp với những người khác. Ngoài ra, sự kết hợp đồng thời 2 hay nhiều biện pháp đôi khi cũng được áp dụng để gia tăng hiệu quả của việc tránh thai

Các yếu tố lựa chọn biện pháp tránh thai

An toàn: Biện pháp tránh thai được lựa chọn phải đảm bảo tính an toàn, không

gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Một biện pháp có thể an toàn với người này nhưng lại gây ra tác dụng phụ không thể chấp nhận được ở một người khác. Vì thế, cần phải có sự lựa chọn thích hợp.

Hiệu quả: Trong thực tế mỗi biện pháp tránh thai đều có những giới hạn nhất

định về mặt hiệu quả. Hầu như chưa có biện pháp nào đạt hiệu quả 100%. Tỷ lệ thất bại của mỗi biện pháp tránh thai có thể khác nhau, và tỷ lệ này cũng khác nhau ở mỗi người. Do đó, cần chọn lựa biện pháp thích hợp tùy theo từng đối tượng, phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp...

Không có tác dụng vĩnh viễn: Trừ các trường hợp triệt sản, hầu hết những người sử dụng các biện pháp tránh thai đều chỉ nhằm mục đích tránh thai tạm thời trong những thời gian nhất định, chẳng hạn như chỉ để gia tăng khoảng cách giữa 2 lần sinh con. Khi muốn có con, các biện pháp tránh thai sẽ được ngừng lại. Vì thế, một biện pháp tránh thai thích hợp không nên ảnh hưởng đến khả năng có thai của người sử dụng trong một thời gian quá dài sau khi ngừng sử dụng.

Dễ sử dụng: Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn

nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.

Các biện pháp tránh thai hiện đang được sử dụng thường rất khó đáp ứng được một cách lý tưởng cả 4 yêu cầu trên. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có một số mặt ưu điểm nhất định và có thể là phù hợp với một số đối tượng. Việc tư vấn để người sử dụng chọn lựa biện pháp tránh thai thích hợp thường cần chỉ rõ những ưu nhược điểm của từng biện pháp cũng như xem xét các yếu tố thích hợp đối với từng đối tượng khác nhau, chẳng hạn như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp... Việc kết hợp sử dụng đồng thời 2 hay nhiều biện pháp tránh thai có thể là cần thiết để nâng cao tính hiệu quả.

Các biện pháp tránh thai phổ biến nhất hiện nay gồm có: viên uống tránh thai kết hợp, viên uống tránh thai progestogen đơn thuần, progestogen dạng tiêm và dạng cấy dưới da, dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung (đặt vòng), màng ngăn âm đạo, bao cao su, tránh thai tự nhiên dựa vào chu kỳ rụng trứng, xuất tinh ngoài âm đạo... Ngoài ra còn có các biện pháp triệt sản có thể được áp dụng ở nam giới hoặc nữ giới nếu như không có nhu cầu sinh con lần nữa.

Hầu hết các biện pháp ngừa thai đang được chọn sử dụng rộng rãi đều có hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, một thực tế là các trường hợp thất bại (có thai trong thời gian đang sử dụng một biện pháp ngừa thai) thường cao hơn nhiều so với được thừa nhận trên lý thuyết. Điều này thường xuất phát phần lớn từ sự thiếu hiểu biết của người sử dụng, không vận dụng một cách thích hợp hoặc không tuân thủ những chỉ dẫn chuyên môn. Tránh thai là một yêu cầu liên tục và lâu dài, vì thế mà mọi sơ sót của người sử dụng, dù chỉ một hai lần, cũng đều phải trả giá. Những kiến thức tổng quát sau đây về các biện pháp tránh thai, cũng như các chỉ dẫn thiết thực cho từng biện pháp, hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho những người có nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai.

Để đánh giá đầu vào của các thành viên nhóm, NV CTXH dựa vào những kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai như trên.

c. Các hoạt động đánh giá

Để thực hiện hoạt động này, NV CTXH đưa ra hai câu hỏi và yêu cầu các em học sinh đánh dấu  để lựa chọn phương án của mình. Và kết quả thu được như sau:

Câu 1: Em đã từng biết đến (nghe, đọc hoặc biết cách sử dụng) những biện pháp tránh thai nào sau đây? Theo em, biện pháp nào là phù hợp với lứa tuổi học sinh?

Các biện pháp tránh thai Số học sinh lựa chọn Phù hợp với học sinh

Bao cao su 10 8

Thuốc tránh thai khẩn cấp 10 4

Thuốc tránh thai hàng ngày 6 1

Đặt vòng tránh thai 3 0

Xuất tinh ngoài âm đạo 7 5

Tính chu kỳ vòng kinh 2 2

Triệt sản nam 0 0

Triệt sản nữ 0 0

Que cấy dưới da 0 0

Hoạt động 2: Thảo luận, phát biểu ý kiến

Bên cạnh hoạt động trưng cầu ý kiến, học viên thực hieneh hoạt động thảo luận giữa các thành viên nhóm với học viên thông qua câu hỏi “Các biện pháp

tránh thai mà các em đã được biết đến”. Sau khi đưa ra câu hỏi, các em học sinh

có thời gian suy nghĩ không quá ba mươi giây và trả lời. Kết quả thu được từ học sinh là các em chỉ nghe đến biện pháp sử dụng bao cao su, uống thuốc tránh thai, một số em thì nhắc đến đặt vòng nhưng cũng chưa hiểu biện pháp này được thực hiện như thế nào.

Câu hỏi thứ hai được đặt ra cho các em học sinh là: “Các em biết đến những biện pháp đó từ đâu?”. Câu trả lời cho câu hỏi này được các em nhắc đến đầu tiên là qua mạng internet, một số em thì đưa ra câu trả lời là đọc trên báo hoa học trò. Ngoài hai câu trả lời này, các em không đưa them ý kiến khác.

Thông qua hai hoạt động đánh giá kiến thức đầu vào thì nhìn chung các em học sinh chưa có những kiến thức cơ bản về các biện pháp phòng tránh thai an toàn. Khi nhắc đến các biện pháp tránh thai thì các em nghĩ ngay đến bao cao su và thuốc tránh thai. Bên cạnh đó, cách sử dụng những biện pháp mà các em nhắc đến cũng chưa chắc chắn. Những kiến thức này được các em biết đến chủ yếu thông qua mạng internet, một nguồn thông tin vô tận nhưng không đáng tin cậy nếu không biết chọn lọc.

Như vậy, kiến thức đầu vào của các em học sinh được đánh giá cho kết quả không mấy khả quan. Những kiến thức này còn hạn chế nó thật sự chưa đủ so với lứa tuổi của các em. Chính vì vậy, học viên cần thực hiện những hoạt động nhằm cung cấp những kiến thức còn thiếu sót để đạt được mục đích ban đầu mà nhóm đặt ra là cung cấp kiến thức phòng tránh thai an toàn cho các thành viên trong nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)