Hiểu biết của học sinh về tình yêu và tình dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 60 - 68)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Hiểu biết của học sinh trƣờng Trung học phổ thông Lý Thƣờng

2.1.4. Hiểu biết của học sinh về tình yêu và tình dục

Nhận thức về tình yêu

Tình yêu trong thanh thiếu niên thường là những tình cảm rất mạnh mẽ và cũng chi phối sự xuất hiện những rung cảm tình dục rất dễ dẫn đến quan hệ tình dục trước hôn nhân. Phải chăng các em quá đề cao tình yêu tuổi học trò mà có thể xa đà ảnh hưởng tới kết quả học tập, hay quá thần tượng tình yêu đến khi gặp khó khăn bị phản bội hay phải chia tay nhau thì các em rất dễ bị khủng hoảng cả về thể chất lẫn tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và học tập. Do sống trong thời đại mới - công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển, các mối quan hệ đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây nên quan niệm về tình yêu của học trò cũng rất khác so với trước kia. Ngày nay, tình yêu ở tuổi VTN không còn xa lạ với các em. Chỉ tính riêng tháng 5/ 2002, trong số 285 cuộc gọi cho chương trình Tư vấn tâm lý-

tình cảm qua tổng đài 1080 đã có 178 cuộc gọi hỏi về những vấn đề liên quan tới tình bạn khác giới. Điều này càng được khẳng định khi được hỏi: “Bạn đã có người yêu chưa?” số học sinh của cả nam và nữ trả lời “có” chiếm tỷ lệ khá cao cụ thể như sau:

- Nam: 54,5% - Nữ: 40,7%

Số này đã minh chứng khá rõ cho chúng ta rằng ở lứa tuổi này các em đã bắt đầu có tình cảm yêu đương. Mặc dù đã có người yêu nhưng liệu các em có thể hiểu khái niệm tình yêu như thế nào hay đơn thuần các em cảm thấy rằng bạn khác giới quan tâm đến mình thì được gọi là tình yêu. Để có thể hiểu được điều này học viên đưa ra câu hỏi: “Bạn hiểu như thế nào về tình yêu?” kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của học sinh THPT về tình yêu

Đơn vị: %

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017)

Nhận xét chung

Đa số (nam – 79,5%, nữ - 93,3%) học sinh nhận thức đặc điểm của tình yêu là: “Có sự chân thành, tin tưởng, đồng cảm với nhau”. Các em cho rằng, khi cả hai

77,2 74,2 79,5 83,3 20,4 42,4 47,9 90,9 93,3 91,7 1,2 34,7 Là sự thân thiết giữa 2 người khác giới

Chung thủy Chân thành, tin tưởng, đồng cảm với nhau Tôn trọng người mình yêu và bản thân mình Đơn thuần chỉ là QHTD giữa 2 người Là sức lôi cuốn đặc biệt bởi vẻ đẹp của bạn khác giới Nam Nữ

người cùng xây dựng tình yêu đẹp, họ thường chia sẻ với nhau mọi điều, quan tâm đến nhau, mọi niềm vui cũng như nỗi buồn và cả những lo toan, suy nghĩ. Điều này không chỉ mang lại hạnh phúc trong hiện tại mà còn giúp gắn bó tình cảm lâu dài giữa hai người trong tương lai.

Chung thuỷ” (82,5% - trung bình cả nam và nữ) các em cho rằng đã yêu nhau thì phải chung thủy đó là điều tối cần thiết trong tình yêu, trong tình yêu không ai muốn chia sẻ tình cảm cho một ai khác ngoài mình yêu và ngược lại.

Mỗi con người đều có cá tính riêng, không ai giống ai. Và bản thân mỗi một cá nhân lại có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, không ai có thể sống một mình độc lập với thế giới bên ngoài và không có một mối quan hệ nào. Do đó, khi yêu là phải tôn trọng người mình yêu, tức là tôn trọng những mối quan hệ của người yêu, sống cuộc sống của người mình yêu để có thể hiểu được người yêu. Tôn trọng người yêu cũng tức là tôn trọng bản thân mình, mình phải sống “là mình” để có thể thực sự chân thành với người mình yêu và cùng nhau xây dựng một tình yêu đẹp, trong sáng. Chính vì suy nghĩ đó mà đặc điểm: “Tôn trọng người mình yêu, tôn trọng bản thân mình” được các em lựa chọn khá nhiều (nam: 83,3% và nữ là 91,7%).

Đặc điểm: “Là sức lôi cuốn đặc biệt bởi vẻ đẹp của bạn khác giới” chiếm tỷ lệ không cao (nam: 42,4% và nữ: 34,7%) Điều này cho thấy các em có suy nghĩ đúng phần nào về tình yêu rằng khi yêu không phải chỉ yêu vẻ đẹp bên ngoài của đối phương mà phải biết và khám phá những vẻ đẹp tâm hồn của họ. Có em thẳng thắn bày tỏ rằng: “Ở lứa tuổi của chúng em không nên có QHTD kể cả khi đã có người yêu. Cần xây dựng một tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi của chúng em”. Đó cũng là ý kiến của các bạn học sinh khác, do vậy mà đặc điểm: “Đơn thuần chỉ là QHTD giữa hai người” chỉ có 1,2% các em nữ lựa chọn, học sinh nam chiếm tỷ lệ cao hơn (20,4%). Điều này cho thấy học sinh nam còn có những suy nghĩ, cách nhìn nhận về tình yêu thoải mái hơn các học sinh nữ.

Nhìn vào biểu đồ ta cũng có thể nhận thấy nhận thức về tình yêu giữa nam và nữ cũng có những điểm khác nhau. Tỷ lệ học sinh nam lựa chọn quan điểm về tình

yêu như những đặc điểm “chân thành, tin tưởng, đồng cảm với nhau; chung thủy; tôn trọng người mình yêu và bản thân mình” đều có tỷ lệ thấp hơn các học sinh nữ. Bên cạnh đó, học sinh nam lại lựa chọn những đặc điểm như tình yêu là “Sự thân thiết giữa 2 người khác giới, là sức lôi cuốn đặc biệt bởi vẻ đẹp của bạn khác giới” đều có tỷ lệ cao hơn các học sinh nữ. Đặc biệt, đặc điểm tình yêu “Đơn thuần chỉ là QHTD giữa hai người” được học sinh nam lựa chọn với tỷ lệ cao (31,0%), trong khi đó học sinh nữ chỉ có 2%.0 tỷ lệ lựa chọn. Như vậy, ta có thể thấy rằng các em đã có nhận thức tương đối tốt về tình yêu. Điều đó sẽ giúp cho các em xây dựng được một tình yêu đẹp và sẽ là động lực để thúc đẩy các em trong học tập cũng như trong cuộc sống. Do có sự phát triển về sinh lý, đặc biệt là sự phát dục tác động tới hoạt động tâm lý của VTN thúc đẩy những xúc cảm, những xao động về tình cảm. Vì vậy, những rung động đầu đời và tình yêu trong lứa tuổi VTN là một quy luật của đời sống tình cảm. Chúng ta không thể ngăn được những tình cảm đó của các em, mà điều quan trọng là phải có kiến thức, những kỹ năng sống để các em có thể loại bỏ đƣợc những tình cảm tiêu cực, phát triển và xây dựng những tình cảm trong sáng, lành mạnh.

Nhận thức về tình dục

Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, lành mạnh của con người, là sự tự nguyện, hòa hợp về tâm hồn và thể xác giữa hai người; là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của giống nòi. QHTD và tình yêu có mối quan hệ mật thiết. Trên nền tảng của tình yêu, tình dục không đơn thuần là một bản năng mà được nâng lên tầm cao mới. Lứa tuổi VTN có nhận thức như thế nào về QHTD, tìm hiểu vấn đề này sinh viên đưa ra câu hỏi: “Bạn hãy cho biết ý kiến của mình về những quan niện sau đây của QHTD” kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Nhận thức của học sinh về QHTD Đơn vị: % % Quan điểm Nam Nữ Chung Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý 1. Là cách sinh con,

duy trì nòi giống 77,2 22,8 80,9 19,1 79,1 20,9 2. Biểu hiện sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm của nam và nữ 79,5 20,5 72,7 27,3 76,1 23,9 3. Chỉ là cách biểu hiện tình yêu và giữ người yêu

25,0 75,0 19,0 81,0 22,0 78,0

4. Đơn thuần là thỏa

mãn nhu cầu sinh lý 31,1 68,9 9,9 90,1 20,5 79,5 5. Là cách thể hiện

mình là người trưởng thành

49,2 50,8 33,8 66,2 41,5 58,5

Nhận xét chung

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy quan niệm: “Tình dục là cách để sinh con, duy trì nòi giống” được rất nhiều học sinh đồng ý (79,1%). Đây cũng là quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Ngoài ra tôn giáo cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới tư tưởng của người Việt Nam. Các quan niệm truyền thống và của tôn giáo đã tác động một cách tự nhiên vào tiềm thức của VTN về vấn đề tình dục.

“Tình dục là cách để thể hiện tình yêu và giữ người yêu” được các em đồng ý chiếm 22,0%, không đồng ý chiếm 78,0%. Đây cũng là một mâu thuẫn lớn ttrong nhận thức của các em đồng thời cũng là mối quan tâm lo lắng của các bậc phụ huynh cũng như của các lực lượng giáo dục và toàn xã hội.

Có 76,1% số HS đồng ý rằng: “Tình dục là biểu hiện của sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm giữa nam và nữ”. Có tới 79,5% số học sinh phản đối: “Tình dục chỉ đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý” và 58,5 % các em không đồng ý rằng: “Tình dục là cách thể hiện mình là người trưởng thành”.

Những con số trên cho thấy rằng các em đã có nhận thức được tương đối đầy đủ về vấn đề tình dục. Tình dục không phải chỉ là bản năng mà nó còn gắn liền với yếu tố đạo đức và nó bị chi phối bởi yếu tố xã hội. Vấn đề tình dục là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và tế nhị, trước đây vấn đề này chỉ được nhắc đến trong “phòng the”. Trong xã hội vẫn còn nhiều người chưa tán thành giáo dục tình dục vì họ có những định kiến đã ăn sâu, bám rễ từ lâu. Các thầy cô giáo cũng thường né tránh chủ đề này, và ở gia đình hầu như không ai nhắc đến. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến nhận thức của VTN.

Qua số liệu điều tra, có thể thấy rằng nhận thức của VTN là phù hợp với quan niện chính thống của xã hội hiện nay. Bên cạnh đó cũng còn có những ý kiến, suy nghĩ tương đối “thoáng” về vấn đề này. Điều này cũng dễ hiểu bởi xã hội hiện nay có rất nhiều tác động, có nhiều tệ nạn nảy sinh, những quan điểm lệch lạc với chuẩn mực xã hội Việt Nam. Do đó, cần phải giúp các em có đầy đủ kiến thức và sự hiểu biết về vấn đề này. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, sinh viên đưa ra câu hỏi: “Ý kiến của bạn về QHTD trước hôn nhân như thế nào?”, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Quan điểm của học sinh về vấn đề QHTD trƣớc hôn nhân Đơn vị:% Quan điểm Nam Nữ Chung Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý 1. Không nên có QHTD

trước khi kết hôn. 54,5 45,5 81,0 19,0 67,8 32,2 2. Có thể có QHTD ở lứa

tuổi học trò miễn là không có thai và sẽ cưới nhau.

40,1 59,9 26,4 73,6 33,2 66,8

3. Có thể QHTD vì đó là

cách thể hiện tình yêu. 66,6 33,4 20,6 79,4 43,6 56,4 4. Không quan trọng nếu 2

người cũng thích 43,2 56,8 24,7 75,3 34,0 66,0 5. Khi ở lứa tuổi học trò

không nên có QHTD. 58,3 41,7 90,1 9,9 74,2 25,8 6. QHTD không đơn thuần

chỉ là giao hợp mà còn liên quan đến vấn đề đạo đức, lương tâm

62,8 37,2 73,5 26,5 68,1 31,9

7. Có thể QHTD miễn là

sẽ lấy nhau 24,2 75,8 28,9 71,1 26,6 73,4

Nhận xét chung

Kết quả điều tra cho thấy rằng quan điểm của học sinh về vấn đề QHTD trước hôn nhân khá nghiêm túc, đúng đắn, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Điều đó được thể hiện qua những số liệu sau: có 68,1% số học sinh đồng ý rằng: “Tình dục không đơn thuần chỉ là giao hợp mà còn liên quan đến vấn đề đạo đức, lương tâm” và 74,2% số học sinh đồng ý rằng: “Khi còn ở lứa tuổi học trò thì không nên có QHTD”. Như vậy có thể thấy rằng VTN đã sớm nhận biết và có cách nhìn đúng đắn, chuẩn mực tốt để sẵn sàng bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình trong tương lai. Đánh giá một cách tổng thể thì những ý kiến của VTN về vấn đề này cũng rất gần gũi với quan niệm truyền thống.

Không nên có QHTD trước khi kết hôn” được các em đồng ý với tỷ lệ khá cao (67,8%) và có tới 66,8% ý kiến phản đối “Có thể có QHTD ở lứa tuổi học trò miễn là không có thai và sẽ cưới nhau, và quan niệm “Không quan trọng nếu cả hai cùng thích” bị gạt bỏ chiếm 66,0%. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam sẽ không thể đồng ý nếu có QHTD trước hôn nhân được các em nhận thức khá sâu sắc và đã tỏ thái độ tương đối dứt khoát đối với vấn đề này.

Nhìn vào bảng số liệu ta cũng có thể thấy học sinh nam có cái nhìn về vấn đề QHTD trước hôn nhân “thoáng” hơn so với học sinh nữ. Ví dụ như có 54,5% học sinh nam đồng ý với quan điểm “Không nên có QHTD trước khi kết hôn” nhưng có đến 67,8% học sinh nữ đồng ý với quan điểm này. Bên cạnh đó có đến 73,6% học sinh nữ không đồng ý với quan điểm “Có thể có QHTD ở lứa tuổi học trò miễn là không có thai và sẽ cưới nhau” nhưng chỉ có 40,1% học sinh nam không đồng ý với quan điểm này.

Nhìn chung, nhận thức của học sinh THPT về QHTD trước hôn nhân tương đối đúng đắn, tuy nhiên có nhiều học sinh nam còn thoải mái về tư tưởng này, điều đề này cũng đã đặt ra vấn đề giáo dục SKSS cho học sinh THPT cần được thực hiện sớm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)