Lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 41 - 47)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Lý thuyết áp dụng

1.2.2. Lý thuyết hệ thống

Khái niệm hệ thống : Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất (Từ điển Tiếng Việt,2004, NXB Đà Nẵng, tr434)

Góc độ công tác xã hội : “ Hệ thống là một tập hợp các thành tố được xắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất . Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống ”. Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lí thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy . Đây là một lí thuyết sinh học cho rằng " mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ cá phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn.

Sau này, lí thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson(1995), Mancoske(1981), Siporin(1980)…và phát triển. Người có công đưa lí thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và Giterman.

Là tập hợp những thành tố được sắp xếp theo một trình tự và quy luật theo một thể thống nhất.

Tiểu hệ thống:

Là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ.Các tiểu hệ thống tạo nên hệ thống lớn hơn

Có 3 loại hệ thống thoã mãn cuộc sống của con người

 Hệ thống chính thức : tổ chức công đoàn, cộng đồng. …  Hệ thống phi chính thức : bạn bè, gia đình…

 Hệ thống xã hội: bệnh viện, nhà trường…

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống: Mọi hệ thống nằm trong một hệ thống khác lớn hơn. Mọi hệ thống có thể chia thành các hệ thống khác nhỏ hơn. Mọi hệ thống đều có tương tác với các hệ thống khác và thu nhận thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại. Mọi hệ thống đều cần năng lượng đầu vào và sản phẩm đầu ra để tồn tại. Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với nhứng hệ thống khác.

Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu nhu thực trạng và nhu cầu giáo dục kiến thức SKSS cho học sinh THPT, ta có thể thấy nhóm trẻ VTN cũng được coi là một tiểu hệ thống trong nhiều hệ thống lớn hơn, hệ thống này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại cới các hệ thống khác như: gia đình, nhà trường, bạn bè, các tổ chức dịch vụ xã hội,… Khi trẻ em bước vào tuổi VTN có nhiều tay đổi về tâm sinh lý, gặp những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày cũng như các mối quan hệ xã hội. Trước thực tế đó, hệ thống gia đình, nhà trường, bạn bè, các tổ chức dịch vụ xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến nhận thức, hành vi của trẻ. Khi muốm thay đổi một hệ thống nào đó phải kéo theo sự thay đổi của hệ thống khác và ngược lại muốn thay đổi một hệ thống thì phải thay đổi hệ thống nhỏ tạo nên nó và thay đổi cả hệ thống lớn bao trùm nó. Chính vì vậy khi chúng ta muốn nâng cao nhận thức của trẻ VTN trong vấn đề SKSS, ta không chỉ dừng lại ở việc tác động nhằm thay đổi nhận thức ở bản thân các em, mà kéo theo đó là những hệ thống xung quanh hệ thống này: gia đình, nhà trường, bạn bè, các tổ chức xã hội,…

1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về yêu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản với học sinh trong trƣờng Trung học phổ thông

Hệ thống giáo dục phổ thông đang thực hiện cuộc đổi mới về nội dung, phương

pháp dạy học. Vấn đề giáo dục dân số - SKSS tất yếu cũng phải được cập nhật theo sự đổi mới này. Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về dân số và phát triển tại Cai-rô (Ai Cập) năm 1994 đã khẳng định: "Để đạt hiệu quả cao nhất, giáo dục dân số - SKSS phải được bắt đầu ngay từ tiểu học và tiếp tục ở tất cả các cấp của giáo dục chính quy, cũng như không chính quy, đồng thời có tính đến các quyền, trách nhiệm của cha mẹ và tính đến các nhu cầu của trẻ em và trẻ tuổi vị thành niên".

Được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như UNFPA, UNICEF, UNESCO, giáo

dục dân số đã được thực hiện từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20. UNFPA đã giúp đỡ Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục dân số qua 5 chu kỳ (1984-1987, 1988-1991, 1994-1996, 1997-2000, 2001-2005) với quy mô ngày càng mở rộng, mức độ thực hiện ngày càng sâu. Các tài liệu về giáo dục dân số, sách hướng dẫn giáo viên tiến hành giáo dục dân số ở các cấp học đã được biên soạn. Giáo dục dân số và SKSS đã được lồng ghép vào một số môn học như sinh, địa, giáo dục công dân. Công tác đào tạo giáo viên giảng dạy giáo dục dân số - SKSS đã được thực hiện.

Các văn bản quy định của nhà nước cũng đã có đề cập đến vấn đề này. Có thể kể ra ở đây như:

- Một trong những giải pháp cơ bản của chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình được thể hiện tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành

Trung ương Đảngkhoá VII[17] đã khẳng định: "..., thực hiện giáo dục dân

số với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng, có sự tham gia của toàn xã hội...". Tư tưởng đó đã được quán triệt tại Chiến lược dân số kế hoạch hóa đến năm 2000: "Giáo dục dân số trong và ngoài nhà trường với nội dung

thích hợp cho từng nhóm đối tượng, làm cho thế hệ trẻ chấp nhận gia đình ít con là một chuẩn mực xã hội. Trong thời kỳ 1993-1995, phổ cập chương trình giáo dục dân số ở phổ thông trung học, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và bổ túc văn hoá trên toàn quốc. Trong thời kì 1996-2000, phổ cập giáo dục dânsố cấp tiểu học trên toàn quốc để hình thành và nâng cao nhận thức về mối quan hệgiữa dân số và phát triển cho thế hệ trẻ của thế kỉ 21". Điều đó tiếp tục được khẳng định tại Chiến lược Dân số Việt Nam 2001- 2010: "Mở rộng nội dung và thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục dân số, SKSS/kế hoạch hóa gia đình, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường ở mọi cấp học và ngành học của hệ thống giáo dục quốc dân với những hình thức thích hợp theo hướng cung cấp kiến thức, tạo nhận thức và hành vi đúng đắn, xây dựng kỹ năng sống phù hợp về dân số và phát triển bền vững, SKSS/kếhoạch hóa gia đình, giới và giới tính. Khuyến khích các hình thức giáo dục đồng đẳng và mở rộng các hình thức tư vấn về các vấn đề trên phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tuổi. Giáo dục dân số và phát triển, sức khoẻ sinh sản, giới và giới tính phải vừa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, vừa phù hợp với định hướng phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.”

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá

VIII[18] đã khẳng định vai trò của chiến lược con người, của việc phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững mọi mặt của xã hội. Đồng thời Đảng ta cũng đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc xây dựng những con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện và đẩy mạnh giáo dục dân số và SKSS trong nhà trường phổ thông chính là thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết trung ương 2 (Khoá VIII) đó là tang cường các nội dung giáo dục có tính xã hội và nhân văn.

- Năm 2001 với sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 19/6/2001 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình (nay là Uỷ ban 30 Dân số, Gia đình và Trẻ em) đã có quyết định

174/QĐ-UB thành lập Tiểu dự án giáo dục dân số thuộc Dự án Dân số - Sức khoẻ gia đình nhằm tăng cường chất lượng giáo dục dân số - SKSS trong trường trung học phổ thông. Trong hai năm từ tháng 6/2001 đến tháng 6/2003, với mục tiêu giáo dục dân số - SKSS chính là góp phần nâng cao tố chất của thế hệ trẻ trước yêu cầu lập thân, lập nghiệp, làm cho họ hiểu rõ đặc trưng của bản thân mình, đặc trưng của người bạn khác giới với mình để có ứng xử đúng đắn, tiểu dự án đã tiến hành 5 hoạt động: tập huấn đào tạo giảng viên cấp tỉnh/thành; tậphuấn nâng cao năng lực giảng dạy giáo dục dân số - SKSS cho giáo viên dạy các mônsinh, địa, giáo dục công dân; tập huấn cho cán bộ quản lý trường trung học phổ thongvà cán bộ quản lý các Sở Giáo dục và Đào tạo; tổ chức điều kiện phục vụ cho các đợt tập huấn; đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục dân số - SKSS ở các tỉnh mà tiểu dự án thực hiện. Hiện nay, trên toàn quốc vấn đề giáo dục dân số - SKSS cho học sinh phổ thông trung học đã phủ được 43/66 tỉnh, thành (gần 65%). Kết quả của việc thực hiện giáo dục dân số - SKSS trong nhà trường những năm qua cho thấy nhu cầu cần được giáo dục dân số - SKSS trong nhà trường là bức thiết, được sự đồng thuận ngày càng cao của những lực lượng đang tham gia vào quá trình giáo dục dân số - SKSS.

- Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ [Nghị định

số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ, Văn bản lưu] quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số tại Điều 29 đã giao trách nhiệm: "Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo dục về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới; chỉ đạo và tổ chức công tác giảng dạy về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về nội dung giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu sư phạm của từng ngành học, cấp học, bậc học".

- Chiến lược Giáo dục và Đào tạo 2001-2010 khẳng định giáo dục giới tính – SKSS phải được coi là nội dung giáo dục bắt buộc và phổ cập trong tất cả các trường học; phải đầu tư nguồn lực trong nước và tận dụng các nguồn tài trợ quốc tế để thực hiện lĩnh vực giáo dục này.

- Cơ sở pháp lý hết sức quan trọng của việc thực hiện giáo dục dân số đã được quy định tại Pháp lệnh Dân số [Pháp lệnh Dân số, 2005, Tiểu ban Dân số- kế hoạch hóa gia đình, Lưu hành nộibộ]:

 Giáo dục dân số được thực hiện trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chỉ đạo, xây dựng chương trình, nội dung giáo trình về dân số phù hợp với từng cấp học, bậc học.

 Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình, giáo trình quy định.

Như vậy, theo quy định của Pháp lệnh Dân số, việc giáo dục dân số - SKSS

chính thức thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân với chương trình, nội dung giáo trình phù hợp với từng cấp học, bậc học. Biện pháp này bảo đảm cho mỗi công dân Việt Nam, ngay từ khi còn là học sinh, được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản, chính thống về các vấn đề quan trọng liên quan đến dân số, tránh những cách hiểu không đúng, không đầy đủ dẫn tới việc xử sự thiếu trách nhiệm của cá nhân trong vấn đề này. Để biện pháp này được thực hiện một cách hiệu quả, điều quan trọng là chương trình, nội dung giáo trình về dân số phải được xây dựng phù hợp với lứa tuổi học sinh, chính xác, dễ hiểu và dễ tiếp cận.

- Hiện nay, chương trình giáo dục SKSS trong nhà trường ngày càng được chú trọng. Quyết định 2013/QĐ-TTg năm 2011 [QĐ-TTg, 2011, Quyết định 2013/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược Dânsố và Sức khỏe sinh sản

Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chínhphủ ban hành, Văn bản lưu] phê duyệt chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 do Thủ tướng chính phủ ban hành đã nêu rõ trong Mục tiêu 8: cải thiện SKSS của người chưa thành niên và thanh niên, tăng tỉ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 50% tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS vào năm 2015 và 75% vào năm 2020. Mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục về dân số, SKSS, bao gồm cả giáo dục về phòng ngừa nhiễm HIV, bình đẳng giới và sức khỏe tình dục trong nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020 sau khi được phê duyệt; thực hiện các nội dung giáo dục về giới, giới tính, dân số, SKSS, bình đẳng giới, phòng chống HIV; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

Như vậy, nhà nước đã quan tâm đến vấn đề GD SKSS trong nhà trường và đã đưa ra các văn bản pháp quy để hướng dẫn, yêu cầu thực hiện nội dung này, nhưng nhìn chung chương trình GD SKSS trong nhà trường không phải là mục tiêu hàng đầu và được triển khai hết sức chậm chạp, chưa có nhiều hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)