Hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 68 - 72)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Hiểu biết của học sinh trƣờng Trung học phổ thông Lý Thƣờng

2.1.5. Hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai

Để tìm hiểu rõ hơn về kiến thức của các em học sinh về quá trình mang thai được diễn ra như thế nào, học viên đã đưa ra câu hỏi “Theo bạn, câu nào sau đây miêu tả chính xác nhất về quá trình thụ thai” và thu được kết quả tại bảng 2.7

Bảng 2.7. Hiểu biết của học sinh THPT về quá trình thụ thai

Đơn vị: %

STT Nội dung Nam Nữ

1 Em bé được sinh ra do sự kết hợp giữa tinh trùng

của người bố và trứng của người mẹ 6,7 2,6

2

Sự mang thai bắt đầu khi một tế bào sinh dục nam duy nhất (tinh trùng) kết hợp với một tế bào giới tính nữ (trứng hay noãn) để tạo thành một tế bào mới và duy nhất (được biết như một hợp tử)

90,1 95,1

3 Thụ thai là quá trình gặp nhau của trứng và tinh

trùng tại ống dẫn trứng của phụ nữ 3,2 2,3

(Nguồn : Kết quả điều tra năm 2017)

Nhìn vào kết quả ta có thể thấy hầu hết các em học sinh đã hiểu thụ thai là như thế nào. Sự lựa chọn ở phương án“Sự mang thai bắt đầu khi một tế bào sinh dục nam duy nhất (tinh trùng) kết hợp với một tế bào giới tính nữ (trứng hay noãn) để tạo thành một tế bào mới và duy nhất (được biết như một hợp tử)” có tỷ lệ chọn rất cao (trên 90%) ở nam là 90,1% và nữ là 95%.

Qua số liệu trên có thể thấy các học sinh nữ có kiến thức về quá trình thụ thai có phần tốt hơn so với các bạn nam. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả này, ta có thể thấy dấu hiệu đáng mừng khi các em đã có sự lựa chọn đúng nhất về quá trình thụ thai

Khi hiểu được quá trình thụ thai diễn ra như thế nào thì các em có thể hiểu rõ hơn về các biện pháp tránh thai có tác dụng và sử dụng ra sao

Hiện nay, số học sinh mang thai ngoài ý muốn và phá thai ngày càng nhiều do các em chưa biết thực hiện những biện pháp tránh thai an toàn. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng sinh viên đưa ra câu hỏi: “Bạn biết các biện pháp tránh thai nào dưới

đây?” với 3 mức độ: có nghe nói đến, biết cách sử dụng, không biết. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7

Bảng 2.8. Hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai

Đơn vị: % Biện pháp Nam Nữ Chung nghe nói Biết sử dụng Không biết nghe nói Biết sử dụng Không biết nghe nói Biết sử dụng Không biết 1. Thuốc tránh Thai khẩn cấp 54,6 22,7 22,7 71,3 20,5 8,2 62,9 21,6 15,5 2. Thuốc tránh thai hàng ngày 45,8 23,4 30,8 75,1 5,4 19,5 60,5 14,4 25,1 3. Bao cao su 50,3 49,7 0,0 87,6 6,2 6,2 68,9 27,9 3,2 4. Tính chu kỳ kinh nguyệt 34,6 27,5 37,9 71,2 9,4 19,4 52,9 18,5 28,6 5. Đặt vòng tránh thai 48,7 13,5 37,8 66,8 12,3 20,9 57,8 12,9 29,3 6. Thuốc diệt tinh trùng 30,9 16,2 52,9 21,0 2,3 76,7 26,0 9,3 64,7 (Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017)

Nhận xét chung

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy rằng nhìn chung các em học sinh có nghe đến các biện pháp tránh thai, nhiều nhất là bao cao su được 68,9% các em nam có nghe nói đến và biết cách sử dụng và như vậy là 100%, và có 87,6% học sinh nữ có nghe đến biện pháp này nhưng chỉ có 6,2% học sinh nữ biết cách sử dụng. Điều này cho thấy sự khác nhau giữa nam và nữ rất lớn trong việc biết cách sử dụng bao cao su. Biện pháp sử dụng thuốc diệt tinh trùng được ít học sinh biết đến (nam 30,9% và nữ 21,0%) trong đó có 16,2% học sinh nam và 9,3% học sinh nữ biết cách sử dụng.

Biện pháp sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hàng ngày

được các em biết đến nhiều (62,9% và 60,5%). Bên cạnh đó, biện pháp tính chu kỳ kinh nguyệt và đặt vòng tránh thai cũng được các em biết đến (52,9%). Đặc biệt, với những biện pháp này, tỷ lệ học sinh nữ biết đến nhiều hơn so với học sinh nam.

Qua đây ta có thể thấy rằng tỷ lệ sự hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai ở học sinh nam và nữ có sự khác nhau. Cụ thể là đối với những biện pháp được thực hiện trực tiếp với nam thì tỷ lệ học sinh nam biết nhiều hơn học sinh nữ và ngược lại. Điều này tạo ra sự không đồng đều trong hiểu biết về kiến thức phòng tránh thai an toàn của học sinh THPT.

Để có thể biết được từ đâu mà các em có được những hiểu biết về các biện pháp tránh thai nêu trên, sinh viên đã đưa ra 4 nguồn thông tin và thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3. Nguồn thông tin về các biện pháp tránh thai

Đơn vị: %

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017)

Kết quả thu được tập trung vào nguồn thông tin: “Qua sách báo, truyền hình, internet” chiếm tỷ lệ cao (nam 95,4% và nữ 86,0%). Đây là nguồn cung cấp kiến thức chính ở hầu hết nội dung về các biện pháp tránh thai. Tuy sách báo, phim ảnh có tác dụng ít nhưng cũng có vai trò không nhỏ trong việc cung cấp những kiến thức đúng đắn cho các em về vấn đề này. Điều này cho thấy vấn đề xuất bản sách báo, phim ảnh có tính khoa học, hệ thống và ngăn chặn các loại sách báo, phim ảnh “ngoài luồng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc GDSKSS cho VTN.

Nguồn thông tin từ “Bạn bè” đứng vị trí thứ hai chứng tỏ vai trò tương đối quan trọng của nguồn thông tin này. VTN rất coi trọng tình bạn, các em thường trao đổi với nhau tất cả những suy nghĩ, những quan tâm của mình với bạn, qua bạn bè các em thu thập được nhiều kiến thức khác nhau. Các em nữ thường xuyên trao đổi về những vấn đề kinh nguyệt, sự khác biệt trên cơ thể của tuổi mới lớn, và cả những biện pháp tránh thai vì vậy mà tỷ lệ học sinh nữ biết đến cách phòng tránh thai nhiều hơn so với các học sinh nam. Nếu các em có tình bạn đúng đắn sẽ là một động lực tinh thần to lớn thúc đẩy sự phát triển nhân cách nói chung và là cơ hội chia sẻ những băn khoăn trong cuộc sống nói riêng.

16.3 15.1 50.8 95.4 34.5 17.7 70.6 86

Gia đình Nhà trường Bạn bè Sách báo, truyền hình, internet Nam Nữ

Nguồn thông tin từ “Gia đình” chiếm tỷ lệ không cao ở học sinh nam (16,3%), ở hóc sinh nữ cao hơn là 34,5%. Có thể thấy rằng các em chưa nhận được nhiều kiến thức về phòng tránh thai an toàn từ gia đình vì các em ngại chia sẻ vấn đề này với bố mẹ.

Nhà trường là nơi cung cấp kiến thức về SKSS một cách khoa học, có hệ thống giữ vị trí hàng đầu. Nhưng thực tế khảo sát đem lại kết quả không như vậy. Trong nhà trường hiện nay Bộ đã quy định học môn Giáo dục đời sống gia đình và GDGT thì nhà trường phải giữ vị trí thứ nhất song các trường vẫn chƣa thực hiện được nhiệm vụ này, có chăng cũng chỉ là một số nội dung được cung cấp nồng ghép và tích hợp qua một số môn như: sinh học, giáo dục công dân…

Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng sự hiểu biết của các em về các biện pháp tránh thai được học hỏi thông qua sách báo, truyền hình và internet là chủ yếu. Điều này có thể dẫn đến những hiểu biết sai lệch trong suy nghĩ của các em nếu nguồn thông tin được tìm hiểu không đáng tin cậy. Vì vậy gia đình và nhà trường cần phải chọn lọc thông tin đúng chiều và cung cấp cho học sinh để các em có thể tiếp cận được nguồn thông tin bổ ích nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)