Hiểu biết của học sinh về tuổi dậy thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 53 - 55)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Hiểu biết của học sinh trƣờng Trung học phổ thông Lý Thƣờng

2.1.2. Hiểu biết của học sinh về tuổi dậy thì

“Nữ thập tam, nam thập lục” là một câu nói thời xưa muốn ám chỉ về độ tuổi dậy thì ở nam và nữ. Một giai đoạn khiến trẻ thay đổi cả về tâm sinh lí và ngoại hình, biến những cô bé thành những thiếu nữ xinh đẹp, những cậu trai nhỏ trưởng thành hơn, chín chắn hơn, nam tính hơn…Nhưng hiện nay do ảnh hưởng nhiều yếu tố xã hội, trẻ bước vào tuổi dậy thì sớm hơn (theo tổ chức Y tế Thế giới WHO trẻ vị thành niên bắt đầu từ 10-19 tuổi), và các em sống ở thành thị thường dậy thì sớm hơn các em ở nông thôn, miền núi.

Ở độ tuổi dậy thì, cùng với những thay đổi về cơ thể thì tính tò mò của trẻ cũng phát triển hơn. Chúng bắt đầu quan sát với những suy nghĩ và những nhận xét riêng của mình. Đôi khi bố mẹ thực sự bối rối khi trẻ hỏi về những điều chúng nghe và nhìn thấy qua ti vi hay trong đời sống hàng ngày. Và chúng không bao giờ ngừng đi tìm câu trả lời khi chưa được giải đáp thắc mắc một cách cụ thể. Bên cạnh những thông tin được cung cấp tại trường học, thì gia đình, bạn bè và các phương tiện truyền thông đại chúng là những nơi mà trẻ cũng tiếp nhận các kiến thức GDGT. Với nguồn cung cấp thông tin đa dạng và không có sự kiểm soát như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là thực trạng nhận thức của học sinh THPT về kiến thức SKSS hiện nay như thế nào?

Nghiên cứu mức độ nhận thức về các dấu hiệu tuổi dậy thì của 200 học sinh THPT Lý Thường Kiệt và được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Những biểu hiện dậy thì ở nữ

Đơn vị: %

Biểu hiện dậy thì ở nữ Số lượng Tỉ lệ (%)

Kinh nguyệt 115 95,1

Phát triển vú 119 98,3

Xuất hiện những tình cảm khác giới 95 78,5

Những thay đổi về tính cách 82 67,7

Những thay đổi về ngoại hình 108 89,2

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017)

Số liệu nghiên cứu trên cho ta thấy một tỉ lệ khá cao các em học sinh nhận biết được những biểu hiện dậy thì ở nữ. Chiếm tỉ lệ cao nhất ở các dấu hiệu: có kinh nguyệt chiếm 95,1%, những thay đổi về ngoại hình 89,2%, phát triển vú là 98,3%, và mọc lông mu 93,3%. Đây là bốn dấu hiệu cơ bản của tuổi dậy thì ở nữ và phần lớn các em đều biết được những biểu hiện này.

Trích phỏng vấn của em Nga học sinh lớp 10: Dấu hiệu dậy thì ở nữ là có kinh nguyệt, phát triển vú, phát triển chiều cao,... Ngoài ra trong thời kỳ này, tính cách có nhiều thay đổi, chơi với các bạn trai không còn thoải mái, vô tư như trước nữa...

Hiểu biết về tuổi dậy thì của học sinh nữ theo kết quả thu được có thể nhận thấy là khá tốt. Các em đã tự nhận thức được những thay đổi của cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì. Vậy những nhận thức này ở các bạn học sinh nam thì như thế nào ? Vẫn những phương án như vậy, học sinh nam có những sự lựa chọn khác so với học sinh nữ

Bảng 2.2. Những biểu hiện dậy thì ở nam

Đơn vị : %

Biểu hiện dậy thì ở nam Số lượng Tỉ lệ (%)

Vỡ giọng 125 94,6

Mọc lông mu và nách 127 96,2

Mộng tinh 96 72,7

Xuất hiện những tình cảm khác giới 112 84,8

Những thay đổi về tính cách 87 65,9

Những thay đổi về ngoại hình 116 87,8

(Nguồn : Kết quả điều tra năm 2017)

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỉ lệ nhận biết được các biểu hiện dậy thì ở nam tương đối là cao. Tuy nhiên, phần lớn tập trung vào những thay đổi sinh lý:

mọc lông mu và nách (96,2%), vỡ giọng (94,6%) những thay đổi về ngoại hình (87,8%). Các cuộc phỏng vấn sâu đều cho thấy rằng, hầu hết các em chỉ tập trung vào những thay đổi bên ngoài, những biểu hiện dễ nhận thấy, còn về những biến đổi của tâm lý, tình cảm ít được đề cập đến hơn. Trong khi đó, ở lứa tuổi này, đời sống tâm sinh lý của các em có những biến đổi sâu sắc. Những thay đổi chủ yếu nhất của lứa tuổi này là thái độ cư xử với bạn khác giới, tính cách độc lập, nhu cầu có bạn bè và sự tự khẳng định mình.

Nhìn chung, phần lớn học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt đã có những nhận thức cơ bản về các dấu hiệu của tuổi dậy thì. Có thể lí giải được điều này bởi chính các em đã và đang trải qua tuổi dậy thì. Hơn nữa đây là những kiến thức cơ bản đã được giảng dạy trong giờ Sinh học lớp 8. Ngoài ra, những số liệu này cũng thể hiện một điều các em học sinh không chỉ có những quan tâm và những hiểu biết về tuổi dậy thì của chính mình mà còn có những kiến thức nhất định về bạn khác giới. Điều này chứng minh cho thực tế rằng dù ở bất kì thời điểm nào, nếu chúng ta xác định được vấn đề ưu tiên cần phải được đáp ứng, bằng những hành động thiết thực sẽ tạo điều kiện cho việc lĩnh hội tri thức, từ đó sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc. Chính vì vậy, thay vào việc giới hạn nội dung kiến thức chăm sóc SKSS cho các bạn học sinh, hãy cung cấp cho họ những kiến thức và kỹ năng ấy ở mọi môi trường mọi thời điểm, để vẽ đường cho hươu chạy đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)