Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 72 - 75)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Hiểu biết của học sinh trƣờng Trung học phổ thông Lý Thƣờng

2.1.6. Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là vấn đề rất nhức nhối của xã hội. Chính vì sự hiểu biết chưa nhiều về kiến thức phòng tránh các bệnh này mà nhiều người mắc phải những bệnh không đáng có, ngay cả những người trưởng thành. Vậy học sinh THPT đã hiểu biết gì về các BLTQĐTD? Sinh viên đã đưa ra câu hỏi “Trong những bệnh sau đây, bệnh nào là bệnh LTQĐTD?” và thu được kết quả qua biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4. Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục

Đơn vị: %

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017)

Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy hiểu biết của các em về các BLTQĐTD khá đúng đắn. 100% học sinh biết bệnh HIV/AIDS là bệnh LTQĐTD, tiếp theo là bệnh

giang mai (chiếm 85,6% ở nam và 73,5% ở nữ), bên cạnh đó là bệnh sùi mào gà (91,2% ở nam và 76% ở nữ), sau đó là bệnh lậu (69,5%) và cuối cùng là viêm gan B

(59,7% ở nam và 63,6% ở nữ). Có thể thấy rằng những bệnh mà chúng ta thường xuyên nhắc đến và nghe đến LTQĐTD như HIV/AIDS, giang mai, sùi mào gà được các em biết đến khá nhiều, riêng bệnh viêm gan B lại được các em biết đến không nhiều. Điều này chứng tỏ các em đã hiểu 1 phần về các bệnh LTQĐTD, tuy nhiên để phòng tránh BLTQĐTD một cách tốt hơn, cần phải giáo dục kiến thức SKSS cho học sinh thêm nữa.

Để tìm hiểu rõ hơn về hiểu biết của học sinh về các BLTQĐTD, học viên đưa ra câu hỏi “Các biện pháp nào sau đây phòng tránh các BLTQĐTD?” và kết quả được thể hiện qua biểu đồ 2.5.

85.6 100 59.7 91.2 69.3 73.5 100 63.6 76 67.8

Giang mai HIV/AIDS Viêm gan B Sùi mào gà Lậu Nam Nữ

Biểu đồ 2.5. Biện pháp phòng tránh các BLTQĐTD

Đơn vị: %

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017)

Qua biểu đồ ta có thể thấy các em đã biết vận dụng rất tốt biện pháp sử dụng bao cao su khi QHTD (90,9%), điều này cho thấy các em có hiểu biết tốt về cách phòng tránh thai cũng như các BLTQĐTD.

Biện pháp “Tránh QHTD với người lạ” được các em lựa chọn không cao (51,5%) trong đó tỷ lệ học sinh nữ lựa chọn cao hơn học sinh nam 17,5%. Điều này chứng tỏ suy nghĩ “thoáng” của các học sinh nam, có học sinh nam chia sẻ với sinh viên rằng “QHTD với người lạ cũng được, miễn là dùng bao cao su”. Chính suy nghĩ này cũng làm gia tăng các bệnh LTQĐTD vì sử dụng bao cao su là biện pháp an toàn cao nhất nhưng không phải hoàn toàn vì vậy vẫn có nguy cơ mắc các BLTQĐTD khi vẫn sử dụng bao cao su khi QHTD.

Chung thủy 1 vợ 1 chồng” được học sinh lựa chọn với tỷ lệ 45,9% trong đó học sinh nữ lựa chọn với tỷ lệ cao hơn học sinh nam 10,5%. Điều này cho thấy học sinh nữ coi trọng vấn đề chung thủy 1 vợ 1 chồng cao hơn so với các học snh nam.

Không QHTD” được các em lựa chọn rất ít (4,5%) và khá đồng đều ở cả nam và nữ. 93.5 42.7 40.6 3.1 88.4 60.2 51.1 5.9 90.9 51.5 45.9 4.5 Sử dụng BCS khi QHTDTránh QHTD với người lạ Chung tủy 1 vợ 1 chồng Không QHTD

Nhìn chung, học sinh THPT đã có những hiểu biết nhất định về cách phòng tránh những BLTQĐTD, tuy nhiên vẫn còn một phần nhỏ các em có suy nghĩ thoáng và tin tưởng quá vào các biện pháp phòng tránh nên chưa thận trọng trong việc phòng tránh chúng. Vì vậy GD SKSS ho học sinh THPT là điều rất cân thiết nhằm tránh nguy cơ nhiễm các BLTQĐTD không đáng có cho các em.

Như vậy qua khảo sát trên cũng có khái quát sơ bộ về bảy nội dung cơ bản của SKSS. Bản thân các em học sinh đã có những hiểu biết nhất định về SKSS nói chung, đưa ra những quan điểm cuả bản thân về những vấn đề liên quan như tình dục, quan niệm về tình yêu. Như vậy đa số các em học sinh đã có kiến thức cơ bản về như biện pháp tránh thai, bệnh lây qua đường tình dục… tuy nhiên những kiến thức của các em còn chưa chính xác, đầy đủ, đó rất cần có sự quan tâm giáo dục của gia đình nhà trường, xã hội trong việc GD SKSS.

Ở lứa tuổi vị thành niên các em học sinh đang trong thời kỳ có nhu cầu tìm hiểu và khám phá cao nhất nắm bắt được tâm lý này, gia đình và nhà trường cần định hướng, chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm cho trẻ sao cho kiến thức của các em được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Đề các em vững bước vào đời với hành trang tri thức và tâm lý vững vàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)