Doanh thu và giá vốn hàng bán của Công ty qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn austdoor (Trang 59 - 64)

Nguồn: Phòng kế toán công ty

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu đã công bố

Đề tài được thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm số liệu từ tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty hàng năm và những công trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan khác, cụ thể:

- Thu thập số liệu, tài liệu từ các phòng chuyên môn của công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor (phòng Kế toán và phòng kinh doanh …), các báo cáo tổng kết cuối năm về tình hình tiêu thụ sản phẩm cửa cuốn và cửa nhựa lõi thép uPVC, báo cáo tài chính của công ty qua các năm,…

- Các công trình, đề tài nghiên cứu, các sách báo có liên quan đã công bố. - Thu thập các thông tin từ các trang Web, các loại sách báo mạng Internet, có

bài viết về sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm cửa cuốn, cửa nhựa của công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor và các công ty sản xuất và kinh doanh cửa cuốn, cửa nhựa khác.

3.2.1.2. Thu thập số liệu mới

Đề tài tổ chức điều tra trực tiếp khách hàng bằng các bảng câu hỏi được xây dựng qua mẫu phiếu điều tra.

Tiến hành điều tra 45 khách hàng qua đại lý công ty theo hình thức thuận tiện trên địa bàn Hà Nội đã sử dụng sản phẩm cửa cuốn, cửa nhựa lõi thép uPVC.

Nội dung điều tra:

- Tôi tiến hành điều tra chọn mẫu tại các đại lý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì đây là nơi có mật độ dân cư đông đúc, thu nhập bình quân cao, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm hiện đại.

- Với những khách hàng đang sử dụng sản phẩm

- Với những khách hàng sắp có nhu cầu sử dụng sản phẩm 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi được thu thập, các thông tin, số liệu được tiến hành xử lý bằng cách: Tập hợp, sắp xếp, phân loại số liệu thành dạng bảng, biểu đồ. Các số liệu được xử lý bằng máy tính qua chương trình excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể tiến hành phân tích theo chiều hướng biến động của các sự vật, hiện tượng, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu từ đó tìm ra biện pháp giải quyết.

Phương pháp phân tích chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau.

Sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối (doanh thu tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ) và tương đối (tốc độ tăng thị phần, cơ cấu chủng loại sản phẩm ,…) để so sánh các yếu tố với nhau để thấy được xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh thực hiện giữa năm nay với năm trước để thấy rõ xu hướng biến động về lao động, tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả tiêu thụ và kết quả kinh doanh của công ty.

Thực hiện so sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm. Các phương pháp này sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng, mức độ biến động của các chỉ tiêu, mức độ phấn đấu, khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường của doanh nghiệp các giai đoạn. Từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhưng trong luận văn này giới hạn ở hai chỉ tiêu định lượng là phát triển thị trường theo chiều rộng và chiều sâu.

Chỉ tiêu về phát triển thị trường theo chiều rộng:

- Số lượng sản phẩm tiêu thụ (theo từng loại sản phẩm, theo khách hàng và theo thị trường).

- Giá trị sản phẩm tiêu thụ (doanh thu tiêu thụ theo từng loại sản phẩm, theo khách hàng và theo thị trường).

- Thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại các thị trường.

Chỉ tiêu về phát triển thị trường theo chiều sâu:

- Tốc độ phát triển của doanh thu, lợi nhuận, ... - Lợi nhuận/chi phí; lợi nhuận/doanh thu.

- Chỉ tiêu về thị phần theo các kênh tiêu thụ, các loại thị trường,…

- Đánh giá của khách hàng về các tiêu chí đối với sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 4.1.1. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty 4.1.1. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Để tổ chức hoạt động bán hàng cần xác định số trang thiết bị bán hàng cần thiết, số lượng nhân viên phục vụ cho công tác bán hàng, do đặc điểm của công tác bán hàng hoạt động thường xuyên với khách hàng nên việc lựa chọn nhân viên bán hàng là hoạt động quan trọng nhất. Người bán hàng cần có đầy đủ những điều kiện về phẩm chất, kỹ năng cần thiết, nghệ thuật ứng xử… đồng thời doanh nghiệp cần có chính sách lương, tiền thưởng và các chính sách khuyến khích thích hợp với nhân viên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Công việc bán hàng không chỉ đòi hỏi trình độ kỹ thuật và phải có tính nghệ thuật cao, phải bố trí sắp xếp trình bày hàng hóa kết hợp với trang thiết bị sao cho khách hàng dễ tìm, dễ nhận thấy phù hợp với từng nhóm khách hàng.

Toàn bộ công việc hoạt động trên nhằm mục đích lôi kéo khách hàng đến mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp.Vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp là làm sao cho khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ một lần mà mãi mãi. Do đó doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau:

- Tổ chức tiêu thụ: là việc tổ chức ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng hoá, phương tiện vận tải và giao hàng cho các kênh tiêu thụ (đại lý bán buôn, bán lẻ) giao hàng đến tận tay người tiêu dùng.Với hình thức bán hàng trực tiếp cần phải chú ý đến các kỹ thuật trưng bày, bố trí hàng hoá tại nơi bán, quầy hàng, các kỹ thuật giao tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ thu tiền. Hoạt động bán hàng mang tính nghệ thuật cao, làm sao tác động đến tâm lý người mua sao cho bán hàng được nhiều nhất.

- Tổ chức hội nghị khách hàng: doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, đặc biệt chú trọng tới khách hàng lớn, khách hàng quan trọng. Mục đích của hội nghị khách hàng là thu lượm ý kiến của khách hàng về sản phẩm, giá cả, dịch vụ của sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời phải gợi ý cho họ về ưu điểm của sản phẩm, những thiếu sót trong quan hệ mua bán.

- Tham gia các hội nghị kinh doanh: Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường không thể xa rời đối tác, “Buôn có bạn, bán có phường” thông qua hiệp

hội doanh nghiệp không những có thể quảng cáo khuếch trương sản phẩm và uy tín của chính mình mà còn bảo vệ được thị trường, bảo vệ giá cả, chống lại sự độc quyền, giảm bớt cạnh tranh…

Ngoài các công tác tổ chức trên, doanh nghiệp cần có những hoạt động theo dõi để kiểm tra các thành viên trong kênh, giám sát hoạt động tiêu thụ nhằm đảm bảo cho hoạt động này có hiệu quả. Đồng thời doanh nghiệp cần có các dịch vụ sau bán hàng tăng uy tín trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Để có được một hệ thống phân phối bán hàng tốt trên toàn quốc như hiện nay Austdoor đã chứng tỏ được vai trò của mình qua khả năng tiêu thụ sản phẩm mà hình thức bán hàng của Công ty là bán trực tiếp tới người tiêu dùng, qua đại lý và nhà phân phối.

Trong chiến lược phân phối của Công ty, thiết lập các kênh phân phối theo hình thức bán hàng là nội dung mà Công ty đặc biệt quan tâm củng cố và có hướng hoàn thiện hơn.

Hiện nay, Austdoor đang tổ chức thành 3 kênh phân phối như bên đưới (sơ đồ 4.1):

Sơ đồ 4.1. Kênh phân phối sản phẩm

Công ty CP Tập đoàn Austdoor Người tiêu dùng Đại lý cấp 1 Nhà PP Đại lý cấp 2

Kênh thứ nhất là từ công ty bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua phòng bán hàng dự án và các showroom của công ty, kênh này chiếm 11% tổng doanh thu năm 2016.

Kênh thứ hai là từ Công ty qua Đại lý cấp 1 đến người tiêu dùng, chiếm 41% doanh thu.

Kênh thứ ba là từ Công ty qua nhà phân phối, qua Đại lý cấp 2 rồi đến người tiêu dùng, kênh này chiếm 48%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn austdoor (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)