Tình hình cơ bản và kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn austdoor (Trang 52 - 59)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Tình hình cơ bản và kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty

3.1.3.1. Tình hình lao động của công ty

Yếu tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó công ty đã xác định: Lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo được số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động.

Đặc điểm về lao động sản xuất của công ty là lao động kỹ thuật được đào tạo cơ bản từ các trường có uy tín, tùy theo từng bộ phận trong phân xưởng sản xuất công ty sẽ bố trí thích hợp cho từng vị trí đảm bảo sự thông suốt trong quá trình sản xuất cũng như phù hợp trình độ chuyên môn của từng người (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tình hình lao động của Công ty

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 người % người % người % Tổng số lao động 240 100 390 100 285 100 1. Theo độ tuổi - Dưới 30 155 64,6 287 73,6 186 65,3 - Từ 31 – 45 80 33,3 98 25,1 94 33,0 - Trên 45 5 2,1 5 1,3 5 1,8 2. Theo giới tính - Nam 160 66,7 280 71,8 194 68,1 - Nữ 80 33,3 110 28,2 91 31,9 3. Theo trình độ - Thạc sỹ 1 0,4 2 0,3 2 0,7 - Đại học 99 41,3 115 29,5 93 32,6 - Cao đẳng 45 18,8 80 20,5 54 18,9 - Trung cấp 25 10,4 70 17,9 50 17,5 - Công nhân 70 29,2 124 31,8 86 30,2

4. Theo tính chất công việc

- Lao động trực tiếp 143 59,6 205 52,6 156 54,7 - Lao động gián tiếp 97 40,4 185 47,4 129 45,3 Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự công ty

Trước hết về giới tính. Do tính chất công việc là yêu cầu kỹ thuật sản xuất nên số lao động nam nhiều hơn số lao động nữ. Năm 2014 số lao động nam là 160 người, chiếm 66,7%. Đến năm 2015 số lao động nam tăng rõ rệt 280 người, chiếm 71,8%. Do bị ảnh hưởng chung của sự suy thoái kinh tế nên năm 2016 số lao động của công ty đã có sự sụt giảm, số lao động nam lúc này là 194 người, chiếm 68,1%. Công việc đòi hỏi sức khỏe, nhanh nhẹn và khả năng thích nghi cao nên công ty đã hướng lao động nữ vào công tác văn phòng. Tay nghề bậc thợ là vấn đề công ty đặt lên hàng đầu, hàng năm công ty thường cử cán bộ công nhân đi tập huấn, tham gia các lớp nâng cao tay nghề và trong công tác tuyển dụng công ty cũng rất nghiêm túc kiểm tra sát sao (Xem biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3.1. Số lao động theo giới tính của Công ty qua các năm

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự công ty Xét về trình độ lao động của công ty. Do tính chất công việc đòi hỏi tay nghề và công nghệ ngày càng cao nên Công ty thường xuyên tuyển dụng và kết hợp với các trường dạy nghề đào tạo công nhân. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty rất năng động nhiệt tình, được tuyển chọn khá kỹ càng, có trình độ chuyên môn khá cao, Năm 2016 có tới 2 người trình độ Thạc sỹ (là những người lãnh đạo chủ chốt của công ty), 93 người tốt nghiệp Đại học, 54 người tốt nghiệp Cao đẳng, 50 người tốt nghiệp hệ trung cấp và số công nhân còn lại cũng phải tốt nghiệp từ Trung học phổ thông trở lên. Mặt khác, bộ máy quản lý của công ty được thiết kế khá gọn gàng và có sự chuyên môn hóa cao nên đội ngũ công nhân viên làm việc khá hiệu quả. Hầu hết các lao động tham gia vào quá trình quản lý và sản xuất đều nắm được chuyên môn trong từng công việc (Xem biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2. Trình độ lao động của Công ty qua các năm

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự công ty 3.1.3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

a. Tình hình tài sản

Qua quá trình sản xuất kinh doanh, căn cứ vào tốc độ luân chuyển của vốn (vòng quay của vốn) thì vốn của đơn vị được chia thành TS ngắn hạn và TS dài hạn. Một đặc điểm nổi bật của công ty là trong tổng TS của công ty thì TS ngắn hạn lớn hơn nhiều so với TS dài hạn thể hiện qua bảng 3.2.

Năm 2014 TS ngắn hạn của công ty chiếm 75,5% tương ứng với 80.135 tr.đ, trong khi TS dài hạn chiếm 24,5% tương ứng 25.967 tr.đ. Năm 2015, TS ngắn hạn chiếm 64,8% tương ứng 119.286 tr.đ, TS dài hạn chiếm 35,2% tương ứng 64.756 tr.đ. Đến năm 2016, TS ngắn hạn chiếm 46,8% tương ứng 94.276 tr.đ, TS dài hạn chiếm 53,2% tương ứng là 106.929 tr.đ. Ta thấy TS ngắn hạn nhiều hơn TS dài hạn là do tính chất kinh doanh của công ty là công ty sản xuất cửa cuốn, cửa nhựa uPVC, do vậy công ty cần có tài sản lưu động lớn để dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Công ty có chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng qua 3 năm.

Bảng 3.2. Tình hình tài sản của Công ty Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) (Tr.đ) % (Tr.đ) % (Tr.đ) % 2015/2014 2016/2015 A. Tài sản ngắn hạn 80.135 75,5 119.286 64,8 94.276 46,9 148,9 79,0 1. Tiền 2.202 2,1 6.445 3,5 7.182 3,6 292,7 111,4 2. Các khoản PT ngắn hạn 36.785 34,7 54.195 29,4 35.735 17,8 147,3 65,9 3. Hàng tồn kho 40.772 38,4 58.048 31,5 51.035 25,4 142,4 87,9 4. Tài sản ngắn hạn khác 376 0,4 598 0,3 324 0,2 159,0 54,2 B. Tài sản dài hạn 25.967 24,5 64.756 35,2 106.929 53,1 249,4 165,1 1. Tài sản cố định hữu hình 19.735 18,6 11.115 6,0 21.016 10,4 56,3 189,1

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - 0,0 46.609 25,3 76.709 38,1 - 164,6

3. Chi phí XDCBDD 4.977 4,7 5.251 2,9 6.148 3,1 105,5 117,1

4. Tài sản dài hạn khác 1.255 1,2 1.781 1,0 3.056 1,5 141,9 171,6

Tổng 106.102 100,0 184.042 100,0 201.205 100,0 173,5 109,3

b. Tình hình nguồn vốn

Trong bất kỳ một hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nào của một công ty cũng phải tính toán trên tiềm lực tài chính của công ty đó. Và tiềm lực tài chính thể hiện rõ nét qua nguồn vốn của công ty. Nguồn vốn lớn sẽ thúc đẩy sự phát triển của công ty và ngược lại, nếu nguồn vốn của công ty không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh thì hoạt động kinh doanh không thể diễn ra một cách liên tục mà sẽ bị gián đoạn, đặc biệt là với doanh nghiệp sản xuất (Bảng 3.3).

Tổng nguồn vốn của công ty qua các năm có sự biến động nhiều, năm 2015 tăng 73,5% tương ứng với 184.046 triệu đồng. Năm 2016 tăng 9,4% tương ứng 201.308 triệu đồng. Sự thay đổi này chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Năm 2015 so với năm 2014 có sự tăng trưởng nhưng ở mức trung bình, bình quân mỗi chỉ tiêu chỉ tăng từ 10 – 15%, thời điểm này công ty không có sự biến động nhiều về quy mô vốn.

Năm 2016, phải trả cho người bán tăng làm cho tổng vốn của công ty tăng so với năm 2015. Cụ thể năm 2016 phải trả cho người bán tăng 23,4% tương ứng 35.075 triệu đồng so với năm 2015.

Năm 2016 tổng nguồn vốn tăng do sự thay đổi của nợ ngắn hạn, trong đó vay và nợ ngắn hạn với phải trả cho người bán tác động mạnh mẽ nhất. Đó là những khoản có tỷ trọng lớn, mỗi sự thay đổi nhỏ cũng kéo theo biến động mạnh mẽ của nợ phải trả. Cụ thể vay và nợ ngắn hạn tăng 17,6% tương ứng với 103.123 triệu đồng. Đây là kết quả của sự nỗ lực lớn của công ty khi đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô nhằm nâng cao năng lực sản xuất của những năm trước đó. Đối với trích lập các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty hầu như không có sự thay đổi nhiều trong 3 năm qua.

Từ đó ta thấy được công ty luôn cố gắng phát huy sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình trong việc kinh doanh và để phấn đấu cho những mục tiêu dài hạn mặc dù trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn cho công ty trên con đường tồn tại và phát triển.

Bảng 3.3. Tình hình nguồn vốn của công ty Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) (Tr.đ) % (Tr.đ) % (Tr.đ) % 2015/2014 2016/2015 A. Nợ phải trả 85.451 80,5 105.721 57,4 122.956 61,1 123,7 116,3 I. Nợ ngắn hạn 75.598 71,2 87.666 47,6 103.123 51,2 116,0 117,6 1. Vay và nợ ngắn hạn 32.898 31,0 37.860 20,6 45.580 22,6 115,1 120,4

2. Phải trả cho người bán 27.545 26,0 28.425 15,4 35.075 17,4 103,2 123,4

3. Người mua trả tiền trước 13.000 12,3 18.807 10,2 18.311 9,1 144,7 97,4

4. Thuế và các khoản nộp NN 465 0,4 545 0,3 645 0,3 117,2 118,3

5. Phải trả, phải nộp khác 1.690 1,6 2.029 1,1 3.512 1,7 120,1 173,1

II. Nợ dài hạn 9.853 9,3 18.055 9,8 19.833 9,9 183,2 109,8

B. Nguồn vốn CSH 20.655 19,5 78.325 42,6 78.352 38,9 379,2 100,0

1. Vốn đầu tư của CSH 20.001 18,9 77.286 42,0 77.283 38,4 386,4 100,0

2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái - 118 -

3. Quỹ đầu tư phát triển 223 0,2 225 0,1 225 0,1 100,9 100,0

4. Quỹ khác thuộc vốn CSH 431 0,4 696 0,4 699 0,3 161,5 100,4

5. LN sau thuế chưa PP - - 145

Tổng 106.106 100,0 184.046 100,0 201.308 100,0 173,5 109,4

3.1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện ở các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, lợi nhuận, gián vốn hàng bán … và được thể hiện ở bảng 3.4. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cũng cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Chỉ tiêu 2014 (Tr.đ) 2015 (Tr.đ) 2016 (Tr.đ) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 1. Doanh thu thuần 182.775 267.180 228.502 146,2 85,5 2. Giá vốn hàng bán 146.394 211.377 177.712 144,4 84,1 3. Lợi nhuận gộp 36.383 45.802 40.788 125,9 89,1 4. Doanh thu TC 125 145 203 115,9 137,7 5. Chi phí TC 11.444 10.872 12.769 95,0 117,4 - Trong đó: Chi phí lãi vay 9.096 9.643 - 106,0 - 6. Chi phí bán hàng 10.343 16.648 19.084 160,9 114,6 7. Chi phí quản lý DN 9.222 9.641 9.837 104,5 102,0 8. Lợi nhuận thuần 5.501 10.789 9.138 196,1 84,7 9. Thu nhập khác 1.641 2.363 3.793 144,0 160,6 10. Chi phí khác 982 1.241 3.629 126,1 292,6 11. Lợi nhuận khác 136 198 168 145,3 83,9 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.638 10.988 9.307 194,8 84,7 13. Thuế TNDN hiện hành 1.412 2.748 2.328 194,8 84,7 15. Lợi nhuận sau thuế 4.228 8.241 6.978 194,8 84,7

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty

Doanh thu năm 2015 tăng 46,2% so với năm 2014, tức là đạt 267.180 tr.đ. Mặc dù chuyển sang hướng kinh doanh có quy mô rộng hơn nhưng công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, năm 2016 thị trường bất động sản đang đóng băng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, doanh thu năm 2016 đã giảm xuống còn 85,5% so với năm trước, đạt 228.502 tr.đ.

Tuy nhiên, với các chiến lược kinh doanh, với thương hiệu và đẳng cấp của sản phẩm, công ty vẫn tìm được chỗ đứng của mình và không ngừng mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiêu thụ sản phẩm cửa cuốn, cửa nhựa uPVC. Năm 2014, giá vốn hàng bán 146.394 tr.đ, đến năm 2015 đã tăng 144,4%

so với năm 2014, tức là đạt 211.377 tr.đ. Năm 2016 đã giảm xuống còn 177.712 tr.đ.

Chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua biểu đồ sau:

ĐVT: triệu đồng

Biểu đồ 3.3. Doanh thu và giá vốn hàng bán của Công ty qua các năm

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn austdoor (Trang 52 - 59)