Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó là yếu tố đảm bảo thực hiện những chức năng quản trị phức tạp nhằm thực hiện những mục tiêu quản trị đã đề ra.
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor đã tổ chức bộ máy quản lý (Sơ đồ 3.1).
Hội đồng quản trị: Trong công ty cơ quan có quyền lực cao nhất là hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị định hướng các chính sách tồn tại và phát triển, ra quyết định hành động trong từng thời điểm phù hợp với tính hình sản xuất kinh doanh của công ty
Ban giám đốc là gồm Tổng giám đốc (TGĐ) và 02 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là thủ trưởng cấp cao nhất trong công ty, là người trực tiếp điều hành các bộ phận phòng ban và thực hiện theo quyết định của hội đồng quản trị. TGĐ vừa là người đại diện cho công ty, vừa đại diện cho công nhân viên chức quản lý DN và là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hai Phó TGĐ gồm: Phó TGĐ điều hành giúp TGĐ điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền, chịu trách nhiệm điều hành các giám đốc tại các tỉnh được giao nhiệm vụ. Phó TGĐ cung ứng có trách nhiệm đảm bảo vật tư và các chi tiết đúng số lượng, chất lượng với chi phí thấp nhất có thể được.
Các phòng ban:
- Phòng nhân sự: Quản lý về nhân sự tại công ty, xây dựng kế hoạch và tiêu chuẩn tuyển dụng lao động, theo dõi nguồn lao động nhận khoán, soạn thảo các công văn giấy tờ, các quyết định của Ban giám đốc, lưu trữ, gửi, tiếp nhận các công văn đi, đến, các chế độ đối với người lao động, kế hoạch đào tạo, thi đua khen thưởng, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ tổ chức đời sống và các mặt sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
- Phòng Kinh doanh: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty như: tìm hiểu thị trường, xác định loại hàng khách hàng cần với khối lượng, số lượng bao nhiêu, mẫu mã, chủng loại như thế nào, cần nhập về bao nhiêu hàng, tổ chức nhập hàng, bảo quản hàng hoá, phân phối hàng,
bán hàng như thế nào... để đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Do đây là lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều các nghiệp vụ phức tạp đồng thời nó cũng là lĩnh vực hoạt động chủ yếu và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty.
- Phòng tài chính: giúp Ban Giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty, quản lý nguồn vốn, hàng hóa, tài sản của công ty, thực hiện các công tác tín dụng, cân đối thu chi, thanh quyết toán đối với khách hàng và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Tham gia xây dựng giá bán thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo chế độ của luật kế toán.
- Phòng marketing: Nghiên cứu tiếp thị thông tin, khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng, khách hàng tiềm năng; lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn,…
- Nhà máy: Nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đạt kế hoạch sản xuất đảm bảo kỹ thuật, chất lượng.
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TGĐ ĐIỀU HÀNH P. TGĐ CUNG ỨNG
GIÁM ĐỐC
KINH DOANH GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT GĐ KẾ HOẠCH CUNG ỨNG MARKETING GIÁM ĐỐC PHÒNG BÁN HÀNG ĐẠI LÝ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH NM PHỐ NỐI DỰ ÁN CỬA NHỰA, VÁCH KÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH CUNG ỨNG BP MARKETING PHÒNG BÁN HÀNG DỰ ÁN PHÒNG TÀI CHÍNH PHÒNG NHÂN SỰ PHỐ NỐI NM SHOWROOM BỘ PHẬN ISO, IT PHÒNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG DỊCH VỤ & CSKH