Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn austdoor (Trang 86 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.4.Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

4.2. Các chính sách phát triển thị trường của công ty

4.2.4.Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

phẩm của công ty

Để phát triển thị trường, công ty đã chú trọng nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình tại thị trường công ty sẽ phát triển là ai. Từ đó cần tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Công ty có thể tìm hiểu đối thủ một cách gián tiếp thông qua nhiều kênh thông tin như thông tin từ các đại lý bán hàng, các nhà phân phối, các chuyên gia trong ngành,… Công ty luôn tìm hiểu các đối thủ đã chiếm lĩnh được bao nhiêu phần của thị trường, các ưu thế và hạn chế của từng đối thủ cạnh tranh.

Để tăng thị phần có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như thay đổi sản phẩm, dịch vụ, giá cả, hình thức quảng cáo, gia tăng ngân sách tiếp thị hay cải thiện hệ thống phân phối, phát triển thị trường ngách… Một công ty chiếm được thị phần lớn không những thể hiện về ưu thế về sản phẩm của mình trên thị trường và cũng nói lên uy tín về sản phẩm của Công ty đối với các đối thủ cạnh tranh khác.

Austdoor là một thương hiệu lớn và dường như đang thống lĩnh nhiều thị trường trên cả nước. Đây là một lợi thế của công ty, nhưng Công ty luôn tìm hiểu các thay đổi của thị trường để có cách thức đề phòng và có chiến lược đối phó với các hành động của đối thủ cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, các ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xây dựng nói chung, sản phẩm cửa cuốn nói riêng tăng lên đáng kể. Hiện

trong nước số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng cửa cuốn như của công ty không chỉ tăng về số lượng mà thay đổi cả về chất lượng, kiểu dáng. Đã có một số công ty cũng kinh doanh các sản phẩm cùng loại có thị phần chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trên thị trường, có khả năng cạnh tranh cao đối với sản phẩm của Công ty. Đó là Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú (Smartdoor), Công ty TNHH Thiên Minh (Santadoor), Công ty TNHH TM & XNK cửa cuốn Tiến Thịnh (Eurodoor), Công ty Cổ phần XNK & XD Tân Trường Sơn (Bossdoor), …

Thị trường các sản phẩm cửa cuốn và cửa nhựa với đủ chủng loại, công nghệ khác nhau, từ loại đắt tiền đến những sản phẩm giá rẻ có sự tham gia sản xuất, kinh doanh của nhiều Công ty khác nhau. Tuy nhiên, do làm tốt việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh nên sản phẩm của Công ty vẫn luôn được khách hàng quan tâm và sử dụng. Theo số liệu của Phòng Kinh doanh, hiện nay các sản phẩm của Công ty vẫn đang giữ được thị phần cao nhất trên thị trường sản phẩm cửa cuốn, cửa nhựa uPVC trong thời gian vừa qua (Biểu đồ 4.4).

Biểu đồ 4.4. Thị phần các sản phẩm cửa cuốn, cửa nhựa lõi thép uPVC năm 2016 năm 2016

Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty

Từ Biểu đồ 4.4 cho thấy, chiếm thị phần cao nhất trên thị trường vẫn là Austdoor (chiếm 34%) đến Eurodoor (chiếm 22%), Bossdoor (chiếm 16%) và

các công ty khác như Smartdoor, Santardoor, Châu Âu, Đông Á,... còn lại chiếm 28%. Điều đó khẳng định tên tuổi thương hiệu, uy tín của công ty trên thị trường và sự ưa chuộng của khách hàng dành cho sản phẩm của công ty trong một thời gian dài. Tuy nhiên thị phần của Eurodoor và Bossdoor cũng chiếm lĩnh đáng kể trên thị trường. Vì thế công ty cần có chiến lược và chính sách để giữ vững, nâng cao thị phần của mình trên thị trường.

Nhiều doanh nghiệp thành công trong việc cạnh tranh trên thị trường và phát triển thị trường là do sử dụng phù hợp chiến lược về giá bán. Giá cả là biểu hiện giá trị lao động và vật chất hao phí để sản xuất ra hàng hóa, chịu tác động của quy luật cung cầu. Tuy nhiên, giá cả còn được quyết định bởi các nhà quản lý trong từng thời kỳ, trong từng tình huống cụ thể. Bộ phận kinh doanh của Công ty đã dựa vào khả năng của mình cũng như yêu cầu của thị trường để định giá bán cho sản phẩm một cách hợp lý. Tuy nhiên, thời gian qua giá bán các sản phẩm của Công ty đều cao hơn giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Đây đang là vấn đề đang tạo ra một sức ép rất lớn trong việc chiếm lĩnh thị trường và giữ vững thị phần cho các sản phẩm trên thị trường (Bảng 4.13).

Bảng 4.13. Giá một số sản phẩm cửa cuốn, cửa nhựa so với các đối thủ cạnh tranh năm 2016

ĐVT: 1000đ/m2 Sản phẩm AUSTDOOR BOSSDOOR EURODOOR 1. Cửa cuốn tấm liền 1.050 990 850 2. Cửa cuốn siêu thoáng 2.980 2.750 2.580 3. Cửa cuốn siêu êm 2.380 2.150 2.085 4. Cửa cuốn trong suốt 3.950 3.890 3.680 5. Cửa cuốn Eleganza 2.950 2.850 2.300

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty (2016)

Bảng 4.13 cho thấy, giá của các sản phẩm của công ty Cổ phần tập đoàn Austdoor cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác, cụ thể là so với 2 đối thủ là Bossdoor và Eurodoor. Đặc biệt là sản phẩm cửa cuốn siêu thoáng cao hơn 230.000/sản phẩm so với hãng Bossdoor; cửa cuốn Eleganza so với hãng Eurodoor cao hơn 650.000/sản phẩm. Như vậy, theo thống kê cho thấy, cùng một loại cửa cuốn nhưng thương hiệu Austdoor vượt trội về giá cả. Lý do giá các sản phẩm của Công ty cao hơn là do chất lượng sản phẩm được khách

hàng đánh giá tốt hơn, mặt khác nhiều mẫu mã sản phẩm cũng phù hợp với kiến trúc hiện tại. Tuy nhiên, về lâu dài việc giá sản phẩm của công ty cao hơn đối thủ cạnh tranh là một bất lợi. Đây là công việc Công ty cần tìm hiểu về sản phẩm, chất lượng, công nghệ của đối thủ, đồng thời tìm cách đổi mới công nghệ tiến tới hạ giá các sản phẩm của mình. Đây cũng là cách để Công ty duy trì được thị phần, mở rộng thị trường từ việc nâng cao vị thế, uy tín của sản phẩm thông qua giá và chất lượng sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn austdoor (Trang 86 - 89)