Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.2. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Gia Lộc
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Những năm cuối của thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, thực hiện lộ trình gia nhập WTO đòi hỏi hệ thống tài chính tín dụng Việt Nam phải nhanh chóng cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại Nhà nước rảnh tay vươn ra nắm giữ thị trường.
Yêu cầu tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành cho các đối tượng chính sách xã hội (đang do nhiều cơ quan hành chính Nhà nước và Ngân hàng thương mại thực hiện theo các kênh khác nhau làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, cho vay chồng chéo, trùng lặp, thậm chí cản trở lẫn nhau) vào một kênh duy nhất để thống nhất quản lý cho vay.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (bao gồm cả học sinh sinh viên). Cùng ngày Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng chính thống của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu an sinh xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
NH CSXH là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm.
NH CSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
Cùng với sự thành lập của hàng loạt các Chi nhánh NH CSXH trực thuộc Trung ương, NH CSXH tỉnh Hải Dương cũng được thành lập năm 2003 bao gồm 11 NH CSXH cấp huyện, trong đó có NH CSXH huyện Gia Lộc.
NH CSXH huyện Gia Lộc đã được thành lập theo quyết định 362/QĐ- HĐQT do Hội đồng Quản trị NH CSXH Việt Nam cấp ngày 10 tháng 05 năm 2003. NH CSXH huyện Gia Lộc là NH CSXH cấp huyện thuộc chi nhánh NH CSXH tỉnh Hải Dương.
NH CSXH huyện Gia Lộc có con dấu riêng, bảng cân đối tài chính theo quy định; trụ sở đặt tại Khu 4, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Sau khi được thành lập, NH CSXH huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã được củng cố và đi vào hoạt động, đồng thời thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, với sự cộng tác đắc lực của các ngành, các cấp, từ đó cho đến nay NH CSXH huyện Gia Lộc đã đi vào hoạt động ổn định với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Với phương châm của một NH CSXH cấp huyện, NH CSXH huyện Gia Lộc đã cố gắng không ngừng mở rộng các hoạt động của mình. Trong thời gian đầu mới thành lập, NH CSXH của huyện chủ yếu là đơn vị nhận nguồn vốn Chính phủ để cho vay. Lúc đó NH CSXH chưa thể tạo ra nguồn vốn cho mình do có những hạn chế nhất định, về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đặc biệt là về môi trường hoạt động trên địa bàn. Sự kết hợp của các ngành, các cấp, với phương châm "Tự lực, tự thay đổi mình theo xu hướng toàn cầu hóa gắn với nền kinh tế thị trường".
Cùng với sự thay đổi chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, NH CSXH huyện Gia Lộc đã không ngừng phấn đấu để theo kịp xu hướng đó. Hiện nay, NH CSXH huyện Gia Lộc đã mang trong mình đầy đủ khả năng cũng như chất lượng về nhân lực, khả năng quản lý cơ sở vật chất, đặc biệt là việc cho vay các đối tượng thụ hưởng.
Qua hơn 12 năm xây dựng và trưởng thành, NH CSXH huyện Gia Lộc đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một tổ chức tài chính có tiềm lực mạnh với quy mô và phạm vi hoạt động không ngừng mở rộng, chất lượng và hiệu quả phục vụ các đối tượng chính sách ngày càng được nâng cao, uy tín và vị thế được khẳng định, thể hiện vai trò hết sức quan trọng và là chỗ dựa đáng tin cậy trong quá trình thực hiện an sinh xã hội. Đến nay, NH CSXH huyện Gia Lộc đã thực hiện cho vay tại 22 xã và 01 thị trấn trong toàn huyện.
3.2.2. Cơ cấu tố chức bộ máy
Tổ chức bộ máy chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội huyện Gia Lộc được mô tả qua sơ đồ 3.1 sau:
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức NH CSXH huyện Gia Lộc
Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2015)
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Tổ tín dụng Tổ kế toán – Ngân quỹ
Điểm giao dịch xã A Điểm giao dịch xã B Điểm giao dịch xã C
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 02 nguồn số liệu: Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
3.3.1.1. Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được sưu tầm, chọn lọc và sử dụng mang tính kế thừa trong luận văn bao gồm: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay, thực tiễn một số nước cho sinh viên vay vốn trên thế giới, các số liệu phản ánh đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH CSXH và các số liệu thống kê đã được công bố trên sách báo, tạp chí và phương tiện truyền thông, … Các số liệu này được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
3.3.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp phục vụ trong luận văn là những số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình vay vốn thông qua phiếu điều tra, các số liệu thu thập tập trung phản ánh những nội dung như: Tình hình vay vốn, thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ gia đình và ý kiến của những người được hỏi có liên quan.
- Phương pháp thu thập: Để thu thập được các thông tin trên, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn hộ gia đình có sinh viên được vay vốn, cán bộ quản lý NH CSXH, nhân viên trực tiếp cho vay vốn.
Huyện Gia Lộc có 22 xã và 01 thị trấn vì vậy để bảo đảm tính đại diện tôi chọn 03 xã là xã Gia Xuyên, Thị trấn Gia Lộc và xã Toàn Thắng. Tổng số hộ vay vốn trên địa bàn toàn huyện năm 2014 theo kết quả điều tra là 2.905 hộ chiếm 6,79%. Với mức ý nghĩa thống kê là 90%. Tổng thể mẫu điều tra là 2.905 từ đó ta có thể tính ra được số mẫu cần thiết để điều tra là trên 90. Trên cơ sở đó, mỗi xã tôi chọn 30 hộ được vay vốn, tổng cộng là 90 hộ theo danh sách do Ban Xoá đói giảm nghèo các xã quản lý, 90 hộ này phải đại diện cho các thôn ở các xã.
- Về cách thức thu thập: Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp đối với 90 hộ gia đình có sinh viên được vay vốn điều tra thông qua phiếu điều tra.
- Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, thông qua tiện ích của phần mềm EXCELL.
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh:
Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu thu thập được để phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch huy động nguồn vốn và cho vay, xu hướng biến động qua các năm từ việc quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay từ đó đánh giá hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH huyện Gia Lộc.
- Phương pháp thống kê mô tả:
Các chỉ tiêu thống kê được như: Doanh số cho vay, dư nợ cho vay, số lượt sinh viên vay, ... sẽ được tính toán để mô tả thực trạng việc quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH.
Ngoài ra, các ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn hội ở địa phương, ý kiến của cán bộ quản lý NH CSXH, cán bộ tín dụng và các nhà quản lý địa phương, tổ TK&VV luôn được chúng tôi đặc biệt lưu tâm. Những ý kiến đóng góp đó là căn cứ đưa ra những kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và phù hợp với địa bàn nghiên cứu; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thuyết phục hơn.
3.3.3. Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong phân tích
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng vốn từ các nguồn bao gồm:
+ Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước + Nguồn vốn tự huy động
+ Nguồn vốn vay
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh:
+ Thực trạng quản lý nguồn vốn; + Kết quả quản lý vốn vay.
- Một số công thức tính:
+ Tỷ lệnợ quá hạn (%) Tổng dư nợ quá hạn Tổng dư nợ
+ Tỷ trọng từng nguồn vốn (%) Số lượng từng nguồn vốn Tổng số nguồn vốn = x 100 = x 100 Dư nợ cuối kỳ + Dư nợ đầu kỳ Doanh số cho vay trong kỳ Doanh số thu nợ trong kỳ = + -