Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NHCSXH huyện
4.1.2. Tổ chức thực hiện cho vay đối với sinh viên
4.1.2.1. Tình hình thực hiện cho vay đối với sinh viên
a. Phương pháp cho vay
Phương pháp cho vay có tác động quan trọng đối với sinh viên được vay vốn. Phương pháp cho vay được thể hiện thông qua ba nội dung sau: Hình thức cho vay; thủ tục cho vay và quy trình cho vay. Phương pháp cho vay phù hợp sẽ giúp người vay có cơ hội dễ dàng tiếp cận được với vốn tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu kịp thời cho việc trang trải chi phí học tập, sinh hoạt của sinh viên và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát quá trình cho vay của NH CSXH được đảm bảo và hiệu quả hơn.
b. Về hình thức cho vay
Phương thức cho vay của NH CSXH là không cần thế chấp tài sản, chủ yếu là cho vay gián tiếp (tín chấp) thông qua các tổ chức chính trị - xã hội trong xã như HPN, HND, HCCB và ĐTN. Mối quan hệ giữa NH CSXH với hộ gia đình vay vốn được biểu hiện thông qua sơ đồ 4.1 sau:
Sơ đồ 4.1. Quan hệ giữa NH CSXH với hộ vay vốn
Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)
NH CSXH Các tổ chức CTXH - HPN - HND - HCCB - ĐTN Hộ vay vốn Tổ TK&VV
c. Về thủ tục vay
Hộ gia đình tham gia vay vốn sinh viên tại NH CSXH huyện phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục sau:
* Đơn tham gia vay vốn.
* Biên bản họp triển khai vay vốn. * Giấy đề nghị vay vốn.
* Phiếu thẩm định hộ vay vốn.
* Quyết định cho vay đối với sinh viên.
d. Về quy trình vay
Quy trình cho vay vốn tín dụng đối với sinh viên của NH CSXH được thực hiện qua 08 bước theo đúng qui định. Thực tế trong quá trình thực hiện quy trình cho vay ở bước 02, thời gian kể từ khi tổ TK&VV gửi hồ sơ vay vốn đến NH CSXH cho đến khi Ngân hàng tiến hành giải ngân thường kéo dài điều này phụ thuộc vào thời điểm giải ngân của NH CSXH (sơ đồ 2.1).
đ. Mức cho vay
Mức cho vay có sự ảnh hưởng, tác động quan trọng đối với sinh viên. Trong thời gian qua, mức vốn cho vay đối với sinh viên luôn được điều chỉnh theo hướng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên, thể hiện bằng các quy định về mức vốn vay tối đa mà mỗi sinh viên có thể được vay. Mức vốn vay đối với sinh viên giai đoạn 2012- 2014 tối đa là 800.000đồng/tháng/01 HSSV; 1.100 nghìn đồng/tháng/01 HSSV. Tuy nhiên, mức cho vay này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn cho vay, việc phân bổ nguồn vốn và số sinh viên có nhu cầu vay vốn, nhưng mức cho vay đối với sinh viên không vượt quá mức tối đa quy định theo từng thời kỳ.
g. Số sinh viên vay vốn trong năm
Mức cho vay tăng lên liên tục qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên nhưng số khách hàng vay vốn thuộc chương trình cho sinh viên vay lại giảm. Tổng số sinh viên được vay vốn năm 2012 là 1.028 người, năm 2013 là 832 người giảm 19,07%, năm 2014 là 804 người, giảm 3,36%, bình quân mỗi năm giảm 11,56%. Số sinh viên vay vốn thuộc đối tượng hộ cận nghèo là chủ yếu và có xu hướng tăng qua các năm, năm 2013 tăng 0,77% so năm 2012, năm 2014 tăng 0,61% so năm 2013 bình quân mỗi năm tăng 0,69% (bảng 4.5).
Bảng 4.5. Số sinh viên vay vốn theo đối tượng vay thời kỳ 2012 - 2014
Thuộc đối tượng
Số sinh viênvay trong
năm (người) So sánh (%)
2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ
Tổng số sinh viên vay vốn 1.028 832 804 80,93 96,64 88,44 Thuộc hộ nghèo 284 102 73 35,92 71,57 50,70 Thuộc hộ cận nghèo 650 655 659 100,77 100,61 100,69 Hộ khác khó khăn về tài
chính 94 75 72 79,79
96,00 87,52
Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)
h. Lãi suất cho vay
Hoạt động cho vay vốn của NH CSXH được thực hiện theo từng chương trình cho vay. Lãi suất cho vay qui định áp dụng đối với các chương trình cho vay như: Cho vay đối với HSSV, cho vay đối với hộ nghèo, cho vay để giải quyết việc làm, … Lãi suất cho vay được quy định một cách ổn định, không phân biệt thời hạn vay, mức vốn vay, mục đích vay trong từng chương trình. Lãi suất cho sinh viên vay được điều chỉnh giảm từ 0,65%/tháng xuống còn 0,55%/tháng.
i. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay được quy định tuỳ thuộc vào từng chương trình đào tạo, thể hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6. Thời hạn cho vay theo các chương trình, mục đích vay
Chương trình cho vay Thời hạn cho vay tối đa (tháng)
1. Cho vay hộ nghèo 60
2. Cho vay tạo công ăn việc làm 36
3. Cho vay nước sạch và vệ sinh 60
4. Cho vay HSSV Theo từng chương trình đào tạo 5. Cho vay xuất khẩu lao động Theo hợp đồng xuất khẩu lao động
Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)
k. Tổ chức thực hiện cho vay của NH CSXH
Việc cho vay đối với HSSV của NH CSXH trên địa bàn huyện Gia Lộc được thông qua các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương như: HPN, HND, HCCB và ĐTN.
Theo sơ đồ 4.2 thì việc tổ chức thực hiện cho sinh viên vay của NH CSXH được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định, trình tự. Căn cứ vào nguồn vốn được phân bổ và tổng nguồn vốn tự huy động NH CSXH phân bổ chỉ tiêu theo số sinh viên thuộc các xã, thị trấn, sau đó thông báo bằng văn bản tới UBND, tổ chức chính trị xã hội các xã, thị trấn. Tổ TK&VV tiến hành họp bình xét công khai, lựa chọn số sinh viên có nhu cầu vay vốn là thành viên tổ TK&VV sau đó mới gửi hồ sơ vay vốn kèm danh sách sinh viên đề nghị vay vốn đến NH CSXH. Căn cứ vào đề nghị của UBND xã và danh sách sinh viên vay vốn, NH CSXH tiến hành thẩm định và xét duyệt danh sách sinh viên được vay và lên kế hoạch giải ngân. Như vậy có thể nói việc tổ chức thực hiện cho vay của ngân hàng đảm bảo đúng trình tự, thủ tục tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát, tăng cường hiệu quả mối quan hệ giữa NH CSXH với UBND, tổ chức chính trị - xã hội và tổ TK&VV cũng như sinh viên được vay.
Sơ đồ 4.2. Tổ chức thực hiện cho sinh viên vay vốn của NH CSXH
Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)
4.1.2.2. Kết quả cho vay của NH CSXH huyện Gia Lộc
Dư nợ cho vay trong 03 năm từ 2012 - 2014 tăng lên liên tục đã góp phần mang lại thành công trong công tác giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí của huyện (bảng 4.7).
Chỉ tiêu phân bổ nguồn vốn
Thông báo tới các thành viên
Họp triển khai bình xét
Gửi hồ sơ vay vốn đến NH
Giải ngân
Bảng 4.7. Dư nợ cho vay theo tổ chức chính trị xã hội và chương trình của NH CSXH thời kỳ 2012 – 2014.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu
(%) Giá trị
Cơ cấu
(%) 13/12 14/13 BQ
Theo tổ chức CTXH
- Hội Phụ nữ 102.150 57,46 106.450 56,86 107.710 57,03 104,21 101,18 102,69 - Hội Nông dân 35.709 20,08 36.814 19,67 40.097 21,23 103,07 108,92 107,48 - Hội Cựu chiến binh 24.488 13,77 26.978 14,41 24.639 13,05 110,17 91,33 100,31 - Đoàn Thanh niên 15.443 8,69 16.963 9,06 16.416 8,69 109,84 96,78 103,10
Theo chương trình vay
- Hộ nghèo 71.519 40,2 87.433 46,7 104.220 55,2 122,25 119,19 120,72 - NS&VSMT 30.882 17,4 30.881 16,5 38.074 20,2 99,99 123,29 111,04 - HSSV 68.627 38,6 62.039 33,1 39.477 20,9 90,40 63,63 75,84 - GQVL 5.984 3,4 6.330 3,4 6.247 3,3 105,78 98,68 102,17 - LĐ NN 778 0,4 521 0,3 844 0,4 66,96 161,99 104,16 Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)
Việc cho vay vốn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong 03 năm 2012-2014 số tiền cho vay thông qua các tổ chức này đều tăng với tốc độ tăng bình quân lần lượt là: HPN tăng 2,69%; HND tăng 7,48%; CCB tăng 0,31% và ĐTN tăng 3,1%. Xét về cơ cấu vốn vay trong tổng dư nợ thì số vốn cho vay thông qua HPN chiếm khoảng từ 56 đến 57% tổng số, tỷ trọng này lớn dần qua từng năm chứng tỏ phụ nữ là đối tượng chủ yếu của các chương trình cho vay của NH CSXH; số vốn cho vay thông qua HND chiếm khoảng từ 19 đến 21% tổng số; số vốn cho vay thông qua CCB và ĐTN chiếm một tỷ lệ nhỏ vì thành viên của CCB thường ít và không tăng, còn thanh niên thì chưa có gia đình hoặc ít thuộc diện nghèo (bảng 4.7).
Đối với cho vay theo các chương trình như: Cho vay hộ nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh, cho vay học sinh sinh viên, cho vay giải quyết việc làm và cho vay đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài, số vốn cho vay theo các chương trình cũng tăng lên liên tục theo các năm. Trung bình tăng 20,72% đối với chương trình cho vay hộ nghèo; 11,04% (nước sạch và vệ sinh); 2,17% (cho vay giải quyết việc làm) và tăng 4,16% (cho vay lao động nước ngoài). Riêng đối với chương trình cho vay HSSV bình quân giảm 24,16% lý do vì nhu cầu vay vốn của nhóm đối tượng này giảm, hơn nữa số hộ nghèo có con là HSSV cũng giảm mạnh, ngoài ra nguyên nhân chủ quan có thể do cơ chế, thủ tục cho vay còn phức tạp nên có thể HSSV ngại vay vốn chính sách.
Bảng 4.8. So sánh dư nợ cho vay vốn đối vớiHSSV với dư nợ các chương trình khác trình khác
Năm Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng
Trong đó Cho vay vốn đối với
HSSV
Cho vay các chương trình khác Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2012 177.790 68.627 38,6 109.163 61,4 2013 187.205 62.039 33,1 125.166 66,9 2014 188.862 39.477 20,9 149.385 79,1
Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)
Xét về cơ cấu giữa các chương trình cho vay thì số vốn dành cho chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, sau
chương trình cho vay hộ nghèo, dao động từ 20,9 đến 38,6%, có thể nói hầu như số vốn cho vay chủ yếu phục vụ cho vay hộ nghèo và HSSV nhằm giúp đỡ HSSV có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đi học, mở ra biết bao cơ hội có việc làm, thu nhập sau khi các em tốt nghiệp, đây cũng là mục đích căn bản trong hoạt động của NH CSXH đã được Nhà nước giao phó (Bảng 4.8).