Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 BQ Tổng nguồn vốn 177.790 187.205 188.862 105,30 100,89 103,06 Tổng nguồn vốn huy động từ TW 176.690 186.105 187.762 105,33 100,89 103,09 Tổng nguồn vốn huy
động tại địa phương 1.100 1.100 1.100 100,00 100,00 100,00 Trong đó:
Tổng nguồn vốn cho sinh viên vay
17.114 10.072 7.158 90,54 63,63 75,85
Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc, (2014)
Qua bảng 4.2 ta thấy nguồn vốn cho sinh viên vay năm 2012 là 17.114 triệu đồng, năm 2013 là 10.072 triệu động và năm 2014 là 7.158 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,63% trên tổng số nguồn vốn năm 2012, 5,38% trên tổng số nguồn vốn năm 2013 và 3,81% trên tổng số nguồn vốn năm 2014. Điều này phản ánh việc bố trí cơ cấu cho vay theo các đối tượng vay vốn của ngân hàng phân bổ chưa đồng đều hay nói cách khác các đối tượng được thụ hưởng từ chính sách cho vay ưu đãi của NH CSXH còn chưa được phân bổ chuẩn xác theo các đối tượng thụ hưởng.
4.1.1.2. Lập kế hoạch huy động vốn và cho sinh viên vay vốn
Hàng năm NH CSXH huyện Gia Lộc đều tiến hành lập kế hoạch huy động vốn và cho vay vốn. Việc lập kế hoạch này dựa trên các căn cứ: Kế hoạch vay tín dụng chỉ định của NH CSXH cấp trên; tình hình cho vay kỳ trước; định hướng của NH CSXH tỉnh; mức độ huy động vốn tại địa bàn ước tính.
Nguồn vốn huy động do TW cấp tăng nhanh trong 03 năm, cụ thể năm 2014 nguồn TW cấp 187.762 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 11.072 triệu đồng, tăng 6,27%. Về kế hoạch cho vay theo các đối tượng giai đoạn 2012 - 2014: Nhìn chung năm sau cao hơn năm trước, trong đó chủ yếu ngân hàng tập trung cho 02 đối tượng chính đó là sinh viên và hộ nghèo.
Qua bảng 4.3 ta thấy căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng huy động vốn của NH CSXH huyện thì hàng năm đã tiến hành xây dựng, lập kế hoạch huy
động và cho vay đối với các đối tượng vay xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Riêng đối tượng cho vay là sinh viên kế hoạch huy động và cho vay giảm, bình quân giảm 35,33% điều này được lý giải do các nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất là do đối tượng thụ hưởng chính sách là sinh viên thuộc hộ nghèo là chủ yếu mà số hộ nghèo giảm dần qua các năm (cuối năm 2012 là 4.397 hộ; cuối năm 2013 là 3.689 hộ, giảm 16,1% so năm 2012; cuối năm 2014 là 2.905 hộ, giảm 21,26% so với năm 2013 bình quân giảm 18,68%) (Bảng 4.3).
Thứ hai là do sinh viên ngại vay vốn vì thủ tục vay vốn đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có giấy xác nhận của nhà trường.