Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NHCSXH
4.2.2. Đánh giá việc tổ chức thực hiện cho vay
a. Đánh giá việc thực hiện quy trinh cho vay
- Việc thực hiện công tác cho sinh viên vay giai đoạn 2012-2014 của NH CSXH Gia Lộc cơ bản đạt được những kết quả sau:
+ Dư nợ cho sinh viên vay giảm qua các năm cụ thể qua 03 năm như sau (68.627 triệu đồng; 62.039 triệu đồng và 39.477 triệu đồng) bình quân qua 03 năm giảm 24,16% tổng dư nợ cho sinh viên vay.
+ Nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ đảm bảo ở mức thấp và an toàn. Trong đó nợ quá hạn qua các năm là: (162,5 triệu đồng; 108 triệu đồng và 170 triệu đồng) đáng lưu ý nhất đó là biểu hiện có hướng tăng trở lại, tuy nhiên vẫn nằm trong khả năng kiểm soát của NH CSXH. Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ qua các năm là: (0,091%; 0,058% và 0,090%) trong đó cần lưu ý đến các đối tượng có biểu hiện nợ xấu cụ thể là: (04 sinh viên; 04 sinh viên và 05 sinh viên).
+ Phương thức cho vay của NH CSXH chủ yếu là ủy thác thông qua hội đoàn thể gồm: Hội nông dân; Đoàn thanh niên; Hội cựu chiến binh và Hội phụ nữ.
Để có thể nhận xét, đánh giá một cách khái quát nhất, chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý ở địa phương và tự tìm hiểu thông qua các hồ sơ vay vốn thì nhận thấy có rất nhiều sinh viên không được vay vốn do sự lo ngại của Ngân hàng về khả năng trả nợ của các hộ nghèo thuộc diện cực nghèo, neo đơn, không có tư liệu sản xuất, sức lao động kém; do sự thiếu minh bạch trong quá trình triển khai, bình xét, không cung cấp thông tin của cán bộ địa phương và cũng do chính bản thân sinh viên quá tự ti, không xin giấy xác nhận của nhà trường để hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Hộp 1. Ý kiến của cán bộ về quy trình, thủ tục cho vay của NH CSXH
Hình thức cho vay không thế chấp thông qua các tổ chức đoàn hội ở địa phương là một hình thức tín dụng rất phù hợp với đối tượng là HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Việc cho vay này đã góp phần tích cực trong việc tạo điều kiện cho con em mình có được cơ hội đến trường.
Về thủ tục giấy tờ và quy trình cho vay đã được cải tiến nhiều. Bây giờ bà con có đủ điều kiện vay vốn chỉ cần được bình xét trong đoàn hội, nếu có nhu cầu thật sự thì sẽ được vay vốn. Mọi hoạt động giao dịch khi vay đều được cán bộ đại diện đoàn hội giúp đỡ, đến khi nhận tiền vay thì cán bộ tín dụng giải ngân đến tận nơi.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến phản ánh từ một số hộ rất cần vốn vay nhưng không được biết hoặc không được vay khi bình xét. Về điều này, chúng tôi cũng có ý kiến và chỉ đạo tới từng đoàn hội thật công bằng, công khai trong quá trình triển khai vốn vay.
(Chủ tịch UBND xã Gia Xuyên)
Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai và bình xét hộ được vay vốn, có nhiều hộ thuộc diện nghèo quả thực không được vay vốn vì chúng tôi xét thấy họ khó có khả năng trả nợ. Nếu hộ không trả được nợ thì chính chúng tôi sẽ phải chịu trách nhiệm với Ngân hàng vì họ đã uỷ thác, tin tưởng vào chúng tôi. Về phía Ngân hàng họ cũng đồng tình như vậy khi lắng nghe những ý kiến của chúng tôi, họ cũng không muốn cho những hộ này vay vì sự rủi ro là rất cao.
(Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Gia Xuyên)
b. Đánh giá về các quy định cho vay
Các quy định cho vay của NH CSXH được đánh giá là đơn giản, phù hợp với đối tượng là học sinh sinh viên. Có tới 53,3% số hộ cho rằng lãi suất thấp và rất phù hợp. Có tới 95,6% số hộ được hỏi cho rằng thời hạn cho vay hiện tại là hợp lý, thuận tiện cho việc trả nợ của hộ và sinh viên. Bên cạnh đó có 97,8% số hộ cho rằng điều kiện vay vốn thuận lợi. Theo báo cáo của NH CSXH huyện thì chỉ có khoảng dưới 10% số hồ sơ xin vay vốn bị ngân hàng từ chối. Có thể thấy
rằng NH CSXH đã cố gắng tối đa trong việc hỗ trợ, giải ngân vốn vay cho các hộ để họ có vốn cho con em mình đi học (bảng 4.11).
Phần lớn các hộ cho rằng lãi suất, điều kiện vay vốn, thời hạn cho vay của NH CSXH là phù hợp. Tuy nhiên, có đến 93,3% hộ cho rằng tốc độ giải ngân của ngân hàng là chậm. Ngoài ra mức vốn cho vay cũng được đa số các hộ trả lời (94,4%) cho rằng mức cho vay hiện tại là tương đối thấp. Ngân hàng cần chú ý xem xét đến hai vấn đề này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận được nguồn vốn lớn hơn (bảng 4.11).
Bảng 4.11. Ý kiến hộ vay vốn trả lời về các quy định cho vay
Chỉ tiêu Kết quả điều tra
Số hộ trả lời (hộ) Tỷ lệ(%)
1. Lãi suất
Cao 0 -
Trung bình 42 46,7
Thấp 48 53,3 2. Thời hạn cho vay
Ngắn 0 -
Trung bình 4 4,4
Dài 86 95,6
3. Điều kiện vay vốn
Dễ 88 97,8 Khó 2 2,2 4. Mức vốn vay Cao 0 - Trung bình 5 5,6 Thấp 85 94,4 5. Giải ngân Nhanh 6 6,7 Chậm 84 93,3
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
c. Đánh giá kết quả cho vay và sử dụng vốn vay
Trong giai đoạn từ 2012 - 2014 Ngân hàng chính sách xã hội huyện Gia Lộc đã triển khai công tác thẩm định hồ sơ vay vốn, giải ngân và đã triển khai cho vay với tổng dư nợ cho hộ vay vốn HSSV năm 2014 đạt 39.477 triệu đồng chiếm 20,9% tổng dư nợ của NH CSXH năm 2014 cho các chương trình tín
dụng, điều này chứng tỏ vốn cho sinh viên vay chiếm một phần đáng kể vốn ưu đãi chính sách và đã có những tác động tích cực đến các hộ được vay vốn, thể hiện trên các khía cạnh sau:
* Tác động đến việc học tập của sinh viên
Kết quả tổng hợp từ điều tra cho thấy 67,77% số hộ cho rằng nếu không có chương trình tín dụng thì việc đi học sẽ khó khăn và 16,67% cho rằng đi học bình thường, 15,56% số hộ cho rằng nếu không có chương trình tín dụng HSSV thì không thể đi học. Trong quá trình thu thập thông tin tác giả có trao đổi với một số hộ vay vốn về lý do đi học nhưng gặp khó khăn, nguyên nhân là do mức vốn cho vay hiện nay còn thấp nên gia đình vẫn phải vay mượn thêm từ anh em, bạn bè hoặc vay các tổ chức tín dụng khác có thế chấp tài sản để có đủ nguồn tài chính cho con ăn học (Bảng 4.12).
Bảng 4.12. Mức độ ảnh hưởng của vốn vay đối với việc học tập của HSSV
Mức độ ảnh hưởng của vốn vay Số hộ Tỷ trọng (%)
Không có chương trình thì vẫn đi học bình thường
15 16,67
Không có chương trình thì vẫn đi học nhưng khó khăn
61 67,77
Không có chương trình thì không thể đi học 14 15,56
Tổng số 90 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
* Tác động đến tư tưởng của hộ gia đình và sinh viên
Theo kết quả điều tra 90 hộ vay vốn được hỏi, đa số các hộ đánh giá là sinh viên yên tâm học tập sau khi vay vốn (64,44%); không yên tâm học tập chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số hộ được phỏng vấn, điều tra (7,78%), điều đó có thể thấy chương trình chưa đáp ứng hết được nhu cầu của sinh viên (bảng 4.13).
Bảng 4.13. Ý kiến hộ vay trả lời về mức độ yên tâm học tập sau khi vay vốn
Mức độ Số hộ Tỷ trọng (%)
Rất yên tâm 25 27,78
Yên tâm 58 64,44
Không yên tâm 7 7,78
Tổng cộng 90 100