Tăng cường kiểm soát việc cho vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 90 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại NH

4.4.6. Tăng cường kiểm soát việc cho vay vốn

NH CSXH chưa đáp ứng hết được số hộ cần vay vốn; qua điều tra, khảo sát cho thấy vẫn còn hiện tượng cho vay không đúng đối tượng, Ngân hàng ngại cho vay đối với đối tượng có ít tài sản, quá nghèo. Việc cho vay không đúng đối tượng vay vốn theo quy định đã làm mất ý nghĩa của nguồn vốn cho vay, rất nhiều hộ không được tiếp cận, đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng.

Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, tiến hành thực hiện các biện pháp cụ thể tạo điều kiện cho nhiều hộ được vay vốn theo đúng quy định:

Một là, một số cá nhân tại các đơn vị nhận uỷ thác dư nợ thường tham gia vào khâu họp bình xét, đưa vào danh sách vay vốn những đối tượng không phải là hộ nghèo. Những hộ này thường có mối quan hệ khác nhau với các tổ chức, cá nhân. Đề nghị:

+ Xử lý nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm theo quy định về pháp luật công chức nhà nước và đưa ra để làm gương.

+ Đối chiếu giữa danh sách vay vốn với danh sách hộ nghèo để phát hiện ra những trường hợp không đúng đối tượng.

+ Tích cực thu hồi nợ cho vay sai đối tượng.

+ Động viên, khích lệ các hộ phản ánh các ý kiến về những hành động can thiệp sai trái của các cá nhân, đơn vị để kịp thời phát hiện và xử lý.

Hai là, do chịu sức ép về thu nợ nên các bên tham gia cho vay thường muốn đưa các hộ có nhiều tài sản, thu nhập cao vào để trả nợ. Những hộ không được vay vốn chủ yếu là những hộ có ít tài sản, không biết làm ăn, đang còn dư nợ quá hạn, không phải là hội viên nên không được các tổ chức chính trị xã hội bảo lãnh, đề nghị:

+ NH CSXH cấp trên cân đối mức khoán giao cho các đơn vị cấp dưới phù hợp, tránh tình trạng chỉ tiêu cao quá dẫn đến phải làm cho đạt số lượng trong khi ý nghĩa của công tác cho vay lại không còn.

+ Làm tốt công tác tư tưởng đối với các tổ chức chính trị xã hội để thấy rõ vai trò, nhiệm vụ chính trị của mình là tích cực tham gia cùng với các cấp chính quyền địa phương trong công tác an sinh xã hội.

+ Thường xuyên tập huấn, làm tốt công tác tuyên truyền để những thành viên tham gia trong quá trình vay vốn hiểu được những gì mình nên làm cho sinh viên.

Bốn là, Ban xoá đói giảm nghèo chưa làm tốt vai trò kiểm tra trước khi xem xét và phê duyệt danh sách sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính, đề nghị:

Ban xoá đói giảm nghèo cấp xã phải đối chiếu danh sách vay vốn kỹ trước khi xác nhận và đề nghị UBND xã phê duyệt danh sách hộ vay vốn.

Năm là không thực hiện họp bình xét tổ vay vốn đúng quy định, đề nghị: + Ngân hàng cũng như các đơn vị nhận uỷ thác đôn đốc các tổ vay vốn họp bình xét công khai để các tổ viên cùng tham gia phát biểu ý kiến.

+ Nội dung các cuộc tập huấn của ngân hàng, các đơn vị nhận uỷ thác dư nợ cần hết sức chú ý và nhấn mạnh đến công tác họp tổ vay vốn.

+ Đối với những tổ không tự tiến hành họp mà phải nhờ đến sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội thì việc tham gia này chỉ mang tính chất hỗ trợ, hướng dẫn chứ không được mang tính hàm ý chỉ đạo cuộc họp.

4.4.7. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội với NH CSXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)