Bài học kinh nghiệm rút ra cho nghiên cứu và thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 44 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho nghiên cứu và thực tiễn

Từ những kinh nghiệm của một số nước và của một số địa phương trong nước rút ra những bài học kinh nghiệm về quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại NH CSXH là:

Thứ nhất, về nguồn vốn dành cho sinh viên: Sự nghiệp giáo dục đào tạo là của toàn Đảng, toàn dân. Do đó cần có sự nỗ lực của tất cả mọi người, trước hết là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước hàng năm cần dành một phần ngân sách và có những quy định cụ thể cho các địa phương phải trích một tỷ lệ nhất định từ nguồn vượt thu để bổ sung nguồn vốn cho NH CSXH tăng nguồn lực cho chương trình tín dụng sinh viên, mặt khác cần đa dạng hoá các nguồn lực trong cộng đồng, hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính, nguồn vốn viện trợ nước ngoài thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc, ...

Thứ hai, về thành lập tổ TK&VV: Tổ TK&VV luôn quan tâm tới các thành viên trong tổ, nhất là những thành viên vừa vay vốn hộ nghèo để sản xuất kinh doanh, vừa vay vốn sinh viên. Nên bố trí xen kẽ và hợp lý các hộ làm ăn tốt,

có kinh nghiệp trong sản xuất kinh doanh với các hộ chưa có kinh nghiệm, cần sự gúp đỡ để họ có thể giúp nhau, quy mô tổ TK&VV nên từ 40 đến 50 thành viên (hiện nay theo quy định mới tối đa 60 thành viên) cùng làng xóm, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên phải gửi tiền tiết kiệm định kỳ hàng tháng theo đúng quy ước hoạt động của tổ TK&VV.

Thứ ba, về hình thức giải ngân: Giải ngân nhanh chóng, kịp thời giải ngân nguồn vốn mới và vốn quay vòng không để tồn đọng vốn. Tiền vay được giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn) tại điểm giao dịch của NH CSXH được đặt tại các xã, thị trấn.

Thứ tư, triển khai tổ chức thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi một cách linh hoạt mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Thứ năm, phải tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, các tổ chức hội, đoàn thể và các tổ TK&VV; không ngừng nâng cao vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội, đoàn thể nhận làm uỷ thác và các tổ TK&VV tránh tình trạng vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể nhận làm uỷ thác bị lu mờ.

Thứ sáu, chuẩn hoá các tiêu chí xây dựng các đối tượng được thụ hưởng

các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Trong đó xây dựng đối tượng tại địa phương cần có sự minh bạch, công bằng. Tổ chức điều tra, xác định để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, kịp thời.

Thứ bảy, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng trình tự và đáp ứng tối đa nguyện vọng được vay vốn chính đáng của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)