Địa phương thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền về chính sách tín dụng HSSV bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền qua loa đài, qua các cuộc họp thôn, xóm, phát tờ rơi và tập huấn đến người dân, ...
Bảng 4.19. Ý kiến hộ vay đánh giá về công tác tuyên truyền
Chỉ tiêu Số hộ (%)
1. Về mức độ tuyên truyền 90 100
+ Thường xuyên 60 66,67
+ Thỉnh thoảng 25 27,77
+ Hiếm 5 5,56
+ Không bao giờ 0 0
2. Về nội dung tuyên truyền 90 100,00
+ Phong phú 10 11,11 + Bình thường 32 35,56 + Đơn điệu 48 53,33 3. Về hình thức tuyên truyền 90 100 + Rất đa dạng 35 38,89 + Bình thường 47 52,22 + Đơn giản 8 8,89
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Bên cạnh những việc đã làm được thì công tác tuyên truyền cũng còn tồn tại rất nhiều hạn chế như: qua điều tra cho thấy 53,33% hộ vay được phỏng vấn
cho rằng nội dung tuyên truyền còn đơn điệu, thông tin tuyên truyền mang tính sơ lược; 35,56% hộ vay cho rằng nội dung tuyên truyền bình thường còn chưa hấp dẫn và đa số các hộ được điều tra đều cho rằng hình thức tuyên truyền còn chưa được đa dạng phong phú (Bảng 4.19).
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy công tác tuyên truyền thông tin đến với nhân dân với hình thức còn đơn giản, chủ yếu là tuyên truyền thông qua các cuộc họp với cán bộ từ cấp xã trở lên; bố trí các bảng quảng cáo tại các phòng giao dịch; thông qua các bản tin của đài phát thanh huyện , xã. Thông tin tuyên truyền mang tính sơ lược hoặc quá nhiều nội dung nên hộ nghèo khó tổng hợp được các thông tin cần thiết. Cán bộ các tổ chức - chính trị xã hội không thông báo kịp thời, đầy đủ về các thông tin cho vay đến với hộ nghèo và sinh viên do đó người dân không nắm được quy trình cho vay, rhủ tục vay, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình nên người dân đã phải đi lại nhiều lần trong quá trình vay, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, nợ quá hạn, ...
4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CHO SINH VIÊN VAY TẠI NH CSXH HUYỆN GIA LỘC