Đánh giá công tác huy động nguồn vốn và lập kế hoạch cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 72 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NHCSXH

4.2.1. Đánh giá công tác huy động nguồn vốn và lập kế hoạch cho vay

Qua nghiên cứu, phân tích công tác quản lý và bảo toàn nguồn vốn của NH CSXH huyện Gia Lộc có thể thấy rằng việc quản lý và bảo toàn nguồn vốn cho sinh viên vay của Chi nhánh NH CSXH đã đạt được những kết quả rất tích cực, hiệu quả thể hiện trên các nội dung sau:

Hàng năm NH CSXH đều chủ động trong việc lập kế hoạch huy động vốn và cho vay trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện việc cho sinh viên vay và các đối tượng chính sách năm trước, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, các định hướng của tỉnh và địa phương về xoá đói giảm nghèo cũng như các quy định của NH CSXH Việt Nam, do đó công tác lập kế hoạch huy động vốn và cho vay của NH CSXH Gia Lộc đã đạt được những kết quả khả quan, sát thực tiễn đã giúp cho NH CSXH chủ động trong việc cho vay, giám sát, đánh giá và thu hồi các khoản nợ đảm bảo được kế hoạch đã đề ra.

Nguồn vốn qua từng năm tăng, tuy nhiên nguồn vốn tự huy động còn rất hạn chế, điều này ngân hàng cần phải có kế hoạch huy động vốn để chủ động cho kế hoạch tín dụng của mình tránh việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn Trung ương cấp và nguồn vốn địa phương, cụ thể hơn địa phương và NH CSXH cần cố gắng hơn nữa để có được nguồn vốn địa phương phục vụ các mục đích của mình, cho vay chính sách không chỉ riêng đối tượng sinh viên, ...

- Việc bảo toàn tốt nguồn vốn cho vay cũng đã minh chứng cho công tác quản lý, bảo toàn và phát huy tối đa nguồn vốn phục vụ cho sinh viên vay. Điều này thể hiện qua số thu hồi nợ, số nợ quá hạn chiếm tỷ trọng rất thấp và tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ đảm bảo cho việc bảo toàn tốt nhất nguồn vốn.

Qua phỏng vấn trực tiếp Giám đốc chi nhánh NH CSXH huyện chúng tôi được biết: Để đạt được kết quả trên là do sự phối kết hợp hiệu quả giữa NH CSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương và các thành viên tổ Tiết kiệm và Vay vốn. Sự quản lý chặt chẽ từ phía ngân hàng và chuyên môn vững vàng của đội ngũ cán bộ tín dụng.

Bên cạnh những việc đã làm được của NH CSXH huyện còn có những mặt còn tồn tại như: Công tác lập kế hoạch và huy động vốn còn lệ thuộc vào kế hoạch và nguồn vốn cấp trên giao, việc huy động vốn từ nguồn địa phương và nguồn tiết kiệm còn hạn chế; tổ chức nhận ủy thác chủ yếu thông qua Hội phụ nữ (năm 2012 chiếm 57,46%; năm 2013 chiếm 56,86%; năm 2014 chiếm 57,03%); còn hiện tượng xâm tiêu vốn vay biểu hiện số hộ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ có xu hướng tăng (năm 2013 là 0,058%; năm 2014 là 0,090%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)