Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 80 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay

4.3.1. Cơ cấu vốn và việc huy động nguồn vốn

Qua điều tra cho thấy nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách trung ương, nguồn vốn địa phương và nguồn vốn huy động còn rất hạn chế. Nguồn vốn bố bí để thực hiện chương trình không lớn, trong khi đó nhu cầu vay vốn nhiều đã ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn.

4.3.2. Cán bộ thực thi chính sách

Qua trao đổi và thảo luận cho thấy đội ngũ cán bộ cơ sở đều nắm bắt được những quy định cơ bản về chính sách hỗ trợ HSSV vay vốn tín dụng theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế như:

1) Trình độ chuyên môn

Cán bộ cơ sở chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nên hạn chế trong nhận thức và kỹ năng; giải quyết công việc còn thụ động, chưa phát huy được khả năng sáng tạo, nhanh nhạy trong công việc, chủ yếu vẫn dựa vào sự chỉ đạo của cấp trên chưa có kế hoạch cụ thể. Trình độ của cán bộ cơ sở chưa đồng đều nên rất khó cho công tác tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát (Bảng 4.16).

Bảng 4.16. Trình độ cán bộ tín dụng NH CSXH huyện Gia lộc (2012-2014) Số lượng cán bộ tín dụng từ năm 2012 – 2014 (người)

Lý luận chính trị Chuyên môn Bồi dưỡng

Cao cấp Cử nhân Trung cấp Sơ cấp Trên Đại học ĐH, cao đẳng Trung cấp Chuyên môn, nghiệp vụ Quản lý NN 2 2 22 7 2 24 7 21 11

Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)

2) Chế độ đãi ngộ

Chế độ, chính sách là công cụ điều tiết quan trọng trong quản lý xã hội, quản lý con người. Chế độ, chính sách có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của mỗi con người, nó là động lực thúc đẩy tính tích cực tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người đối với công việc. Song, nó cũng có thể kìm hãm hoạt động của con người, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình của mỗi con người. Vì vậy chế độ, chính sách đối với con người là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động cán bộ, công chức cấp xã.

Một số chính sách hỗ trợ cán bộ tín dụng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định của tỉnh, huyện như sau:

- Tiền học phí, lệ phí khác được thanh toán theo chương trình đào tạo. - Hỗ trợ mua giáo trình học tập, tài liệu nghiên cứu và tạo điều kiện để cán bộ tín dụng được tham gia đào tạo, bồi dưỡng,... cụ thể: mở lớp bồi dưỡng chương trình tin học văn phòng tại huyện cho cán bộ tín dụng huyện và cơ sở tham gia học tập được thuận lợi.

- Tiền ăn, nghỉ, đi lại được hỗ trợ từng trường hợp cụ thể theo kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Hỗ trợ thêm các khoản khác để trang trải các chi phí trong quá trình học tập, bồi dưỡng, riêng đối với cán bộ tín dụng nữ đi học ngoài các khoản hỗ trợ trên còn được hỗ trợ ưu tiên đối với học viên nữ.

Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ còn chưa thỏa đáng đặc biệt là đối với các Tổ trưởng tổ TK&VV, công việc bận rộn, đòi hỏi sự cống hiến tận tâm tận lực nhưng quyền lợi được hỗ trợ rất ít. Do vậy các cán bộ không chủ động nâng cao năng lực, kỹ năng chuyên môn của mình. Ngoài ra họ còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác vì vậy việc quản lý vốn trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao.

3) Môi trường và điều kiện làm việc

Do nguồn kinh phí có hạn nên điều kiện và môi trường làm việc của cán bộ chưa đầy đủ để đáp ứng nhu cầu công việc đặc biệt là trang thiết bị làm việc và cơ sở hạ tầng đã ảnh hưởng một phần đến công tác quản lý nguồn vốn của NH CSXH huyện Gia Lộc.

4) Kiểm tra, giám sát cán bộ tín dụng

Quản lý, kiểm tra, giám sát là những khâu trọng yếu trong hoạt động tín dụng. Muốn xây dựng tổ chức vững mạnh đòi hỏi các tổ chức trong hệ thống phải thường xuyên nắm bắt được hoạt động của cán bộ, phẩm chất đạo đức của cán bộ và các diễn biến khác trong tổ chức mà cán bộ đang hoạt động, nắm được hiệu quả công việc, kết quả thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác.

Đối với công tác kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêm túc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội. Nhiều lần Đảng ta đã khẳng định: Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo không có kiểm tra coi như không lãnh đạo.

Kết quả kiểm tra giám sát cho thấy hiện nay, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, mặt khác một thời gian dài nhiều nơi thiếu quan tâm đến cơ sở, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ vi phạm kỷ luật đề ra (Bảng 4.17).

Bảng 4.17. Công tác kiểm tra giám sát cán bộ tín dụng (2012-2014)

Đơn vị tính: Người

TT Nội dung Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

1 Kiểm tra cán bộ tín dụng khi có dấu hiệu vi phạm 5 6 9 2 Kiểm tra việc thi hành kỷ luật 5 4 2 3 Giám sát cán bộ tín dụng 18 4 8 4 Giải quyết tố cáo cán bộ tín dụng 4 1 1

Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)

4.3.3. Đối tượng thụ hưởng chính sách

Do bản thân các hộ vay vốn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng này là đa số hộ vay vốn có trình độ học vấn thấp, đa số là trình độ cấp 02, thiếu kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm ít, với mức thu nhập chủ yếu là mức thấp (bảng 4.18). Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho một số hộ vay vốn không có khả năng trả nợ đúng hạn, dẫn đến nợ quá hạn. Ý thức của một số sinh viên chưa cao, khi ra trường xin được việc làm nhưng còn chây ỳ trong việc trả nợ. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn tới việc cân đối nguồn vốn hàng năm để cho vay mới.

Bản thân sinh viên khi tham gia tuyển dụng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, kiến thức chưa đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra, nhất là về ngoại ngữ, tin học; mặt khác khả năng tự tạo việc làm, sự năng động, sáng tạo, thích ứng của sinh viên với yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng còn hạn chế, tất nhiên không loại trừ yếu tố khách quan do nhu cầu tuyển dụng lao động không nhiều.

Bảng 4.18. Trình độ dân trí, thu nhập của người dân được điều tra Chỉ tiêu Thị trấn Chỉ tiêu Thị trấn Gia Lộc Xã Gia Xuyên Xã Toàn Thắng Trình độ văn hóa của chủ hộ (người)

- Cấp 1 3 4 3

- Cấp 2 16 16 18

- Cấp 3 9 10 9

- Trung cấp, Cao đẳng, Đại học 2 0 0

Điều kiện thu nhập (hộ)

- Khá 1 0 0

- Trung bình 4 4 2

- Thấp 25 26 28

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

4.3.4. Công tác tuyên truyền

Địa phương thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền về chính sách tín dụng HSSV bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền qua loa đài, qua các cuộc họp thôn, xóm, phát tờ rơi và tập huấn đến người dân, ...

Bảng 4.19. Ý kiến hộ vay đánh giá về công tác tuyên truyền

Chỉ tiêu Số hộ (%)

1. Về mức độ tuyên truyền 90 100

+ Thường xuyên 60 66,67

+ Thỉnh thoảng 25 27,77

+ Hiếm 5 5,56

+ Không bao giờ 0 0

2. Về nội dung tuyên truyền 90 100,00

+ Phong phú 10 11,11 + Bình thường 32 35,56 + Đơn điệu 48 53,33 3. Về hình thức tuyên truyền 90 100 + Rất đa dạng 35 38,89 + Bình thường 47 52,22 + Đơn giản 8 8,89

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Bên cạnh những việc đã làm được thì công tác tuyên truyền cũng còn tồn tại rất nhiều hạn chế như: qua điều tra cho thấy 53,33% hộ vay được phỏng vấn

cho rằng nội dung tuyên truyền còn đơn điệu, thông tin tuyên truyền mang tính sơ lược; 35,56% hộ vay cho rằng nội dung tuyên truyền bình thường còn chưa hấp dẫn và đa số các hộ được điều tra đều cho rằng hình thức tuyên truyền còn chưa được đa dạng phong phú (Bảng 4.19).

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy công tác tuyên truyền thông tin đến với nhân dân với hình thức còn đơn giản, chủ yếu là tuyên truyền thông qua các cuộc họp với cán bộ từ cấp xã trở lên; bố trí các bảng quảng cáo tại các phòng giao dịch; thông qua các bản tin của đài phát thanh huyện , xã. Thông tin tuyên truyền mang tính sơ lược hoặc quá nhiều nội dung nên hộ nghèo khó tổng hợp được các thông tin cần thiết. Cán bộ các tổ chức - chính trị xã hội không thông báo kịp thời, đầy đủ về các thông tin cho vay đến với hộ nghèo và sinh viên do đó người dân không nắm được quy trình cho vay, rhủ tục vay, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình nên người dân đã phải đi lại nhiều lần trong quá trình vay, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, nợ quá hạn, ...

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CHO SINH VIÊN VAY TẠI NH CSXH HUYỆN GIA LỘC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)