Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 57)

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 02 nguồn số liệu: Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.

3.3.1.1. Số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp được sưu tầm, chọn lọc và sử dụng mang tính kế thừa trong luận văn bao gồm: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay, thực tiễn một số nước cho sinh viên vay vốn trên thế giới, các số liệu phản ánh đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH CSXH và các số liệu thống kê đã được công bố trên sách báo, tạp chí và phương tiện truyền thông, … Các số liệu này được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.

3.3.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phục vụ trong luận văn là những số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình vay vốn thông qua phiếu điều tra, các số liệu thu thập tập trung phản ánh những nội dung như: Tình hình vay vốn, thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ gia đình và ý kiến của những người được hỏi có liên quan.

- Phương pháp thu thập: Để thu thập được các thông tin trên, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn hộ gia đình có sinh viên được vay vốn, cán bộ quản lý NH CSXH, nhân viên trực tiếp cho vay vốn.

Huyện Gia Lộc có 22 xã và 01 thị trấn vì vậy để bảo đảm tính đại diện tôi chọn 03 xã là xã Gia Xuyên, Thị trấn Gia Lộc và xã Toàn Thắng. Tổng số hộ vay vốn trên địa bàn toàn huyện năm 2014 theo kết quả điều tra là 2.905 hộ chiếm 6,79%. Với mức ý nghĩa thống kê là 90%. Tổng thể mẫu điều tra là 2.905 từ đó ta có thể tính ra được số mẫu cần thiết để điều tra là trên 90. Trên cơ sở đó, mỗi xã tôi chọn 30 hộ được vay vốn, tổng cộng là 90 hộ theo danh sách do Ban Xoá đói giảm nghèo các xã quản lý, 90 hộ này phải đại diện cho các thôn ở các xã.

- Về cách thức thu thập: Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp đối với 90 hộ gia đình có sinh viên được vay vốn điều tra thông qua phiếu điều tra.

- Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, thông qua tiện ích của phần mềm EXCELL.

3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh:

Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu thu thập được để phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch huy động nguồn vốn và cho vay, xu hướng biến động qua các năm từ việc quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay từ đó đánh giá hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH huyện Gia Lộc.

- Phương pháp thống kê mô tả:

Các chỉ tiêu thống kê được như: Doanh số cho vay, dư nợ cho vay, số lượt sinh viên vay, ... sẽ được tính toán để mô tả thực trạng việc quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH.

Ngoài ra, các ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn hội ở địa phương, ý kiến của cán bộ quản lý NH CSXH, cán bộ tín dụng và các nhà quản lý địa phương, tổ TK&VV luôn được chúng tôi đặc biệt lưu tâm. Những ý kiến đóng góp đó là căn cứ đưa ra những kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và phù hợp với địa bàn nghiên cứu; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thuyết phục hơn.

3.3.3. Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong phân tích

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng vốn từ các nguồn bao gồm:

+ Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước + Nguồn vốn tự huy động

+ Nguồn vốn vay

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh:

+ Thực trạng quản lý nguồn vốn; + Kết quả quản lý vốn vay.

- Một số công thức tính:

+ Tỷ lệnợ quá hạn (%) Tổng dư nợ quá hạn Tổng dư nợ

+ Tỷ trọng từng nguồn vốn (%) Số lượng từng nguồn vốn Tổng số nguồn vốn = x 100 = x 100 Dư nợ cuối kỳ + Dư nợ đầu kỳ Doanh số cho vay trong kỳ Doanh số thu nợ trong kỳ = + -

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CHO SINH VIÊN VAY CỦA NH CSXH HUYỆN GIA LỘC NH CSXH HUYỆN GIA LỘC

4.1.1. Về lập kế hoạch huy động vốn

4.1.1.1. Công tác huy động nguồn vốn

NH CSXH đã được Nhà nước cấp vốn pháp định, tiếp nhận vốn tín dụng của nhà nước dành cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để lập lên quỹ cho vay phục vụ chương trình tín dụng học sinh sinh viên. Được bổ sung tăng vốn điều lệ tuỳ theo quy mô hoạt động và có trách nhiệm bảo tồn các loại vốn trên cơ sở đảm bảo cho vay có hiệu quả và không làm mất vốn.

a. Cơ cấu nguồn vốn của NH CSXH huyện Gia Lộc

Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn của NH CSXH huyện Gia Lộc

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng 177.790 100,00 187.205 100,00 188.862 100,00 1. Vốn từ TW 176.690 99,38 186.105 99,42 187.762 99,42 2. Vốn từ địa phương 1.100 0,62 1.100 0,58 1.100 0,58 Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)

Trong năm 2013 tổng nguồn vốn so với năm 2012 tăng 9.415 triệu đồng, tốc độ tăng 5,30%/năm. Năm 2014 tổng nguồn vốn so với năm 2013 tăng 1.657 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 0,89%. Nguồn vốn do Trung ương chuyển về năm 2014 là 187.762 triệu đồng, tăng 1.657 triệu đồng so năm 2013 chiếm tỷ trọng 99,42% tổng nguồn vốn, vốn huy động tại địa bàn không thay đổi qua 03 năm điều này phản ánh việc huy động vốn của NH CSXH của huyện và nguồn vốn địa phương rất hạn hẹp, chiếm tỷ trọng rất ít ỏi, chỉ chiếm 0,58%. Tỷ trọng này cũng phản ánh nguồn vốn tự huy động còn quá ít cần có nhiều biện pháp tăng trưởng nguồn vốn này nhiều hơn nữa trong thời gian tới (bảng 4.1).

b. Nguồn vốn cho sinh viên vay

Bảng 4.2. Nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH Gia Lộc

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 BQ Tổng nguồn vốn 177.790 187.205 188.862 105,30 100,89 103,06 Tổng nguồn vốn huy động từ TW 176.690 186.105 187.762 105,33 100,89 103,09 Tổng nguồn vốn huy

động tại địa phương 1.100 1.100 1.100 100,00 100,00 100,00 Trong đó:

Tổng nguồn vốn cho sinh viên vay

17.114 10.072 7.158 90,54 63,63 75,85

Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc, (2014)

Qua bảng 4.2 ta thấy nguồn vốn cho sinh viên vay năm 2012 là 17.114 triệu đồng, năm 2013 là 10.072 triệu động và năm 2014 là 7.158 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,63% trên tổng số nguồn vốn năm 2012, 5,38% trên tổng số nguồn vốn năm 2013 và 3,81% trên tổng số nguồn vốn năm 2014. Điều này phản ánh việc bố trí cơ cấu cho vay theo các đối tượng vay vốn của ngân hàng phân bổ chưa đồng đều hay nói cách khác các đối tượng được thụ hưởng từ chính sách cho vay ưu đãi của NH CSXH còn chưa được phân bổ chuẩn xác theo các đối tượng thụ hưởng.

4.1.1.2. Lập kế hoạch huy động vốn và cho sinh viên vay vốn

Hàng năm NH CSXH huyện Gia Lộc đều tiến hành lập kế hoạch huy động vốn và cho vay vốn. Việc lập kế hoạch này dựa trên các căn cứ: Kế hoạch vay tín dụng chỉ định của NH CSXH cấp trên; tình hình cho vay kỳ trước; định hướng của NH CSXH tỉnh; mức độ huy động vốn tại địa bàn ước tính.

Nguồn vốn huy động do TW cấp tăng nhanh trong 03 năm, cụ thể năm 2014 nguồn TW cấp 187.762 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 11.072 triệu đồng, tăng 6,27%. Về kế hoạch cho vay theo các đối tượng giai đoạn 2012 - 2014: Nhìn chung năm sau cao hơn năm trước, trong đó chủ yếu ngân hàng tập trung cho 02 đối tượng chính đó là sinh viên và hộ nghèo.

Qua bảng 4.3 ta thấy căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng huy động vốn của NH CSXH huyện thì hàng năm đã tiến hành xây dựng, lập kế hoạch huy

động và cho vay đối với các đối tượng vay xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Riêng đối tượng cho vay là sinh viên kế hoạch huy động và cho vay giảm, bình quân giảm 35,33% điều này được lý giải do các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất là do đối tượng thụ hưởng chính sách là sinh viên thuộc hộ nghèo là chủ yếu mà số hộ nghèo giảm dần qua các năm (cuối năm 2012 là 4.397 hộ; cuối năm 2013 là 3.689 hộ, giảm 16,1% so năm 2012; cuối năm 2014 là 2.905 hộ, giảm 21,26% so với năm 2013 bình quân giảm 18,68%) (Bảng 4.3).

Thứ hai là do sinh viên ngại vay vốn vì thủ tục vay vốn đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có giấy xác nhận của nhà trường.

Bảng 4.3. Số hộ nghèo của huyện Gia Lộc qua các năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 BQ Tổng số hộ Hộ 42.252 42.502 42.772 100,59 100,64 100,61 Tổng số hộ nghèo Hộ 4.397 3.689 2.905 83,90 78,74 81,28 Tỷ lệ hộ nghèo % 10,41 8,68 6,79 83,38 78,23 80,76 (Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Gia Lộc, 2014)

Một vấn đề chúng ta thấy trong công tác lập kế hoạch của NH về huy động nguồn và cho vay đó là hàng năm NH CSXH cấp tỉnh, Trung ương đều có kế hoạch về việc vay tín dụng có chỉ định bắt buộc (giao chỉ tiêu và cấp nguồn vốn theo đúng chỉ tiêu) do đó mới xuất hiện giữa công tác lập kế hoạch trùng khít với thực tiễn tại thời điểm 2012, 2013 và năm 2014.

Thực tế qua các năm NH CSXH huyện Gia Lộc đã thực hiện cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch giao. Tình hình thực hiện kế hoạch của NH CSXH qua các năm cơ bản hoàn thành và vượt mức kế hoạch, việc xây dựng kế hoạch cơ bản sát với dự kiến của công tác cho vay và huy động vốn điều này phản ánh rõ nét NH CSXH đã bám sát thực tiễn các năm và xây dựng kế hoạch chi tiết.

Tuy nhiên cần xem xét đến yếu tố phân bổ nguồn vốn, kế hoạch cho vay và thực tế phân bổ nguồn cho vay cần dựa trên kết quả điều tra sinh viên trên địa bàn và bám sát vào sự chỉ đạo của NH CSXH Trung ương, tỉnh và UBND cùng Ban xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hải Dương và huyện Gia Lộc có như vậy mới đảm bảo được tối đa hiệu quả của đồng vốn và tránh được những rủi ro cũng như đảm bảo được sự công bằng xã hội (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động nguồn vốn và cho vay giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện

I Tổng nguồn vốn 177.790 177.790 187.205 187.205 188.862 188.862

1 Từ Trung ương 176.690 176.690 186.105 186.105 187.762 187.762

2 Từ địa phương: Trong đó 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100

- Nhận uỷ thác của tỉnh 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100

- Tiền gửi tiết kiệm 0 0 0 0 0 0

- Trung ương cấp bù 0 0 0 0 0 0

II Tổng doanh số cho vay 66.414 66.414 64.794 64.794 58.909 58.909

1 Hộ nghèo 30.371 30.371 45.149 45.149 34.170 34.170

2 Giải quyết việc làm 1.451 1.451 4.444 4.444 1.883 1.883

3 Học sinh sinh viên 17.114 17.114 10.072 10.072 7.158 7.158

4 Lao động nước ngoài 210 210 345 345 666 666

5 Nước sạch và VSMT 17.268 17.268 4.784 4.784 15.032 15.032

Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)

4.1.2. Tổ chức thực hiện cho vay đối với sinh viên

4.1.2.1. Tình hình thực hiện cho vay đối với sinh viên

a. Phương pháp cho vay

Phương pháp cho vay có tác động quan trọng đối với sinh viên được vay vốn. Phương pháp cho vay được thể hiện thông qua ba nội dung sau: Hình thức cho vay; thủ tục cho vay và quy trình cho vay. Phương pháp cho vay phù hợp sẽ giúp người vay có cơ hội dễ dàng tiếp cận được với vốn tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu kịp thời cho việc trang trải chi phí học tập, sinh hoạt của sinh viên và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát quá trình cho vay của NH CSXH được đảm bảo và hiệu quả hơn.

b. Về hình thức cho vay

Phương thức cho vay của NH CSXH là không cần thế chấp tài sản, chủ yếu là cho vay gián tiếp (tín chấp) thông qua các tổ chức chính trị - xã hội trong xã như HPN, HND, HCCB và ĐTN. Mối quan hệ giữa NH CSXH với hộ gia đình vay vốn được biểu hiện thông qua sơ đồ 4.1 sau:

Sơ đồ 4.1. Quan hệ giữa NH CSXH với hộ vay vốn

Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)

NH CSXH Các tổ chức CTXH - HPN - HND - HCCB - ĐTN Hộ vay vốn Tổ TK&VV

c. Về thủ tục vay

Hộ gia đình tham gia vay vốn sinh viên tại NH CSXH huyện phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục sau:

* Đơn tham gia vay vốn.

* Biên bản họp triển khai vay vốn. * Giấy đề nghị vay vốn.

* Phiếu thẩm định hộ vay vốn.

* Quyết định cho vay đối với sinh viên.

d. Về quy trình vay

Quy trình cho vay vốn tín dụng đối với sinh viên của NH CSXH được thực hiện qua 08 bước theo đúng qui định. Thực tế trong quá trình thực hiện quy trình cho vay ở bước 02, thời gian kể từ khi tổ TK&VV gửi hồ sơ vay vốn đến NH CSXH cho đến khi Ngân hàng tiến hành giải ngân thường kéo dài điều này phụ thuộc vào thời điểm giải ngân của NH CSXH (sơ đồ 2.1).

đ. Mức cho vay

Mức cho vay có sự ảnh hưởng, tác động quan trọng đối với sinh viên. Trong thời gian qua, mức vốn cho vay đối với sinh viên luôn được điều chỉnh theo hướng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên, thể hiện bằng các quy định về mức vốn vay tối đa mà mỗi sinh viên có thể được vay. Mức vốn vay đối với sinh viên giai đoạn 2012- 2014 tối đa là 800.000đồng/tháng/01 HSSV; 1.100 nghìn đồng/tháng/01 HSSV. Tuy nhiên, mức cho vay này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn cho vay, việc phân bổ nguồn vốn và số sinh viên có nhu cầu vay vốn, nhưng mức cho vay đối với sinh viên không vượt quá mức tối đa quy định theo từng thời kỳ.

g. Số sinh viên vay vốn trong năm

Mức cho vay tăng lên liên tục qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên nhưng số khách hàng vay vốn thuộc chương trình cho sinh viên vay lại giảm. Tổng số sinh viên được vay vốn năm 2012 là 1.028 người, năm 2013 là 832 người giảm 19,07%, năm 2014 là 804 người, giảm 3,36%, bình quân mỗi năm giảm 11,56%. Số sinh viên vay vốn thuộc đối tượng hộ cận nghèo là chủ yếu và có xu hướng tăng qua các năm, năm 2013 tăng 0,77% so năm 2012, năm 2014 tăng 0,61% so năm 2013 bình quân mỗi năm tăng 0,69% (bảng 4.5).

Bảng 4.5. Số sinh viên vay vốn theo đối tượng vay thời kỳ 2012 - 2014

Thuộc đối tượng

Số sinh viênvay trong

năm (người) So sánh (%)

2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ

Tổng số sinh viên vay vốn 1.028 832 804 80,93 96,64 88,44 Thuộc hộ nghèo 284 102 73 35,92 71,57 50,70 Thuộc hộ cận nghèo 650 655 659 100,77 100,61 100,69 Hộ khác khó khăn về tài

chính 94 75 72 79,79

96,00 87,52

Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)

h. Lãi suất cho vay

Hoạt động cho vay vốn của NH CSXH được thực hiện theo từng chương trình cho vay. Lãi suất cho vay qui định áp dụng đối với các chương trình cho vay như: Cho vay đối với HSSV, cho vay đối với hộ nghèo, cho vay để giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)