Tăng cường huy động vốn địa phương và các nguồn vốn khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 84 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại NH

4.4.1. Tăng cường huy động vốn địa phương và các nguồn vốn khác

Thực tế nghiên cứu cho thấy về nguồn vốn của NH CSXH chủ yếu lệ thuộc vào nguồn vốn cấp trên (chiếm 99,41% tổng nguồn vốn cấp) trong khi đó nguồn vốn tự huy động của NH CSXH còn rất hạn chế, do đó:

Giai đoạn 2012 - 2014 và các năm tiếp theo, cần tăng cường huy động các nguồn vốn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của HSSV và các đối tượng chính sách khác, ngoài nguồn vốn điều phối từ NH CSXH Việt Nam, ngân sách tỉnh hàng năm cân đối từ nguồn tăng thu, thực hành tiết kiệm chi để tạo lập nguồn vốn vay; thực hiện tốt công tác huy động nguồn tiết kiệm từ các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, từ các nguồn huy động có lãi suất thấp và sự ủng hộ của các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân để tăng thêm nguồn vốn cho vay. Chú trọng công tác thu nợ đến hạn để tạo nguồn vốn cho vay quay vòng, nguồn vốn tín dụng tăng trưởng (Trung ương, địa phương) hàng năm, báo cáo UBND huyện và tham mưu

cho Trưởng ban đại diện phân bổ chỉ tiêu nguồn vốn kịp thời cho các địa phương có nhu cầu, ưu tiên cho các xã có tỷ lệ, số hộ nghèo cao, các xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt là những hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính.

Chủ động trong việc tạo lập nguồn vốn, cho vay. Việc xây dựng kế hoạch của NH CSXH phải thật sự lưu ý đến nguồn vốn tự huy động trên địa bàn.

Có thể tăng thêm nguồn vốn huy động nhàn rỗi của các tổ chức chính trị - xã hội, Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm, dân cư, … đồng thời tăng thêm nguồn thu, từng bước nâng cao tính tự chủ tài chính cho NH CSXH.

Thắt chặt chất lượng tín dụng cho học sinh sinh viên, tránh cho vay không đúng đối tượng, chồng chéo, tránh những rủi ro mang tính chủ quan để đảm bảo an toàn vốn cho Nhà nước.

Tăng huy động tiền gửi tiết kiệm của cộng đồng người vay. Mặc dù phải vay mượn và ''ăn đong'' nhưng người vay luôn có tư tưởng, ý thức tiết kiệm. Với những món tiền nhỏ của những hộ vay vốn có thể tiết kiệm được, sẽ trở thành khoản tiền lớn, tạo nguồn cho NH CSXH quay vòng. Tiết kiệm của hộ vay vốn được gửi trực tiếp thông qua tổ vay vốn để gửi vào NH CSXH. Sự bắt buộc này đã hình thành cho người vay có ý thức và kế hoạch chi tiêu tiết kiệm để tạo nguồn tích luỹ trả nợ khi đến hạn, hơn nữa tạo thói quen tiếp cận với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính. Việc gửi tiền tiết kiệm bắt buộc đối với hộ vay vốn HSSV phù hợp với khả năng tiết kiệm của hộ vay vốn có thể tiến hành theo định kỳ quy định của NH CSXH và phù hợp với khả năng tiết kiệm của các hộ. Nhưng hiệu quả hơn cả, phải tiết kiệm từ món tiền nhỏ với từng định kỳ thời gian hàng tuần hay 20 ngày trở lại. Số tiền tiết kiệm bắt buộc cũng cần phải trả lãi, bởi vậy người dân mới yên tâm khi thực hiện.

Huy động nguồn vốn từ quỹ bù đắp rủi ro. Cấp tín dụng cho HSSV bao giờ cũng đồng hành với rủi ro mất vốn. Khả năng hoàn trả vốn đúng hạn và đầy đủ của hộ vay vốn còn nhiều hạn chế. Do vậy không có quỹ bù đắp rủi ro mất vốn cho NH CSXH thì sự tồn tại của nó hết sức mong manh. Bởi nguồn vốn sẽ hụt dần cùng với việc khoanh nợ, xoá nợ cho hộ. Cũng không ít trường hợp do túng thiếu quanh năm, tiền vốn ngân hàng cho vay có thể bị sử dụng vào mục đích khác như mua sắm tài sản, lương thực, chữa bệnh, ... để đảm bảo những nhu cầu cơ bản của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)