Một số tồn tại trong quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại NHCSXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 79 - 80)

CSXH huyện Gia Lộc

Qua phân tích đánh giá kết quả hoạt động quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay cho thấy còn một số mặt hạn chế, bất cập như sau:

+ Về nguồn vốn cho vay: Chương trình cho vay HSSV là một chương trình lớn, khối lượng tín dụng lớn, có thời hạn vay vốn dài, bình quân là 05 năm học chưa có thu nợ quay vòng, sau khi ra trường một năm (trừ học sinh học nghề có thời gian học ngắn hạn). Vì vậy cần thiết phải bố trí một lượng vốn dài hạn, lớn để đảm bảo ổn định đầu tư cho chương trình. Trong khi đó việc bố trí nguồn vốn còn bị động, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn trung ương phân bổ, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do thiếu tính cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn, nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách địa phương rất hạn chế, chính vì thế gây khó khăn trong quá trình mở rộng chương trình này;

+ Mặc dù quy trình, thủ tục cho vay của NH CSXH được phần lớn các hộ gia đình qua khảo sát đánh giá là phù hợp, nhưng tốc độ giải ngân chậm;

+ Trình độ của cán bộ cơ sở trong việc xét duyệt hồ sơ, lập hồ sơ và kết hợp với ngân hàng thẩm định, giải ngân còn yếu đặc biệt là Tổ trưởng tổ TK&VV điều đó thể hiện qua việc bình xét còn nể nang, chưa thực sự công bằng nên đã ảnh hưởng đến quy trình cho vay, thẩm định và giải ngân vốn ưu đãi;

+ Quá trình kiểm tra, giám sát quy trình cho vay HSSV cơ bản đã giúp cho hộ vay vốn được tư vấn về quản lý sử dụng vốn vay; tuy nhiên cần phải làm tốt hơn nữa và kết hợp với tư vấn lựa chọn ngành nghề học cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội để giúp cho HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường xin được việc làm đúng ngành nghề, có thu nhập để trả nợ ngân hàng;

+ Phương thức uỷ thác bán phần cho các tổ chức chính trị - xã hội (06/08 bước trong quy trình cho vay) của NH CSXH huyện tuy có phù hợp với điều kiện hiện tại nhưng về lâu dài rất dễ dẫn đến hiện tượng xâm tiêu của các tổ chức được uỷ thác;

+ Chưa có chế tài xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân chủ quan của hộ vay vốn dẫn đến việc chây ỳ, chậm trả nợ gốc và lãi;

+ Lực lượng cán bộ tín dụng của NH CSXH còn mỏng, số Tổ TK&VV tăng do đó sẽ khó khăn trong việc giải ngân, kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ.

4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CHO SINH VIÊN VAY TẠI NH CSXH HUYỆN GIA LỘC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)