Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NHCSXH huyện
4.1.4. Tình hình thu hồi nợ và nợ quá hạn
4.1.4.1. Tình hình thực hiện thu hồi nợ và nợ quá hạn
Thực tế trong những năm qua tại NH CSXH huyện Gia Lộc quá trình thu hồi nợ vay giao cho tổ trưởng tổ TK&VV có trách nhiệm giữ các giấy tờ có liên quan đến việc thu hồi nợ. Điều này khẳng định sự tin tưởng tuyệt đối và sự quan tâm của tổ chức với người đi vay, họ cũng sẽ an tâm hơn khi tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn; làm tăng vai trò và trách nhiệm của người tổ trưởng cũng như làm tăng mối quan hệ cộng đồng với những người trong và ngoài tổ. Sau đó cán bộ tín dụng đến điểm giao dịch các xã (theo một ngày đã định trước và thu tiền). Điều này giúp cho tổ chức giảm bớt chi phí đi lại, đỡ mất công sức phải đến từng nhà thu nợ, quá trình thu diễn ra một cách nhanh chóng thông qua người tổ trưởng. Việc thu hồi theo phương pháp này rất có lợi cho cả bên vay và bên cho vay.
Một nguyên tắc quan trọng để đảm bảo cho sự hoạt động của Ngân hàng là người vay phải hoản trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn trong hợp đồng. Đặc biệt là đối với NH CSXH thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng, vì đối tượng cho vay là sinh viên với phương thức cho vay không cần tài sản thế chấp mà cho vay bằng tín chấp, do dó mức độ rủi ro là rất lớn. Việc hoàn trả vốn vay được phản ánh qua các chỉ tiêu về thu hồi nợ vay và nợ quá hạn.
4.1.4.2. Kết quả thu hồi nợ, nợ quá hạn
* Về thu hồi nợ: Doanh số thu hồi nợ năm 2012 là 39.781 tỷ đồng; năm 2013 là 55.379 tỷ đồng, tăng 39,21% so với năm 2012; năm 2014 là 57.252 tỷ
đồng, tăng 3,38% so với năm 2013, trung bình mỗi năm tăng 19,97%. Điều này phản ánh việc hoàn trả vốn vay cả gốc và lãi nhanh của các hộ vay vốn, NH CSXH đã thực hiện tốt giữa việc cho vay và thu hồi nợ vay trong một năm kế hoạch (số thu hồi nợ bao gồm cả phần lãi trong năm thu được) (bảng 4.10).
* Về nợ quá hạn:
Tổng số nợ quá hạn qua 03 năm cơ bản ít, thể hiện qua việc tổng số sinh viên nợ quá hạn mỗi năm từ 04 đến 05 sinh viên, đây là kết quả rất đáng mừng vì đa phần các hộ vay vốn sinh viên đều có trách nhiệm cao trong việc hoàn trả cả vốn lẫn lời. Do đó, có thể khẳng định việc nợ quá hạn và rủi ro trong việc cho sinh viên vay vốn tại NH CSXH huyện Gia Lộc là rất thấp.
Tình hình nợ quá hạn được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ là 0,091% với số nợ quá hạn là 162,5 triệu đồng của 04 sinh viên vay vốn. Năm 2013 là 0,058% với số nợ quá hạn là 108 triệu đồng của 04 sinh viên vay vốn và năm 2014 là 0,090% với số nợ quá hạn là 170 triệu đồng của 05 sinh viên vay vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn trung bình là 0,55%, tỷ lệ nợ quá hạn là rất thấp, thể hiện sự an toàn trong hoạt động tín dụng của NH CSXH là rất cao (bảng 4.10).
Thực tế, cho thấy một vấn đề nảy sinh đó là trường hợp hộ gia đình vay vốn có tính chây ỳ, hoặc do nguyên nhân chủ quan của hộ nên chậm trả cả gốc và lãi. Điều này NH CSXH và các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương nơi có sinh viên vay vốn cư trú phải có biện pháp chế tài, hay quy định nào đó để xử lý, tránh gây cho hộ gia đình vay vốn sinh viên ỷ lại và cố tình nợ đọng.
Bảng 4.10. Tình hình thu hồi nợ vay và nợ quá hạn thời kỳ 2012 - 2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%)
2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ
Tổng dư nợ cho vay Tr.đ 68.627 62.039 39.477 90,40 63,63 75,84 Tổng doanh số cho vay Tr.đ 17.114 10.079 7.158 58,89 71,02 64,67 Tổng doanh số thu nợ Tr.đ 39.781 55.379 57.252 139,21 103,38 119,97 Tổng số nợ quá hạn Tr.đ 162,5 108 170 66,46 157,41 102,28 Tổng số SV nợ quá hạn người 4 4 5 100,00 125,00 111,80 Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ % 0,091 0,058 0,090 63,74 155,17 99,45 Nguồn: NH CSXH huyện Gia Lộc (2014)
4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CHO SINH VIÊN VAY CỦA NH CSXH HUYỆN GIA LỘC