Thông tin thửa đất đấu giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

Xã Tổng số thửa (thửa)

Diện tích 1 thửa (m2)

Giá khởi điểm (triệu đồng)

Ninh Hiệp 14 77.7 18

Yên Vên 15 90,3 8

Phú Thị 15 76,1 9.6

Nguồn: Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Gia Lâm (2016)

Trên thực tế thì tổng số thửa hiện nay của các xã Ninh Hiệp, Yên Viên và Phú Thị lần lượt là 46, 15 và 30 thửa. Tuy nhiên, trên thực tế để tăng sự cạnh tranh ban chỉ đạo đấu giá yêu cầu đấu giá 14/ 46 thửa đất Ninh Hiệp, 15/ 30 thửa đất Phú Thị. Các thửa còn lại sẽ được đấu trong phiên đấu giá sau.

Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất

- Việc BĐG tài sản được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

- Việc mở phiên đấu giá phải tiến hành theo nguyên tắc: Đấu giá theo nhóm các thửa đất có cùng giá khởi điểm và bước giá, đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín 01 vòng (01 lần) đấu giá cho tất cả các thửa đất đưa ra đấu giá trong cùng một lô đất, kết quả được công bố công khai ngay sau khi hết thời gian bỏ phiếu. Thời gian viết và bỏ phiếu trả giá không quá 20 phút. Đấu giá viên điều hành phiên đấu giá sẽ công khai các nội dung trong các phiếu đấu giá.

- Số lượng người tham gia đấu giá phải gấp 02 (hai) lần số lượng thửa đất đưa ra đấu giá.

- Người tham gia đấu giá có thể đăng ký đấu giá một hay nhiều thửa đất thuộc cùng nhóm đất với điều kiện phải nộp phí tham gia đấu giá và tiền đặt trước tương ứng với số lượng thửa đất đăng ký đấu giá để bảo đảm trách nhiệm tham gia đấu giá.

Giá trị khoản tiền đặt trước được xác định trong Quy chế đấu giá, số tiền không thấp hơn 1% và không cao hơn 15% giá trị thửa đất tính theo giá khởi điểm được duyệt.

Khoản tiền đặt trước tham gia đấu giá được nộp tại TTPTQĐ Huyện Gia Lâm.

Khoản tiền đặt trước sẽ không được hoàn trả lại người tham gia đấu giá, mà sẽ bị tịch thu vào ngân sách Nhà nước nếu người tham gia đấu giá vi phạm một trong các quy định tại Quy chế đấu giá do UBND Huyện Gia Lâm ban hành.

* Hình thức đấu giá quyền sử dụng đất:

- Đấu giá bằng bỏ phiếu kín trực tiếp 01 vòng, mở kết quả công khai: Trường hợp đấu giá nhiều thửa đất trong cùng một lô đất để xây dựng nhà ở thì việc xác định người trúng giá cho từng thửa đất dựa trên nguyên tắc: Người bỏ giá từ cao xuống thấp được chọn vị trí cho đến khi đủ số lượng các thửa đất. Trường hợp 01 thửa đất có nhiều người bỏ giá bằng nhau thì tổ chức cho những người đó đấu giá để chọn được người trúng giá. Nếu tất cả những người bỏ giá bằng nhau từ chối không bỏ giá tiếp thì tổ chức bốc thăm để xác định người trúng đấu giá.

Căn cứ biên bản phiên đấu giá và đề nghị của Ban chỉ đạo đấu giá QSDĐ, Trưởng Ban chỉ đạo đấu giá QSDĐ trình UBND Thành phố quyết định phê duyệt kết quả đấu giá làm cơ sở cho việc nộp tiền và lập hồ sơ giao đất.

4.1.5.6. Phê duyệt kết quả đấu giá

Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức phiên đấu giá, đơn vị tổ chức việc đấu giá QSDĐ báo cáo phòng TN&MT. Sau đó, phòng Tài nguyên & môi trường sẽ trình UBND huyện Gia Lâm để cùng quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá QSDĐ.

Hồ sơ gửi kèm theo gồm: Quy chế đấu giá QSDĐ được duyệt; Hợp đồng thuê đơn vị thực hiện phiên đấu giá QSDĐ (nếu có); Biên bản kết quả đấu giá thành công quyền sử dụng thửa đất.

UBND huyện Gia Lâm quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá QSDĐ với các nội dung chính như sau: Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; Vị trí, diện tích, mục đích, thời hạn sử dụng đất và cơ sở hạ tầng, tài sản gắn liền với thửa đất (nếu có) được quyết định công nhận trúng đấu giá; Tên, địa chỉ người đã trúng đấu giá QSDĐ thửa đất; Số tiền trúng đấu giá quyền sử dụng thửa đất và phương thức, thời gian phải nộp tiền trúng đấu giá.

Trường hợp do UBND huyện quyết định đấu giá nhưng đất giao và đối tượng giao thuộc thẩm quyền giao đất của UBND Thành phố thì UBND cấp huyện lập hồ sơ báo cáo Sở TN&MT trình UBND Thành phố công nhận kết quả đấu giá, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức phiên đấu giá.

Công tác đấu giá QSDĐ qua một số dự án đã giúp Nhà nước khai thác hợp lý quỹ đất. Huy động được nhiều nguồn vốn cùng tham gia đầu tư xây dựng và giúp tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Có thể thấy chỉ với 3583,8 m2 nhưng khi giao đất theo hình thức đấu giá đã đem lại nguồn thu cho ngân sách khoảng 76711,8 triệu đồng. Qua công tác đấu giá có thể thấy được vị thế của Ninh Hiệp, mảnh đất vàng của Huyện Gia Lâm.

Khoản tiền thu được từ đấu giá QSDĐ 70% được nộp vào ngân sách nhà nước, 30% được trả về UBND xã có khu đất đấu giá để xã có kinh phí phát triển hạ tầng khu vực.

Đấu giá QSDĐ giúp người mua được đất với giá do mình đã xác định và thường thấp hơn so với việc mua đất theo cách thông thường trên thị trường.

Người mua đất không mất phí hoa hồng và các loại phí khác mà các trung tâm môi giới thường đặt ra. Người sử dụng đất không phải mất thuế chuyển quyền SDĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)