Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp với các Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Diện tích: 114,79 km2.

Dân số: khoảng 243.957 người (năm 2016).

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Gia Lâm thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Tuy vậy, địa hình của huyện khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của Huyện.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất và các vùng sinh thái

Đất đai của huyện Gia Lâm khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đến nay huyện Gia Lâm được phân thành 4 tiểu vùng kinh tế sinh thái:

* Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 1 hay tiểu vùng trung tâm bao gồm 6 đơn vị hành chính: xã Đa Tốn, xã Đặng Xá, xã Kiêu Kỵ, xã Cổ Bi, xã Dương Xá và thị trấn Trâu Quỳ.

Mật độ dân cư của tiểu vùng khoảng 1904 người/km2, đất nông nghiệp bình quân 860 m2/khẩu nông nghiệp. Địa hình bằng phẳng, hơi trũng, cốt đất trung bình 3,5-4m. Đây là tiểu vùng kinh tế phát triển, thâm canh lúa, sản xuất giống cây ăn quả và chăn nuôi lợn. Đặc biệt khu vực thị trấn Trâu Quỳ, trường học viện Nông Nghiệp Hà Nội là nơi cung cấp các giống cây ăn quả có chất lượng cao cho thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đây cũng là vùng trung tâm có tốc độ đô thị hoá cao.

* Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 2 hay tiểu vùng khu sông Hồng bao gồm 4 đơn vị hành chính trực thuộc: Xã Đông Dư, xã Bát Tràng, xã Kim Lan, xã Văn Đức.

Mật độ dân cư trung bình khoảng 1660 người/km2, bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 571m2. Địa hình tương đối thấp. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là rau, hoa màu, lợn, bò. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng gốm sứ Bát Tràng. Xã Bát Tràng đang phát triển nhanh theo xu hướng hình thành thị trấn.

* Tiểu vùng 3

Tiểu vùng 3 hay tiểu vùng Nam Sông Đuống gồm 4 đơn vị hành chính trực thuộc: xã Dương Quang, xã Kim Sơn, xã Phú Thị, xã Lệ Chi.

Mật độ dân số trung bình khoảng 1623 người/km2, bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 662m2/khẩu, địa hình tương đối cao và thoát nước.

Hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn là chính, sản phẩm chủ yếu của vùng là lúa, ngô và rau màu. Vùng có tiềm năng phát triển cây ăn quả theo hướng tập trung. Sản xuất công nghiệp đang hình thành và phát triển với cụm công nghiệp Phú Thị và Hapro-Lệ Chi.

* Tiểu vùng 4

Tiểu vùng 4 hay tiểu vùng Bắc Đuống gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc: xã Yên Thường, xã Yên Viên, xã Dương Hà, xã Đình Xuyên, xã Trung Màu, xã Phù Đổng, thị trấn Yên Viên, xã Ninh Hiệp.

b. Tài nguyên nước;

* Nước mặt : Huyện Gia Lâm có hai con sông lớn chảy qua là Sông Hồng và

Sông Đuống. Đây là 2 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.

* Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội

huyện Gia Lâm, nguồn nước ngầm của huyện Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có chiều dày nước thay đổi từ 7,5m – 19,5m, trung bình 12,5m. Chất sắt khá cao từ 5-10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ. Tầng nước không áp hoặc áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa lưu vực Sông Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5 – 22,5m, thường gặp ở độ sâu 15-20m. Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho

huyện và Hà Nội nói chung. Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m – 84,6m, trung bình 42,2m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)