Diện tích đất nhỏ lẻ, xen kẹt của huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

ĐVT: m2 Xã, thị trấn 2014 2015 2016 Yên Viên 0 0 1899,6 Kiêu Kị 0 3105 0 Đa Tốn 4207 0 1289,2 Đặng Xá 1767,3 0 0 Dương Xá 0 2418,4 1892,1 Cổ Bi 0 1375,2 0 Lệ Chi 3585,8 0 0 Kim Sơn 0 2578,6 0 Dương Quang 0 2195,5 0 Phú Thị 0 0 4255 Đông Dư 3271,6 0 0 Bát Tràng 0 0 1547 Yên Thường 3869,2 0 0 Ninh Hiệp 0 0 4857,5 Đình Xuyên 2195,5 0 2381,6 Phù Đổng 0 1786 0 Dương Hà 0 0 1695,7 Trung Màu 0 3247,5 0 Tổng 18896,4 16706,2 19817,7

Theo thống kê quỹ đất nhỏ, lẻ, xen kẹt của phòng tài nguyên môi trường Huyện Gia Lâm và năm 2016 thì tổng diện tích đất xen kẹt là 19817 m2 trong đó Ninh Hiệp và Phú Thị chiếm chủ yếu. Qua 3 năm thì diện tích đất xen kẹt thay đổi qua các xã và không có sự tăng lên nhiều.

4.1.2. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt lẻ, xen kẹt

Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định; và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.

Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách công cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng... Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn các hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp.

Bảng 4.3. Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt

TT Hoạt động ĐVT Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ

1 Đài truyền thanh

huyện Tin 22 30 35 136,36 116,67 126,13

2 Đài truyền thanh xã

Tin 50 75 90 150,00 120,00 134,16 3 Đăng trên trang

chủ huyện

Bài

73 85 92 116,44 108,24 112,26 4 Đăng trên báo, đài Tin 38 30 26 78,95 86,67 82,72

Nguồn: Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Gia Lâm (2016)

Qua bảng 4.3. ta thấy hoạt động phổ biến tuyên truyền chính sách đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện hàng năm và tăng lên đáng kể qua các năm 2014 –

2016. Việc thực hiện tuyên truyền chính sách được thực hiện chủ yếu thông qua đài truyền thanh của huyện, đài truyền thanh xã, đăng bài trên trang chủ của huyện, internet… Tuy nhiên việc tuyên truyền thông qua báo chí, đài giảm khá mạnh. Nguyên nhân là do hiện nay, việc cán bộ tiếp cận với báo, đài ít đi rất nhiều. Chủ yếu họ tiếp cận thông tin qua các trang báo điện tử, internet,… Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách thông qua các kênh được người dân sử dụng và tiếp cận nhiều.

Tuy việc phổ biến tuyên truyền chính sách đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện khá thường xuyên vào năm 2016, nhưng việc tiếp cận của người dân về các thông tin chính sách còn khá hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)