Đánh giá của người dân về hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 59 - 61)

Chỉ tiêu

Ninh Hiệp Yên Viên Phú Thị SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)

Thường xuyên tiếp cận được thông tin về chính sách

12 24,00 6 20,00 5 16,67

Ít được tiếp cận thông tin về chính

sách 33 66,00 20 66,67 22 73,33

Không có thông tin về chính sách 5 10,00 4 13,33 3 10,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.4 ta thấy chỉ có gần 20% người dân tại các xã điểm thường xuyên được tiếp cận với thông tin về chính sách đấu giá quyền sử dụng đất. Trong khi đó, có đến 80% người dân ít được tiếp cận với thông tin về chính sách thậm chí là không có thông tin về chính sách. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa quan tâm nhiều đến chính sách hay do một số người dân ít tiếp xúc với báo mạng, internet. Vì vậy, ngoài các hình thức tuyên truyền thông qua báo đài trực tuyến, internet,… thì huyện cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như tuyên truyền miệng, tiếp xúc trực tiếp với người dân để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất.

4.1.3. Công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt lẻ, xen kẹt

4.1.3.1. Công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách đấu giá quyền sử dụng đất

Việc lập kế hoạch thực hiện chính sách đấu giá quyền sử dụng đất xuất phát từ Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nơi có đất đấu giá. Các xã sẽ rà soát các khu đất trên

địa bàn xã, khu đất không nằm trong kế hoạch sử dụng đất của xã thì sẽ đề xuất UBND huyện cho đấu giá.

UBND huyện giao nhiệm vụ cho Trung tâm phát triển Quỹ đất xây dựng hạ tầng. Cán bộ TTPT Quỹ Đất xin thông tin quy hoạch ở sở Quy hoạch kiến trúc. Khi đã xin được thông tin quy hoạch khu đất là đất ở, cán bộ quỹ đất về lập chi phí đầu tư. Thuê công ty đo đạc hiện trạng khu đất. Nộp bản đo đạc cho sở tài nguyên thẩm định, sau khi đã được thẩm định cán bộ quỹ đất xin chỉ giới đường đỏ ở Viện quy hoạch xây dựng. Thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch tổng mặt bằng trình UBND huyện phê duyệt – phòng QLĐT tham mưu. Sau đó lập bản vẽ thiết kế thi công tổng dự toán. Nộp hồ sơ xin phê duyệt báo cáo tác động môi trường tại phòng Tài nguyên Môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các chủ đầu tư các dự án, các Sở, ngành liên quan, UBND huyện tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án theo danh mục tại Kế hoạch. Đối với các dự án đã đủ điều kiện đưa ra bán đấu giá thì chỉ đạo hoàn thành thủ tục (phê duyệt giá khởi điểm, phương án đấu giá) và đề xuất thời điểm đưa ra tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất, đạt hiệu quả cao nhất, báo cáo UBND Thành phố.

Căn cứ kế hoạch thu ngân sách năm 2016 (từ đấu giá quyền sử dụng đất và thu tiền sử dụng đất) mà UBND Thành phố đã giao cho từng đơn vị (quận, huyện, thị xã) tại Quyết định số 6788/2015/QĐ-UBND ngày 10/12/2015, UBND cấp huyện chủ động rà soát, tổng hợp, phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện đấu giá các khu đất xen kẹt, nhỏ lẻ theo quy định (hàng quý, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện, đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung).

4.1.3.2. Đánh giá của cán bộ và người dân về công tác lập kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Gia Lâm

Trong quá trình xây dựng bản kế hoạch, cán bộ phụ trách ở phòng Tài nguyên môi trường có tham khảo ý kiến của UBND xã về nhu cầu của người dân trong đấu giá quyền sử dụng đất. Đồng thời, xem xét kế hoạch chung của các xã nhằm đề xuất lên phòng Tài nguyên môi trường. Mặc dù công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách đấu giá quyền sử dụng đất của được thực hiện hàng năm nhưng chủ yếu vẫn theo hình thức là chính. Cán bộ chuyên môn đã qua đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về quản lý nhà nước nhưng việc thực hiện vẫn còn kém, chủ yếu dựa vào bản kế hoạch của phòng từ những năm trước. Nội dung bản kế hoạch mang tính chung chung, sơ sài, chưa rõ ràng.

Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ về công tác lập kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Gia Lâm

Chỉ tiêu Cấp (n=12) Cấp xã (n=6) Tổng (n=18) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) - Lập kế hoạch phù hợp với

điều kiện của địa phương 9 75,0 5 83,3 14 77,78

- Kế hoạch rõ ràng,chi tiết 7 58,3 2 33,33 9 50,0 - Thời gian xây dựng kế

hoạch phù hợp 10 83,33 6 100 16 88,89

- Kế hoạch có tính khả thi 9 75,0 5 83,3 14 77,78 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy, quá trình lập kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đã huy động được sự tham gia của các bên liên quan, phù hợp với nguồn lực về đất đai của , 77,78% cán bộ đánh giá là phù hợp. Thông tin về nguồn lực được công khai cho tất cả các cấp đến xã. Kế hoạch được lập hàng năm nhưng nhiều lúc còn mang tính hình thức, chưa thực sự chi tiết, rõ ràng, khoa học, có 50% cán bộ đánh giá kế hoạch đã rõ ràng. Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ thực thi chính sách thì phương pháp lập kế hoạch phù hợp, mức độ kiểm soát nguồn lực đã đáp ứng được các nhu cầu, vì vậy tính khả thi để thực hiện chính sách đấu giá quyền sử dụng đất khá cao có 77,78% cán bộ đánh giá có tính khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 59 - 61)