Nhóm đối tượng điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 56)

Bảng 3 .2 Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014-2016

Bảng 3.3 Nhóm đối tượng điều tra

Diễn giải Tổng số Chia ra

Nội dung điều tra Ninh hiệp Phú thị Yên viên

Nhóm người tham gia đấu giá

110

- Đơn vị tổ chức đấu giá - Thông tin về dự án đấu giá - Thời gian tham gia đấu giá - Hồ sơ và quy trình đấu giá - Phí tham gia đấu gia

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác đấu giá

- Tính minh bạch trong công tác đấu giá

- Thái độ của cán bộ phụ trách công tác đấu giá

Nhóm người trúng thầu 44 14 15 15 Nhóm người không trúng thầu 66 36 15 15 Số cán bộ điều tra cấp huyện

12 Đối tượng được tham gia và

không được tham gia đấu giá - Có tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ không

- Quy trình đấu giá có phù hợp không

Số cán bộ điều tra cấp xã

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Để thực hiện việc tính toán, xử lý các loại số liệu, trong nghiên cứu này dùng các công cụ hỗ trợ: Excel, máy tính...

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả:

+ Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn điều tra; thu thập các tài liệu có liên quan đến các dự án đấu giá quyền sử dụng đất...

+ Phỏng vấn người tham gia đấu giá hoặc người sử dụng đất qua các phiếu điều tra - Phương pháp so sánh: So sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu, so sánh giữa các chỉ tiêu với nhau thông qua thời gian, không gian nhất định để rút ra nhận xét, đánh giá và cuối cùng là đưa ra kết luận.

3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất

+ Diện tích đất, cơ cấu, tỷ lên đất nhỏ, lẻ, xen kẹt

+ Số lượng bài, tin được đăng qua các phương tiện thông tin đại chúng + Tỷ lệ hộ đánh giá về kết quả thực hiện chính sách.

+ Mức độ đánh giá của cán bộ về công tác lập kế hoạch

+ Mức độ đánh giá của cán bộ và người dân về thời gian triểu khai chính sách + Giá khởi điểm, mức độ đánh giá của người dân về giá khởi điểm

+ Mức độ đánh giá của cán bộ về công tác tuyên truyền, thông tin chính sách. + Mức độ ý kiến của tổ chức, cá nhân đánh giá về tình hình thực thi chính sách. + Mức độ đánh giá của cán bộ về công tác giám sát đánh giá thực thi chính sách.

- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thông tin công bố tại các dự án:

+ Số lượng thông tin công bố + Hình thức công bố thông tin + Số lần công bố thông tin

+ Tình trạng thông tin công bố,…

- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác đấu giá:

+ Giá thấp nhất

+ Số tiền bình quân 1 lô đấu giá

+ Chỉ tiêu đánh giá trình độ cán bộ đấu giá

+ Số thửa đã thực hiện đấu giá, diện tích đã thực hiện đấu giá + Số thửa chưa thực hiện đấu giá, diện tích chưa thực hiện đấu giá

- Các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất:

+ Trình độ của cán bộ thực thi chính sách.

+ Mức độ đánh giá của người tham gia đấu giá về thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất.

+ Mức độ đánh giá của người tham gia đấu giá về cơ sở vật chất phục vụ đấu giá. + Mức độ đánh giá của người tham gia đấu giá về tính minh bạch trong công tác đấu giá.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NHỎ, LẺ, XEN KẸT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM ĐẤT NHỎ, LẺ, XEN KẸT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

4.1.1. Thực trạng quỹ đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện Gia Lâm

Huyện Gia Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến lược ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Nhiều dự án được thực hiện trên địa bàn Huyện Gia Lâm, quá trình đô thị hóa tăng nhanh nhiều diện tích đất canh tác bị nhà nước thu hồi phục vụ mục đích đô thị hóa, đồng ruộng bị chia cắt tạo nên nhiều khu đất xen kẹt, không canh tác được, bị bỏ hoang hóa hoặc bị lấn chiếm sử dụng trái phép.

Nguyên nhân chính hình thành đất nhỏ lẻ, xen kẹt huyện Gia Lâm như sau: việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các hình thức khác. Đất nông nghiệp còn lại không đủ điều kiện canh tác phải bỏ hoang. Quá trình đô thị hóa khiến đất ngày càng có giá trị, nhiều hộ gia đình, cá nhân tự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở. Do lịch sử nhiều khu dân cư được hình thành dần dần do quá trình tự chuyển đổi đất nông nghiệp, các cấp chính quyền không quản lý được quỹ đất nông nghiệp còn trong khu dân cư. Khi thực hiện dự án không thu hồi hết diện tích đất nông nghiệp, phần diện tích đất nông nghiệp ngoài chỉ giới nhỏ lẻ, không đủ đảm bảo các tiêu chuẩn về canh tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)