Đánh giá của người dân về thủ tục tổ chức thực hiện đấu giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 83 - 84)

ĐVT: %

Chỉ tiêu Ninh Hiệp Yên Viên Phú Thị

Rườm rà, thời gian kéo dài 72 76,67 70

Quy chế chưa thống nhất 66 63,33 66,67

Giá không sát với thị trường 36 46,67 43,33

Hiện nay, chưa có quy chế đấu giá thống nhất cho cả nước, có đến gần 70% người dân tại các xã Ninh Hiệp, Yên Viên, Phú Thị cho rằng chưa có sự thống nhất về quy chế đấu giá từ trung ương đến địa phương. Có trên 70% người tham gia đấu giá QSDĐ của Huyện Gia Lâm thì cho rằng thủ tục để đưa một lô đất vào đấu giá hiện có quá nhiều khâu, đoạn; từ khi có chủ trương cho phép đấu giá đến khi mở phiên đấu giá hiện mất rất nhiều thời gian, có nhiều dự án kéo dài tới hơn 4 năm. Từ đó làm cho chi phí đầu tư cho dự án tăng lên, không chủ động được thời điểm tổ chức đấu giá nhằm khai thác được lợi thể của thị trường BĐS khi sôi động. Vì vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của phiên đấu giá.

Bên cạnh đó việc điều tra và xác định nhu cầu SDĐ của khu vực và xây dựng giá sàn trong đấu giá quyền SDĐ còn chưa khoa học, mang nặng tính hành chính. Dẫn đến giá đưa ra không sát với giá thị trường và không đáp ứng được yêu cầu của người tham gia đấu giá.

4.2.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đấu giá

Cơ sở vật chất phục vụ công tác đấu giá ảnh hưởng trực tiếp đến công tác điều hành phiên đấu giá. Hiện tại, Huyện Gia Lâm chưa có sàn đấu giá BĐS đầu tư chuyên dùng, chủ yếu mượn địa điểm tại các Hội trường rộng để tổ chức, không có các thiết bị hiện đại theo dõi hoạt động đấu giá. Từ đó không quản lý được các hiện tượng thông thầu ép giá, làm giảm hiệu quả của công tác đấu giá, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)