Đánh giá của người dân về tính minh bạch trong công tác đấu giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 85 - 87)

ĐVT: %

Chỉ tiêu Yên Viên Phú Thị Ninh Hiệp

Thời gian bán và nhận hồ sơ đăng kí

công khai 66,67 60 69,44

Việc đấu giá QSDĐ minh bạch 26,67 33,33 27,78

Điều kiện tham dự đấu giá rõ ràng 73,33 80 83,33 Kết quả đấu giá rõ ràng, công khai 33,33 40 27,78

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Trong thực hiện tính minh bạch thì thời gian bán và nhận hồ sơ đăng ký đấu giá cũng là khâu then chốt trong công tác tổ chức đấu giá QSDĐ. Việc công bố thông tin bán và nhận hồ sơ rộng rãi, thời gian dài hơn sẽ góp phần

quyết định đến số người tham gia đấu giá.

Thực tế qua các dự án điều tra cho thấy, các dự án trên địa bàn xã Yên Viên, Phú Thị, Ninh Hiệp có thời gian bán hồ sơ dài trong vòng 30 ngày nên số lượng người tham gia đấu giá cũng tăng lên trong thời gian qua.

Trong quá trình đấu giá, tính minh bạch là yếu tố quyết định đến chất lượng đấu giá. Theo điều tra, chỉ có trên 20% người tham gia đấu giá cho rằng việc đấu giá quyền sử dụng đất minh bạch, rõ ràng, còn lại gần 80% người tham gia đấu cho rằng việc đấu giá chưa đảm bảo tính minh bạch. Trong các phiên đấu giá có xảy ra hiện tượng thông thầu, dàn xếp đấu giá nhằm tư lợi cá nhân. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác đấu giá và làm thất thu ngân sách của nhà nước. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có quy định rõ ràng cụ thể để tránh hiện tượng thông thầu, đảm bảo tính minh bạch hiệu quả trong đấu giá quyền sử dụng đất.

4.2.2. Các yếu tố bên ngoài 4.2.2.1. Cơ sở pháp lý 4.2.2.1. Cơ sở pháp lý

Công tác thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất dựa chủ yếu vào Luật đất đai năm 2004 và có chỉnh sửa bổ sung vào năm 2013. Ngoài ra, thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất cũng theo nhiều thông tư được hướng dẫn cụ thể: Ngày 20/05/2015, Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/04/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tư pháp (quy định việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất) có hiệu lực thi hành và Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015 và Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 23/09/2013.

Tuy nhiên trong quy định chưa có sự thống nhất giữa 2 Thông tư, cụ thể: Về cơ quan xác định giá khởi điểm để bán đấu giá (gồm giá đất, hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với đất) theo Thông tư tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP do Sở Tài nguyên và Môi trường xác định. Nhưng theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015 của Bộ Tài chính, giá khởi điểm do Sở Tài chính và Phòng Kế hoạch – Tài chính xác định.

Vì vậy, những quy định trong việc triển khai tổ chức thực hiện công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất chưa có sự đồng bộ giữa 02 Thông tư là Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015 của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/04/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường và Bộ Tư pháp. Trong khi đó, cả 02 Thông tư đều đang còn hiệu lực thi hành. Do đó, dẫn đến khó khăn trong việc thực thi chính sách và ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác đấu giá.

4.2.2.2. Nhận thức và mục đích của người tham gia đấu giá về các quy định trong đấu giá quyền sử dụng đất.

Công tác đấu giá QSDĐ là hoạt động mới trong những năm gần đây, công tác thông tin tuyên truyền chưa được quan tâm nên người tham gia đấu giá hiểu biết rất hạn chế về quy chế đấu giá.

Qua điều tra cho thấy, số người tham gia đấu giá chưa hiểu rõ về quy chế đấu giá chiếm tỷ lệ khá cao ở 2 Phú Thị và Ninh Hiệp, điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp không xác định được người trúng giá và phải tổ chức đấu giá lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 85 - 87)